Ưu Đãi Cyber Monday: Giảm tới 60% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

Ngành dệt may: Lỡ hẹn mục tiêu 39 tỷ USD?

Ngày đăng 22:56 25/08/2021
Ngành dệt may: Lỡ hẹn mục tiêu 39 tỷ USD?

Vietstock - Ngành dệt may: Lỡ hẹn mục tiêu 39 tỷ USD?

Dịch bệnh lây lan nhanh tại các tỉnh Nam bộ - khu vực chiếm tới 62% tỷ trọng xuất khẩu của dệt may Việt Nam, cộng hưởng với việc đứt gãy nguồn cung nguyên phụ liệu tại các tỉnh miền Bắc khiến ngành dệt may nhiều khả năng lỗi hẹn với mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD trong năm 2021.

Do lo ngại đơn hàng bị di chuyển, mất đối tác, Tổng công ty CP Phong Phú đã thực hiện "3 tại chỗ"; nghiêm túc thực hiện 5K, xét nghiệm định kỳ cho người lao động. Nguồn cung cấp thực phẩm cũng được kiểm soát gắt gao, chia khu lưu trú thành các tổ nhóm để đảm bảo tối đa an toàn không biến nhà máy thành ổ dịch. Để làm được điều này, ông Dương Khuê - Tổng giám đốc Phong Phú cho biết, doanh nghiệp (DN) đã phải bỏ ra lượng chi phí không hề nhỏ: Phí xét nghiệm cho người lao động, chi phí phát sinh trong quá trình lưu trú của công nhân, hỗ trợ thêm chi phí cho người lao động thực hiện "3 tại chỗ", chi phí hỗ trợ đơn vị vận chuyển… Trong khi đó, năng lực sản xuất giảm, doanh thu giảm, DN rất khó khăn.

Doanh nghiệp dệt may mong sớm được tiêm vắc - xin đầy đủ cho người lao động

 

Nhấn mạnh chi phí cho tổ chức "3 tại chỗ" rất tốn kém, ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - cho rằng, "3 tại chỗ" chỉ phù hợp với ngành sợi và dệt bởi lực lượng lao động không lớn, nhiều máy móc có thể bố trí diện tích ăn, nghỉ cho người lao động. Với ngành may do lực lượng lao động lớn, ít DN có nhà tập thể để trưng dựng và bố trí cho 500-1.000 lao động sinh hoạt, chưa kể chi phí phát sinh rất lớn, việc kiểm soát người lao động khó khăn. "Thời gian qua, một số DN ngành may thực hiện "3 tại chỗ" đã không chịu được áp lực"- ông Giang nói và cho biết, những DN không đủ điều kiện thực hiện "3 tại chỗ" bị thiệt hại lớn do phải ngừng sản xuất, bị đối tác hủy đơn hàng xuất khẩu, trong khi vẫn phải chịu các chi phí duy trì nhà máy, trả lương cho người lao động.

Cùng với những khó khăn của DN phía Nam, các DN dệt may phía Bắc đang chịu áp lực lớn từ việc đứt gãy nguồn cung ứng đầu vào. Việc vận chuyển nguyên phụ liệu từ phía Nam ra là cực kỳ khó cho DN khi chi phí vận chuyển tăng quá cao, kiểm soát phương tiện đi lại giữa các địa phương không thống nhất.

Những khó khăn trên khiến dự báo về khả năng xuất khẩu của ngành những tháng còn lại của năm trở nên rất khó dự đoán. Lãnh đạo VITAS cho rằng, tại khu vực phía Nam được kiểm soát, DN trở lại sản xuất theo Chỉ thị 15 thì xuất khẩu của ngành năm 2021 khả năng chỉ đạt 32-33 tỷ USD, thấp hơn so với mục tiêu đưa ra từ đầu năm 39-39,5 tỷ USD. Nếu dịch tiếp tục diễn biến phức tạp như hiện nay thì không thể dự báo, ngay cả cho quý IV.

Đáng nói, hàng loạt nhà máy phải đóng cửa trong năm 2020 có khả năng không khôi phục lại được. "Nguy cơ chúng ta không còn khả năng giữ được khách hàng. Đây là vấn đề lớn, bởi không chỉ đơn giản là việc mất đi đơn hàng mà kéo theo đó cả vị trí trong chuỗi cung ứng và rất lâu, rất khó để tạo được chỗ đứng"- ông Giang lo lắng.

Về giải pháp hỗ trợ cho DN, ông Vũ Đức Giang cho rằng, khai thác nguồn vắc - xin nhiều nhất, nhanh nhất và tiêm đúng đối tượng là vấn đề cấp bách. VITAS đã nỗ lực hết sức để tìm kiếm nguồn cung vắc - xin hỗ trợ. Về việc thực hiện phương án "3 tại chỗ", VITAS đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế có hướng dẫn theo từng kịch bản cụ thể để các DN và địa phương cùng thống nhất phối hợp thực hiện. Trước đó, VITAS đã gửi kiến nghị bỏ quy định nộp thuế VAT đối với vải trong nước sử dụng may xuất khẩu; sửa Luật Công đoàn theo hướng DN nộp tối đa 1% kinh phí công đoàn thay vì 2% như hiện nay; giảm phí đường bộ, phí BOT, phí cảng biển…

Nhiều DN dệt may trong nước đã có đơn hàng đến hết năm 2021, tuy nhiên việc không thể tổ chức sản xuất với 100% công suất đang khiến DN đối mặt với nguy cơ chậm giao hàng, bị phạt tiến độ.

Việt Nga

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.