DỊCH VỤ
Vietstock - Sự trở lại của “cổ phiếu vua”
Cổ phiếu ngân hàng dần “hot” trở lại trong thời gian gần đây khi trở thành mã phủ xanh thị trường, cải thiện đáng kể thanh khoản, đồng thời đang lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán với tăng trưởng kinh doanh ổn định ghi nhận tại nhiều ngân hàng trong nửa đầu năm 2022.
Bước ngoặt đến gần
Sau những biến động mạnh nửa đầu năm 2022, thị trường chứng khoán nội đang đón những tín hiệu hồi phục khi dòng tiền quay trở lại với các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, đặc biệt là nhóm ngân hàng – nhóm ngành hưởng lợi lớn khi nền kinh tế quay về quỹ đạo vốn có.
Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi một cách tích cực trong 6 tháng đầu năm 2022 với tăng trưởng kinh tế đạt mức 6.42% (cùng kỳ năm 2021 tăng 5.64%), theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, bên cạnh tăng trưởng tín dụng đạt 9.35% - mức tăng cao nhất trong 10 năm vừa qua, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với lĩnh vực ngân hàng nói riêng, dù vẫn còn nhiều ẩn số trong hoạt động kinh doanh của ngành trong nửa cuối năm 2022 liên quan đến việc nới room tín dụng, tăng lãi suất hay xử lý các khoản nợ tái cơ cấu, cổ phiếu nhóm ngành này vẫn được nhìn nhận như một cơ hội đầu tư có tiềm năng tốt trong nửa cuối năm 2022, nhất là nhóm ngân hàng TMCP tư nhân có chất lượng tài sản tốt và tốc độ tăng trưởng vượt trội.
“Chúng tôi đánh giá triển vọng đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng đang ở mức phù hợp thị trường, với mức định giá xấp xỉ mức trung bình 5 năm,” CTCK Vietcombank (HM:VCB) Securities (VCBS) viết trong một báo cáo gần đây.
Giống như VCSB, CTCK VNDirect cho rằng cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ chứng kiến một “bước ngoặt đến gần”, khi những đợt bán tháo ồ ạt trên thị trường chứng khoán nửa đầu năm nay đã đưa định giá các cổ phiếu ngân hàng về vùng “rất hấp dẫn”.
“Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng tốc trở lại trong giai đoạn 2022-2023 nhờ xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu phục hồi và các chính sách tài khóa hỗ trợ, và ngành ngân hàng là lựa chọn tiêu biểu trong bối cảnh nói trên”, CTCK VNDirect phân tích trong báo cáo ngành phát hành hồi tháng 6.
CTCK này cũng đưa ra dự báo các ngân hàng vẫn sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao 29% và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) – mặc dù biên lãi thuần khó có thể cải thiện do lãi suất huy động tăng, nhờ tăng trưởng tín dụng cao, thu nhập từ phí ổn định và chi phí tín dụng được kiểm soát tốt.
Sự trở lại của “cổ phiếu vua”
Cổ phiếu ngân hàng trở thành tâm điểm trong nhiều phiên giao dịch trung tuần tháng 8, với thời điểm khoảng 80% mã ngân hàng nhuộm sắc xanh.
Theo đó, thanh khoản nhóm ngân hàng đã có lúc bùng nổ với tổng giá trị giao dịch lên tới 3,000 tỷ đồng tại các phiên giao dịch trong tháng 8. Tiêu điểm phải kể tới SHB (HM:SHB) với hơn 46 triệu cổ phiếu được giao dịch khớp lệnh, STB (HM:STB) với gần 14 triệu cổ phiếu hay VPB với hơn 11 triệu cổ phiếu…
Nhiều cổ phiếu ghi nhận mức tăng lớn trong 1 tháng như VPB tăng 7.28%, SHB (7.99%), CTG (HM:CTG) (7.99%), BID (HM:BID) (12.54%), HDB (HM:HDB) (13.62%), LPB (HM:LPB) (11.7%) tại thời điểm kết thúc phiên hôm 17/08. Đây đều là những cổ phiếu có tác động tích cực tới VN-Index trong thời gian vừa qua.
Diễn biến khởi sắc của các mã cổ phiếu sau đợt điều chỉnh giảm từ tháng 4 được hỗ trợ không nhỏ từ kết quả kinh doanh “màu hồng” của nhiều ngân hàng trong nửa đầu năm, với những cái tên đứng đầu về lợi nhuận như VCB, VPB, TCB… cùng triển vọng tăng trưởng cao được dự báo cho nửa cuối năm 2022.
Lấy ví dụ như VPBank (HOSE: HM:VPB), lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt hơn 15.3 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 70% so với cùng kỳ đã đưa ngân hàng này trở thành đơn vị kinh doanh hiệu quả thứ hai toàn ngành, sau ông lớn Vietcombank, trong trong nửa đầu 2022.
Trong giai đoạn 2011-2021, tổng thu nhập hoạt động (TOI) và LNTT của VPB đạt mức tăng trưởng kép hằng năm lần lượt là hơn 33.2% và 29.7% - một con số ấn tượng và vượt trội so với trung bình toàn ngành, đồng thời giúp tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trung bình 20% trong suốt 10 năm vừa qua.
Đánh giá về VPB, CTCK MB (MBS (HN:MBS)) cho rằng sau thời gian “bứt phá ngoạn mục”, ngân hàng đang “vững bước tiến tới kỷ nguyên tăng trưởng mới”. CTCK này nhận định VPB khác biệt so với các ngân hàng có mặt trên thị trường khi có một kế hoạch kinh doanh tham vọng từ nền tảng vốn tăng trưởng mạnh mẽ, thu nhập ngoài lãi tăng đột biến nhờ khoản phí hỗ trợ từ hợp đồng banca với AIA và một quy mô khách hàng lớn mạnh nhờ chuyển đổi số.
Trong khi đó, theo VNDirect, cổ phiếu VPB hiện đang giao dịch tại mức P/BV dự phóng 2022 là 1.37 lần, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 3 năm là 1.74 lần và trung bình ngành là 1.46 lần trong khi tăng trưởng lợi nhuận và khả năng sinh lời của ngân hàng vẫn mạnh mẽ.
Nửa cuối năm 2022, VNDirect kỳ vọng ngân hàng mẹ VPBank sẽ có được hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn, ước khoảng 23% nhờ tỷ lệ an toàn vốn cao (12.7%) vào thời điểm cuối quý 2. Đây sẽ là yếu tố thúc đẩy giá cổ phiếu VPB trong ngắn hạn. Song song với đó, kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài cũng là yếu tố giúp dư địa tăng giá của cổ phiếu VPBank càng rộng mở.
Dự kiến, VPBank sẽ tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 50% cùng với kế hoạch phát hành 15% vốn cho cổ đông chiến lược cho giai đoạn còn lại của năm 2022 nhằm hướng tới mục tiêu vốn điều lệ cao nhất toàn ngành.