💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Sở hữu chéo ngân hàng: Kỳ 1- Nhìn từ các nhóm đầu tư có vốn Nhà nước

Ngày đăng 18:15 09/06/2023
Sở hữu chéo ngân hàng: Kỳ 1- Nhìn từ các nhóm đầu tư có vốn Nhà nước
CTG
-
EIB
-
VCB
-
PLX
-
LPB
-

Sở hữu chéo ngân hàng đang là vấn đề nóng ở Nghị trường Quốc hội khi nhiều đại biểu kiến nghị cần phải có giải pháp căn cơ để chấm dứt tình trạng này. Có nhiều luồng vốn góp đầu tư, sở hữu ngân hàng. Trước đây, nhóm Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước có xu hướng thành lập, góp vốn đầu tư ngân hàng mạnh mẽ. Ngày nay, sau yêu cầu thoái vốn đầu tư ngoài ngành chỉ còn lại ít ngân hàng có vốn góp từ nhóm này. Ảnh minh họa: PVcomBank hiện còn được kiểm soát lợi ích kinh tế bởi PVN Chống tình trạng sở hữu chéo Sở hữu chéo ngân hàng không phải tình trạng diễn ra mới đây, mà thực tế đã tồn tại từ nhiều năm trước đây. Ngành ngân hàng cũng đã có nhiều giải pháp để chống sở hữu chéo nhưng tình trạng tập trung sở hữu cổ phần, góp vốn, đầu tư chồng chéo, chuyển nhượng cổ phần để chi phối, thâu tóm ngân hàng… vẫn diễn ra. 

Và điều quan trọng nhất là theo như GS.TS Trần Ngọc Thơ, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, “nhóm lợi ích ngân hàng và các vấn đề kinh tế - chính trị quá lớn” khiến ít ai dám thách thức.

Dự án sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng, đang được xem xét tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, với thông điệp mạnh mẽ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ “T.Ư yêu cầu là chấm dứt sở hữu chéo giữa các NH, mạnh như thế chứ không phải nói hạn chế nữa đâu", được kỳ vọng sẽ bàn thảo để đưa ra các quy định, khung pháp lý, giải pháp nhằm xử lý triệt để vấn đề này. 

Qua đó, chặn những rủi ro tiềm ẩn cho ngành ngân hàng, cho cả nền kinh tế và chống mối nguy từ thao túng vốn, lợi ích vào nhóm “sân sau”. 

Tuy nhiên, trước hết vẫn phải về thực trạng cụ thể của sở hữu, đầu tư ngân hàng - gồm cả những tình huống sở hữu “có thể nhìn thấy”, đầu tư lành mạnh; lẫn những tình huống đầu tư dẫn đến chồng chéo hay những tình huống sở hữu chéo “không thể/ khó nhìn thấy”. 

Nhóm đầu tư DNNN với ngân hàng

Đầu tiên là hoạt động đầu tư, sở hữu của Tập đoàn và tổng công ty Nhà nước (DNNN) đối với ngân hàng. Trước khi Chính phủ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty doanh nghiệp phải quyết liệt triển khai thoái vốn ngoài ngành, thì cách đây khoảng 1 thập kỉ, có thể thấy đây gần như là một xu hướng khi bóng dáng DNNN rất đông ở việc thành lập, góp vốn, sở hữu “bank”. 

Chẳng hạn như Tổng công ty Lương thực miền Bắc trước khi thoái vốn (2015), đã góp vốn cổ phần tới tận 3 ngân hàng là Vietcombank (HM:VCB), Vietinbank (HM:CTG), Eximbank (HM:EIB).

Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines, nay là VIMC) có sở hữu chi phối tại ngân hàng Maritime Bank (nay là MSB; VIMC đã hoàn tất thoái vốn năm 2014).

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trước đây có vốn góp ở cả OceanBank và GPBank. Cả 2 ngân hàng này do hoạt động âm vốn, đã bắt buộc thành ngân hàng 0 đồng thuộc sở hữu NHNN và hiện đang là đối tượng tái cơ cấu, chuyển giao bắt buộc theo đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025" được Thủ tướng phê duyệt vào giữa năm 2022. 

Ngoài ra, trong giai đoạn tái cơ cấu lần 1 (tới 2015), PVN vẫn chưa thoái vốn khỏi PVcomBank. Đến 2016, có thông tin PVN sẽ chuyển giao vốn Nhà nước tại PVComBank cho NHNN quản lý. Song, theo BCTN PVcomBank tại 31/12/ 2022, PVN vẫn đang là Tập đoàn Nhà nước (trừ NHNN) có vốn sở hữu chi phối lớn nhất tại 1 nhà băng (52% tại PVComBank). 

Một trường hợp khác là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HM:PLX) (Petrolimex) cũng chỉ mới hoàn tất thoái vốn, chuyển nhượng hơn 40% cổ phần tại Ngân hàng Xăng dầu (PG Bank) vào tháng 4 năm nay. 

Trong khi đó, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) lại đang liên tục thất bại trong nỗ lực thoái vốn khỏi Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (HM:LPB) (LPBank), trước đây là LienVietPostBank). VNPost đã góp vốn vào ngân hàng này kể từ năm 2011, đến nay vẫn còn nắm 8,13% dù đã liên tục thực thi các đợt chào bán đấu giá cổ phần LPB, chuyển nhượng vốn của VNPost đầu tư tại LPBank nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc cơ cấu lại khoản vốn góp của VNPost trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông về triển khai thực hiện thoái vốn tại đây.

Nhắc đến các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước tham gia góp vốn ngân hàng, dĩ nhiên không thể thiếu sự hiện diện của các đơn vị như Tập đoàn công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel, SCIC, Tổng công ty trực thăng, các doanh nghiệp Quân đội khác… đang có mặt trong cơ cấu sở hữu vốn góp MBBank. Đây là một ngân hàng mà cơ cấu đầu tư sở hữu phần nào được xem “có tính đặc thù”.

Như vậy, chiếu theo một thống kê từ năm 2017 nhận định, hầu hết các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đều có dính dáng, sở hữu ngân hàng, thì cho đến nay sau những chỉ đạo, yêu cầu về tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước từ Chính phủ, NHNN, cùng xu hướng đại chúng hóa khi tiến đến có mặt trên sàn niêm yết và UpCOM của các ngân hàng, bức tranh sở hữu, góp vốn ngân hàng từ nhóm DNNN đã có những thay đổi nhất định.

Dù vậy, hành trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng (trừ các trường hợp đầu tư đặc thù), thực tế chưa thể hoàn toàn 100% “đúng ngành” và vẫn còn đang tiếp tục. 

Ngân hàng có vốn của chính quyền, doanh nghiệp địa phương Ở luồng đầu tư góp vốn được đề cập tiếp sau góp vốn đầu tư của nhóm Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, nhiều ngân hàng còn được xây dựng bởi chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước do địa phương thành lập.

SaigonBank là một trong những ngân hàng có vốn góp từ chính quyền và doanh nghiệp địa phương Khá tương tự như luồng sở hữu đầu tiên, chúng ta thấy điều này khá rõ qua làn sóng ngân hàng nông thôn lên đời đô thị trước đây (giai đoạn trước 2010).

Sau thời gian dài và 2 giai đoạn tái cơ cấu ngành ngân hàng từ 2011-2020, đến nay, vẫn còn lại một số ngân hàng có vốn góp của chính quyền địa phương và doanh nghiệp địa phương. Có thể kể đến điển hình như Ngân hàng TMCP Công Thương Sài Gòn (SaigonBank). Đây là ngân hàng thành lập từ năm 1987. Cơ cấu sở hữu của Saigonbank hiện nay bao gồm 4 cổ đông lớn chiếm hơn 65% vốn điều lệ là Văn phòng Thành ủy TP.HCM, Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.