💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Nike, Under Armour và các hãng bán lẻ bị gián đoạn cung ứng vì dịch bệnh ở Việt Nam

Ngày đăng 17:57 05/10/2021
Nike, Under Armour và các hãng bán lẻ bị gián đoạn cung ứng vì dịch bệnh ở Việt Nam

Vietstock - Nike, Under Armour và các hãng bán lẻ bị gián đoạn cung ứng vì dịch bệnh ở Việt Nam

Nhu cầu mua sắm tăng vọt cùng với tình trạng thiếu container chở hàng và tắc nghẽn tại các cảng biển châm ngòi cho tình trạng thiếu nguồn cung các sản phẩm từ ôtô tới giày dép.

Một số ông lớn sản xuất quần áo và giày dép của Mỹ cho rằng việc các nhà máy tại Việt Nam phải đóng cửa vì dịch bệnh là yếu tố gây áp lực lên chuỗi cung ứng của họ. Hàng loạt thương hiệu từ PacSun cho đến Nike đều cảnh báo về ảnh hưởng của việc này tới nguồn cung hàng hóa.

Vào cuối tháng 9, Nike hạ triển vọng doanh số cả năm 2021 do các vấn đề trong chuỗi cung cung ứng, dù rằng Giám đốc điều hành Nike khẳng định nhu cầu mua sắm của khách hàng rất lớn. Nike hiện sản xuất khoảng 3/4 lượng giày dép tại Đông Nam Á, trong đó, Việt Nam và Indonesia sản xuất lần lượt 51% và 24% cho Nike.

Khi Việt Nam áp các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, bao gồm đóng cửa các nhà máy, Nike cho biết hoạt động sản xuất của họ bị tạm ngừng trong 10 tuần.

Trong cuộc họp công bố tình hình kinh doanh gần đây, Matthew Friend, Giám đốc tài chính của Nike cho biết, các nhà máy dự dự kiến khôi phục hoạt động từ tháng 10, nhưng có thể phải mất vài tháng mới có thể trở lại sản xuất bình thường. Tại thời điểm báo cáo tình hình, 50% nhà máy của Nike tại Việt Nam vẫn phải đóng cửa.

Việt Nam hiện cũng đóng góp 1/3 sản lượng sản phẩm quần áo và giày dép cho thương hiệu Under Armour. Trong cuộc họp công bố kết quả kinh doanh hồi tháng 8, CEO Patrik Frisk của Under Armour cho biết công ty đang theo dõi chặt chẽ tác động của việc đóng cửa các nhà máy với chuỗi cung ứng từ Việt Nam.

Ugg, Coach và Michael Kors cũng bị vạ lây

Việt Nam đang là nhà cung ứng quan trọng cho nước Mỹ về quần áo và giày dép.

"Việt Nam là đối tác lớn của Mỹ, là nguồn cung quần áo và giày dép lớn thứ hai của chúng tôi”, Steve Lamar, Chủ tịch kiêm CEO của Hiệp hội Quần áo và Giày dép Mỹ (AAFA), cho biết. Theo AAFA, Trung Quốc là nhà cung cấp quần áo và giày dép lớn nhất của Mỹ.

Trong tháng 7, Việt Nam chứng kiến đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng tại các khu công nghiệp lớn. Trước tình hình đó, Chính phủ buộc phải áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và tạm thời đóng cửa các nhà máy kéo dài tới tận tháng 9/2021. Điều này có nghĩa hoạt động sản xuất từ giày dép cho tới quần jean, quần áo đều bị chững lại.

Trong báo cáo nghiên cứu công bố vào tháng 9, Camilo Lyon, Chuyên gia phân tích của BITG, cho biết các thương hiệu thể thao như Nike và Adidas chịu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng lớn nhất bởi “Việt Nam đóng vai trò là nơi sản xuất thay thế quan trọng cho Trung Quốc trong những năm gần đây”.

Theo ông Lyon, các công ty khác cũng có hoạt động sản xuất tại Việt Nam Deckers Outdoor, Columbia Sportswear, Coach parent Tapestry và Capri Holdings (công ty sở hữu Michael Kors).

Ông Lyon ước tính có thể phải mất 5-7 tháng để các nhà máy tại Việt Nam trở lại trạng thái bình thường. Ngoài ra, ông còn tỏ ra lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động sau khi nới phong tỏa.

Vị chuyên gia này nhận định. "Các nhà máy tại Việt Nam cũng có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đưa người lao động trở lại công xưởng hậu phong tỏa”.

Hãng bán lẻ PacSun cũng bị tác động. Brieane Olson, Chủ tịch PacSun, cho biết khoảng 10% hàng hóa của công ty được sản xuất tại Việt Nam.

Bà cho biết PacSun giờ phải đối mặt với tình trạng hàng tồn kho mùa tựu trường bị chậm 2-4 tuần do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. các sản phẩm mới cho mùa nghỉ lễ và mùa đông có thể cũng bị chậm trễ thêm 4 tuần, khiến hãng này gặp khó khăn trong việc đưa các sản phẩm thời trang mới, quần jean, áo sơ mi, áo len và áo nỉ lên kệ hàng đúng thời điểm.

Cũng theo bà Olson, việc này cũng gây ra một tác động nữa với người tiêu dùng. Đó là, có ít hàng hóa hơn đồng nghãi với việc các hãng bán lẻ sẽ dừng các chương trình giảm giá “bởi họ không cần thiết phải làm vậy”.

Vũ Hạo (Theo CNN)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.