💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Siêu tàu kẹt trên kênh Suez và thiệt hại của DN Việt Nam

Ngày đăng 14:13 30/03/2021
Siêu tàu kẹt trên kênh Suez và thiệt hại của DN Việt Nam
HCM
-

Vietstock - Siêu tàu kẹt trên kênh Suez và thiệt hại của DN Việt Nam

Siêu tàu kẹt trên kênh đào Suez không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Âu mà sự tắc nghẽn này khiến các tuyến đường biển khác cũng chịu chung số phận.

Đến chiều 29-3, nỗ lực giải cứu tàu Ever Given đã có thành công bước đầu. Ảnh: THE NATIONAL NEWS

Trong diễn biến mới nhất, hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn chủ sở hữu tàu Ever Given ngày 29-3 cho biết phần đuôi tàu đã di chuyển ra xa bờ tây, tạo ra khoảng trống trên mặt kênh đào Suez. Dù con tàu đã có biến chuyển và ở trong tình trạng an toàn nhưng các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu vẫn chưa rõ tuyến đường thủy thương mại quan trọng nhất thế giới này sẽ mất bao lâu để thông thương trở lại.

Ảnh hưởng dây chuyền

Nhiều DN xuất khẩu Việt Nam lo lắng trước sự cố siêu tàu container Ever Given nặng 224.000 tấn mắc kẹt, chắn ngang kênh đào Suez (Ai Cập) gần một tuần nay. Việc kênh đào Suez bị tắc nghẽn khiến tuyến đường giao thương nhộn nhịp bậc nhất thế giới ngưng trệ, hàng hóa mắc kẹt, đẩy giá cả vận chuyển, giá dầu thế giới tăng.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group, cho biết thị trường hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ bởi sự tắc nghẽn này, đặc biệt với các chuyến hàng xuất sang châu Âu và Mỹ. Dự kiến thời gian cho các chuyến hàng sẽ kéo dài thêm ít nhất một tuần do tàu hàng phải đi đường vòng. Các tàu sẽ đi vòng xuống mũi Hảo Vọng rồi đánh ngược lên các cảng của Mỹ. Những tàu hàng xuất khẩu đi bờ đông Mỹ đi đường qua kênh đào Suez đều bị ảnh hưởng.

“Chi phí hãng tàu chịu nhưng quan trọng là chậm giao hàng cho đối tác. Nếu tiếp tục tắc nghẽn thì những chuyến hàng xuất khẩu tiếp theo cũng bị chậm, ảnh hưởng đến uy tín của DN, chưa kể là mặt hàng trái cây tươi, vận chuyển dài ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng” - ông Tùng lo lắng.

Không chỉ xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu bị ảnh hưởng mà ông Đỗ Ngọc Chất, Giám đốc Công ty Việt Á Agrifood, cho biết kẹt kênh đào Suez sẽ có tác động dây chuyền khiến tàu container chạy tuyến châu Á - châu Âu bị ảnh hưởng vì tàu chạy tuyến Á - Âu đi qua kênh đào này.

Theo ông Chất, hàng hóa của DN xuất sang thị trường Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan đều bị ảnh hưởng. “Hàng đã xếp vào container nhưng nằm chờ tàu. Các DN xuất nhập khẩu đổ xô vào các cảng quanh TP.HCM (HM:HCM) dẫn đến việc ùn tắc, quá tải và việc giải phóng container rỗng cũng chậm hơn” - ông Chất nói.

Lo ngại thứ hai được ông Chất chỉ ra là có thể thiếu container rỗng vì kẹt kênh Suez khiến tàu chậm cập cảng đến, chậm tháo dỡ hàng, các tàu chở container rỗng hoặc hàng hóa cập cảng Việt Nam sẽ chậm. Khi đó sản xuất sẽ bị ảnh hưởng vì hàng hóa phải chờ container rỗng, chờ tàu.

Nhiều DN cũng lo lắng nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu về chậm khiến sản xuất trong nước bị ảnh hưởng, tăng chi phí. Nguy cơ thiếu container có thể sẽ tái diễn nếu tình hình không được cải thiện.

Đến chiều 29-3, nỗ lực giải cứu tàu Ever Given đã có thành công bước đầu. Ảnh: THE NATIONAL NEWS

Lo giá cước container tăng theo

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết ngoài việc chi phí giá thành cho sản xuất tăng chóng mặt ngay từ đầu năm thì cước vận tải biển đang là vấn đề nóng đối với các DN xuất khẩu thủy sản. Một số DN cho biết cước tàu tuyến châu Âu vừa hạ nhiệt thì tuyến đi Mỹ lại rất căng thẳng. Hiện nay chỗ trống cho hàng đông lạnh đi Mỹ của hầu hết các hãng tàu đều rất ít vì các hãng tàu ưu tiên cho hàng khô do giá cước có lợi hơn.

Theo phản ánh của một DN xuất khẩu cá tra tại Cần Thơ, giá cước tàu cho tuyến đi Mỹ, DN như “cá nằm trên thớt”, đặt được chuyến là mừng cho dù chưa biết giá cước bao nhiêu vì các hãng tàu báo rất trễ và hiệu lực 10-15 ngày. Thậm chí, DN đặt được chỗ nhưng vì lý do nào đó không thể xuất như lịch cũng mất hơn 1.500 USD/container.

Còn theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group, nguồn cung container rỗng vẫn đảm bảo nhưng cước container vẫn quá cao, chi phí tăng, lợi nhuận DN giảm. Nhiều DN xuất khẩu cho biết giá cước container 40 feet hàng lạnh xuất đi châu Âu hơn 5.000-6.000 USD/container, xuất đi Mỹ là hơn 5.000 USD/container.

“Nếu sự cố ở Suez không được giải quyết sớm, các hãng tàu buộc phải chuyển hải trình đi qua châu Phi, thời gian tăng lên ít nhất một tuần lễ, lượng container rỗng về Việt Nam trở nên khan hiếm hơn. Như vậy, lo ngại giá cước vận tải chắc chắn sẽ tăng lên khiến xuất khẩu của DN thêm khó khăn” - ông Hòe nói.

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam, cũng lo ngại việc kẹt kênh đào Suez sẽ tạo cơ hội cho các hãng tàu nước ngoài giữ hoặc tăng giá cước container. “Hiện Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan chức năng liên quan sẽ tiến hành kiểm tra về giá, cước phí phụ thu ngoài giá và các vấn đề liên quan đến dịch vụ vận chuyển container bằng đường biển của 12 hãng tàu nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam” - ông Hiệp nói.

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập theo dõi sát vụ kẹt kênh Suez

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết bộ đã chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập theo dõi sát tiến độ giải phóng tàu Ever Given để thông tin kịp thời đến các DN xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ GTVT nắm tiến độ giao hàng, làm hàng tại các cảng đầu mối để có biện pháp điều tiết cần thiết trong trường hợp sự cố tại kênh Suez kéo dài.

QUANG HUY

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.