Theo Peter Nurse
Investing.com - Sự thỏa hiệp về đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại Nhà Trắng, nền kinh tế châu Âu đang phục hồi, Bitcoin vẫn là tâm điểm chú ý và giá dầu thô vẫn tăng cao hơn trong bối cảnh lạc quan về phục hồi nhu cầu trong nửa năm còn lại. Đây là diễn biến của thị trường vào thứ Sáu, ngày 11 tháng 6.
1. Thỏa hiệp về đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà Trắng
Cuối ngày thứ Năm một nhóm gồm 10 thượng nghị sĩ Mỹ lưỡng đảng đã đạt được thỏa thuận về một khuôn khổ cho một dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng được đề xuất.
Nhóm thượng nghị sĩ, bao gồm cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, đã đồng ý về một dự luật trị giá 974 tỷ USD trong 5 năm và 1,2 nghìn tỷ USD trong 8 năm, và bao gồm 579 tỷ USD đầu tư công mới sẽ được thanh toán đầy đủ và không bao gồm việc tăng thuế, theo Reuters
Hai bên đã xảy ra mâu thuẫn gay gắt sau khi tổng thống Joe Biden một đảng viên Dân chủ, đề xuất gói 1,7 nghìn tỷ đô la tại Quốc hội để cải tạo cầu đường và giải quyết các vấn đề khác như giáo dục và chăm sóc sức khỏe tại nhà. Đảng Cộng hòa đã phản đối các chi phí và khoản thuế phải tăng lên để đề nghị tài trợ cho nó..
Rốt cuộc, một ủy ban của Hạ viện Mỹ vào đầu ngày thứ Năm đã bỏ phiếu thông qua việc chi 547 tỷ đô la bổ sung trong 5 năm cho giao thông vận tải trên mặt đất, một kế hoạch chủ yếu hướng tới việc sửa chữa những con đường và cầu hiện có của Mỹ và tăng cường tài trợ cho đường sắt chở khách và vận chuyển.
2. Cổ phiếu hầu như ít biến động; Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của đại học Michigan
Chứng khoán Mỹ dự kiến sẽ ổn định tại phiên mở cửa ngày thứ Sáu, xung quanh mức kỷ lục, khi các nhà đầu tư làm ngơ trước dữ liệu lạm phát cao hơn trong khi nền kinh tế vẫn tiếp tục hồi phục.
Đến 6:30 AM ET, hợp đồng tương lai Dow Jones tăng 35 điểm, tương đương 0,1%, hợp đồng tương lai S&P 500 cao hơn 0,1%, trong khi hợp đồng tương lai Nasdaq 100 giảm dưới 0,1%.
Ba chỉ số chính đóng cửa cao hơn vào thứ Năm, với S&P 500 kết thúc cao hơn 0,5%, đạt kỷ lục mới, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones tăng 0,1% và Nasdaq Composite đóng cửa cao hơn 0,8% .
Mức tăng này xảy ra bất chấp giá tiêu dùng của Mỹ tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 5, mức tăng mạnh nhất trong gần 13 năm. Mặc dù đây là mức tăng lớn hơn dự kiến, phản ứng của thị trường là tương đối im lặng vì chỉ số bị tăng chủ yếu là do việc tăng giá vé máy bay trong thời gian ngắn và ô tô đã qua sử dụng, hỗ trợ cho khẳng định lặp đi lặp lại của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang ông Jerome Powell rằng lạm phát cao hơn sẽ chỉ là tạm thời.
Đồng thời, thị trường lao động tiếp tục phục hồi khi số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần trước giảm xuống mức thấp nhất trong gần 15 tháng.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của đại học Michigan sẽ được công bố lúc 10 giờ sáng ET (1400 GMT). Báo cáo tháng 6 dự kiến sẽ ở mức 84,2, tăng so với mức 82,9 của tháng 5.
Về tin tức các công ty, các cổ phiếu meme có khả năng vẫn là tâm điểm chú ý vào thứ Sáu sau khi tất cả đều giảm trong phiên trước đó.
Cổ phiếu các công ty AMC Entertainment (NYSE: AMC), GameStop (NYSE: GME) và Clover Health (NASDAQ: CLOV) đều chịu mức giảm hai con số vào thứ Năm, bị kéo lùi sau các cuộc tăng giá bùng nổ gần đây của chúng.
Cổ phiếu công ty Chewy (NYSE: CHWY) cũng có thể được chú ý sau khi nhà bán lẻ sản phẩm thú cưng báo cáo lợi nhuận quý đầu tiên bất ngờ, nhưng cũng đông thời cảnh báo về tình trạng thiếu lao động và gián đoạn nguồn cung.
3. Châu Âu đang hồi phục
Không chỉ nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi sau những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, các con số ở châu Âu cũng đang được cải thiện.
Sự phục hồi của Anh đã tăng nhanh trong tháng 4 khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng, với sản lượng kinh tế tăng 2,3% so với tháng trước trong tháng 4, đánh dấu mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 7. Mức tăng khiến sản lượng chỉ thấp hơn 3,7% so với mức hồi tháng 2 năm ngoái trước khi đại dịch xảy ra.
Thủ tướng Boris Johnson muốn dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế cấm vận ở Anh vào ngày 21 tháng 6, nhưng điều này có thể bị trì hoãn vì biến thể Delta của Covid-19 lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ đang lan nhanh.
Sản lượng của Đức cũng đang phục hồi sau đợt sụt giảm do đại dịch gây ra, với việc Bundesbank hôm thứ Sáu nâng dự báo tăng trưởng và lạm phát cho năm nay và năm sau.
Ngân hàng trung ương của nước này hiện kỳ vọng nền kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu, sẽ sớm đạt được mức trước đại dịch trong quý tới, tăng 3,7% trong năm nay, 5,2% vào năm tới và 1,7% vào năm 2023.
Ngân hàng trung ương Đức cũng đã nâng dự báo lạm phát cho năm nay và năm sau, nhưng đã hạ thấp tầm quan trọng của sự gia tang lạm phát đổ lỗi chủ yếu cho giá năng lượng và ảnh hưởng của thuế.
Đồng thời, Ngân hàng Trung ương Châu Âu vẫn giữ mức mua trái phiếu của mình ở mức cao trong cuộc họp hôm thứ Năm và vẫn duy trì các gói kích thích lớn giúp nền kinh tế hồi phục.
Có thể triển vọng được cải thiện này là lí do cho dòng vốn ồ ạt vào đầu tuần này đổ vào một trong những quỹ của BlackRock đang đầu tư thị trường châu Âu.
The iShares MSCI Eurozone ETF đã thu hút khoảng 1,1 tỷ đô la tiền đầu tư vào thứ Hai (NASDAQ: MNDY), nâng tài sản của nó lên 8,1 tỷ đô la, theo dữ liệu được tổng hợp bởi Bloomberg.
Greg Bassuk, giám đốc điều hành của AXS Investments, cho biết trong một báo cáo của Bloomberg: “Chúng tôi đang bắt đầu thấy những con số lớn hơn dự kiến và triển vọng lạc quan hơn dự kiến ở châu Âu. “Chúng tôi đã kêu gọi các nhà đầu tư thoát ra trước điều đó.”
4. Bitcoin được phân loại theo Basel
Bitcoin, tiền điện tử lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường, vẫn là chủ đề bàn tán sôi nổi sau quyết định của Ủy ban về Giám sát ngân hàng của Basel đã phân loại tiền kỹ thuật số là tài sản rất rủi ro.
Ủy ban này về cơ bản là cơ quan quản lý ngân hàng quốc tế, đã đề xuất rằng trọng số rủi ro 1.250% được áp dụng cho mức độ rủi ro của ngân hàng đối với Bitcoin và một số loại tiền điện tử khác.
Phán quyết này có thể được coi là một con dao hai lưỡi, vì mặc dù nó đưa tiền điện tử tiến xa hơn vào thế giới tài chính chính thống, nhưng nó cũng khiến các ngân hàng phải trả giá cực kỳ đắt đỏ trong việc nắm giữ bảng cân đối kế toán, có khả năng trì hoãn việc áp dụng rộng rãi hơn.
Bitcoin đã nhận được một sự hỗ trợ giá vào thứ Năm với quyết định của El Salvador về việc áp dụng tiền tệ kỹ thuật số dưới dạng tiền pháp định, quốc gia đầu tiên làm như vậy. Tuy nhiên, những nghi ngờ về động thái này đã xuất hiện, sau khi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết động thái này có thể làm dấy lên những lo ngại về pháp lý và tài chính.
Một nhóm của IMF sẽ gặp Tổng thống Nayib Bukele vào cuối ngày thứ Sáu, người phát ngôn của IMF Gerry Rice cho biết.
Vào lúc 6:30 sáng theo giờ ET, Bitcoin hầu như không thay đổi ở mức 36.816,00 đô la, vẫn đang cố chật vật để thoát ra khỏi phạm vi 30.000 đến 40.000 đô la từ khi sụp đổ từ mức kỷ lục gần 65.000 đô la vào tháng 4. Có thể có một sự biến động lớn vào cuối thứ Sáu, với tổng số 565 triệu đô la quyền chọn Bitcoin sắp hết hạn.
Ủy ban giao dịch và chứng khoán Mỹ vào thứ Năm đã cảnh báo các nhà đầu tư về những rủi ro của giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin - với lý do thị trường biến động, thiếu quy định và gian lận trong một số vấn đề.
5. Giá dầu thô tăng cao hơn; IEA yêu cầu sản lượng cao hơn
Giá dầu thô tăng cao hơn vào thứ Sáu, tăng 3 tuần liền do kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu phục hồi khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch.
Vào lúc 6:30 sáng theo giờ ET, dầu thô của Mỹ đã tăng 0,2% lên 70,44 USD/thùng, sau khi tăng vào thứ Năm lên mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 10 năm 2018. Dầu Brent tăng 0,2% ở mức 72,69 USD, sau khi đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2019 vào thứ Năm.
Cả hai hợp đồng đều có mức tăng hàng tuần trên 1%.
Về tổng thể tâm lý thị trường dầu thô vẫn tích cực nhờ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu OPEC dự báo rằng nhu cầu trong năm 2021 sẽ tăng 5,95 triệu thùng/ngày, tăng 6,6% so với một năm trước đó.
Goldman Sachs (NYSE: GS), ngân hàng đầu tư có ảnh hưởng lớn của Mỹ kỳ vọng giá dầu thô Brent sẽ đạt 80 USD/thùng vào mùa hè này khi các đợt triển khai vắc xin thúc đẩy hoạt động kinh tế toàn cầu và nhu cầu đối với hàng hóa này.
"Tỷ lệ tiêm chủng tăng đang dẫn đến sự di chuyển cao hơn ở Mỹ và châu Âu, với nhu cầu toàn cầu ước tính tăng 1,5 mb/d (triệu thùng mỗi ngày) trong tháng trước lên 96,5 mb/d", ngân hàng này cho biết trong một lưu ý phát hành vào cuối Thứ năm.
Cơ quan năng lượng quốc tế cho biết vào hôm thứ Sáu: các nhà sản xuất dầu hàng đầu trên toàn cầu sẽ cần tăng sản lượng để đáp ứng được nhu cầu đã được phục hồi về mức trước đại dịch vào cuối năm 2022.
Cơ quan giám sát năng lượng có trụ sở tại Paris cho biết trong báo cáo hàng tháng “OPEC + cần mở các van kiểm soát để giữ cho thị trường dầu mỏ thế giới được cung cấp đầy đủ.
“Vào năm 2022, nhóm OPEC + gồm 24 thành viên, do Ả Rập Xê-út và Nga dẫn đầu, có khả năng tăng nguồn cung dầu thô lên 1,4 triệu thùng / ngày (bpd) trên mục tiêu từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022”.
Vào cuối thứ Sáu, các nhà giao dịch sẽ tập trung vào bản cập nhật hàng tuần mới nhất từ Baker Hughes về số lượng giàn khoan dầu, trong khi CFTC sẽ công bố các cam kết hàng tuần của các nhà giao dịch.