Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Nên hay không hợp nhất BCTC ngân hàng yếu kém?

Ngày đăng 18:02 01/03/2024
Nên hay không hợp nhất BCTC ngân hàng yếu kém?

Vietstock - Nên hay không hợp nhất BCTC ngân hàng yếu kém?

Sau thực trạng sáp nhập và xử lý nợ xấu trong lịch sử tái cơ cấu ngành ngân hàng, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cho phép không cần hợp nhất BCTC của các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc. Thế nhưng, nhiều ý kiến trái chiều cũng xảy ra từ đây, nên hay không hợp nhất BCTC?

Sáp nhập và hệ lụy “cồng kềnh”

Lùi về quá khứ, các cuộc sáp nhập ngân hàng diễn ra liên tục (2011-2015) đã phản ánh phần nào thành quả lẫn hệ quả từ sáp nhập BCTC. Đây là đỉnh điểm của giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng, đẩy nợ xấu lên cao và Chính phủ phải đưa ra Đề án xử lý nợ xấu.

Sau giai đoạn này, số ngân hàng thương mại giảm mạnh từ 42 xuống còn 34 (không tính Agribank). Trong đó, còn tồn tại 3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng (GPBank, CBBank và Oceanbank) và 1 ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt (DongABank).

Việc sáp nhập nhằm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu sau thời gian dài tăng trưởng nóng khiến một số ngân hàng bị “xóa sổ” khỏi hệ thống như: Habubank, TinNghiaBank, Ficombank, Trustbank, Navibank, Western Bank, Phương Nam…

Từ 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBank và Ficombank sáp nhập thành SCB. Habubank sáp nhập vào SHB (HM:SHB); Tổng Công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Western Bank sáp nhập thành PVcomBank; DaiABank sáp nhập vào HDBank (HM:HDB), MHB sáp nhập vào BIDV (HM:BID), MDBank sáp nhập vào MSB, Phương Nam sáp nhập vào Sacombank (HM:STB).

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Gần đây nhất, sau vụ án liên quan giữa Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB, các số liệu từ cơ quan điều tra cho thấy 1 mê cung quan hệ giữa các pháp nhân đẩy SCB vào thế bị kiểm soát đặc biệt.

Thế nhưng, phải nhìn về thời điểm năm 2011, sau khi hợp nhất từ 3 ngân hàng, đã đưa SCB (sau hợp nhất) vào top 5 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống. BCTC công bố cho thấy, tổng tài sản của nhà băng này đã gấp 5 lần - từ 149,205 tỷ đồng (năm 2012) lên hơn 761,177 tỷ đồng (tháng 6/2022). Lợi nhuận trước thuế của SCB đi ngang quanh mức 60-230 tỷ đồng và vọt lên đột biến vào năm 2021 với 1,434 tỷ đồng.

Sự thật vỡ lẽ sau bản kết luận điều tra dài 300 trang của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an). Tính đến 17/10/2022, tổng nguồn vốn của SCB theo sổ sách kế toán là 713,420 tỷ đồng.

Kết quả điều tra ghi nhận thực trạng tài chính của SCB tại thời điểm 30/06/2017 với tỷ lệ nợ xấu đến 20.92%, trong khi SCB báo cáo chỉ có 0.61%; tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ CAR là 6.5% trong khi SCB báo cáo là 10.06%; tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản/tổng dư nợ là 62.95% trong khi con số SCB báo cáo chỉ có 55%...

Theo đó, SCB đã không thực hiện phân loại nợ xấu đối với các khoản nợ đã được tái cơ cấu nhiều lần, không trích lập dự phòng rủi ro 25,025 tỷ đồng và bỏ qua 35,526 tỷ đồng không tính vào hệ số CAR. Nếu tính đúng, đủ thì vốn chủ sở hữu âm 22,289 tỷ đồng, lợi nhuận âm 35,038 tỷ đồng, số lỗ lũy kế/vốn điều lệ và các quỹ dự trữ -238%, hệ số CAR -4.24%.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Kết quả kiểm toán độc lập xác định, tại ngày 30/09/2022, SCB âm vốn chủ sở hữu đến 443,769 tỷ đồng, lỗ lũy kế 464,547 tỷ đồng.

SCB là hệ lụy của thương vụ sáp nhập thành công nhưng sau đó là câu chuyện thao túng nhằm lũng đoạn ngân hàng.

Năm 2015, khi Sacombank nhận sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank), ngoài mạng lưới mở rộng thêm và nợ xấu tăng cao thì hầu như tất cả chỉ tiêu hoạt động của nhà băng này đều đi lùi, buộc phải bước vào công cuộc tái cơ cấu.

Tại thời điểm sáp nhập, Sacombank trở thành 1 trong 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, với tổng tài sản đạt 297,184 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt gần 24,506 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 18,853 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động lên đến 563 điểm giao dịch trên toàn quốc và 2 nước Lào, Campuchia.

Nợ xấu từ Southern Bank không chỉ làm giảm hiệu quả kinh doanh tín dụng mà còn làm giảm lợi nhuận của Sacombank, ảnh hưởng trực tiếp thông qua việc Sacombank phải tăng trích lập dự phòng.

Ở năm đầu vừa sáp nhập, Sacombank đã nhận về khoản nợ xấu/dư nợ cho vay gấp 7 lần năm 2014. Đến năm 2016, con số này đẩy lên 13,745 tỷ đồng nợ xấu, gấp 1.3 lần năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay theo đó cũng tăng dần đều từ 1.2% (năm 2014) lên 5.85% (năm 2015) và 7% (năm 2016). Sau gần 10 năm tích cực xử lý nợ, Sacombank đã đưa được tỷ lệ nợ xấu về dưới mức quy định là 2.1% (cuối năm 2023).

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Sacombank phục hồi mạnh mẽ từ mức lợi nhuận trước thuế 156 tỷ đồng (năm 2016) lên 9,595 tỷ đồng (năm 2023). Quan trọng nhất là đã hoàn tất trích lập 100% dự phòng nợ bán VAMC chưa thu hồi - một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án tái cơ cấu Sacombank. Với việc hoàn tất trích lập dự phòng, Sacombank đã giải quyết được một trong những yếu tố chính khiến lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm trong những năm qua. Điều này sẽ giúp Sacombank cải thiện chất lượng tài sản và nâng cao khả năng sinh lời trong thời gian tới.

SHB cũng tương tự khi tiếp quản Habubank. Tổng tài sản Ngân hàng vọt lên 116,538 tỷ đồng, vốn điều lệ được nâng lên 8,868 tỷ đồng (năm 2012) từ mức 4,816 tỷ đồng (năm 2011).

Thế nhưng, lợi nhuận trước thuế của SHB không bị ảnh hưởng nhiều khi vẫn dao động quanh vùng 1,000 - 3,000 tỷ đồng trong giai đoạn 2012 - 2020 và vọt tăng lên 6,200 tỷ đồng (năm 2021) và 9,600 tỷ đồng (năm 2022).

SHB cũng không ngoại lệ khi phải giải quyết nợ xấu sau sáp nhập. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2012 là 8.8%, sau đó tăng lên 9.04% chỉ sau nửa năm. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ của SHB đã kéo lùi về 2.8%.

Có thể thấy, sau sáp nhập và hợp nhất BCTC của ngân hàng yếu kém vào khiến các ngân hàng nhận tái cơ cấu mở rộng được quy mô, mạng lưới và số lượng nhân sự. Thế nhưng, vấn đề phía sau đó là làm sao xử lý được nợ xấu và lành mạnh hóa “sức khỏe” ngân hàng.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Cũng vì thực trạng từ các cuộc sáp nhập trước đó, nên khi Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được thông qua có điều khoản “Không phải hợp nhất BCTC của các ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc”; “Được loại trừ ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất”…

Nên hay không hợp nhất BCTC ngân hàng yếu kém vào ngân hàng nhận?

Báo cáo từ CTCK SSI (HM:SSI) đánh giá, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đề cập đến một số quyền lợi cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc như bán và phát hành cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, không cần hợp nhất BCTC, nới lỏng một số tỷ lệ an toàn và vay tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi. Những điều kiện thuận lợi này có thể hỗ trợ ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tiếp cận nguồn vốn lớn hơn để phục vụ việc tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, nhưng việc này phải được giám sát chặt chẽ để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích.

CTCK Yuanta cũng cho rằng Luật mới quy định điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nhận tiếp quản và tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Các ngân hàng sẽ nhận tham gia tái cơ cấu bao gồm: HDBank, MB, Vietcombank (HM:VCB) và VPBank (HM:VPB).

PGS (HN:PGS).TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế cũng đồng tình việc không hợp nhất BCTC từ kinh nghiệm ở các ngân hàng sáp nhập trước đó. Nếu nhập BCTC của ngân hàng yếu kém vào ngân hàng mẹ thì hoạt động của các ngân hàng này sẽ không thể hiện đúng hết sức mạnh cũng như hoạt động của mình.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Nếu tách riêng ra, có thể thấy rõ ngân hàng yếu kém gặp vấn đề gì và có thể xử lý dễ dàng, có thể phân biệt rõ hoạt động của ngân hàng yếu kém tốt hay không sau quá trình tái cơ cấu.

Ở chiều ngược lại, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng lại không đồng tình. Ông cho rằng, nếu ngân hàng nhận sở hữu 100% ngân hàng yếu kém, trong báo cáo hợp nhất mà không đem khoản lỗ của ngân hàng con vào, đó là điểm “cọc cạch”. Xét về mặt pháp lý, ngân hàng nhận đang sở hữu 100% ngân hàng yếu kém thì phải hợp nhất tất cả bảng cân đối kế toán của ngân hàng yếu kém vào. Bây giờ, luật cho phép không hợp nhất thì sẽ đi ngược với nguyên tắc kế toán của Việt Nam và trên thế giới.

Nếu ngân hàng yếu kém vẫn tiếp tục lỗ, không hạch toán vào ngân hàng nhận thì sẽ rất mâu thuẫn.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) đánh giá, mặt lợi là có thể tách bạch hoạt động của 2 ngân hàng, nhưng nếu không hợp nhất BCTC, có nghĩa là ngân hàng mẹ chỉ tham gia vào hoạt động quản trị của ngân hàng yếu kém.

Cũng có thể ngầm hiểu là ngân hàng lớn đang đầu tư vào ngân hàng nhỏ, không làm mất pháp nhân của ngân hàng yếu kém như các trường hợp trước đây.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Vấn đề còn nằm ở chỗ minh bạch trong nghiệp vụ kế toán, đầu tư vốn. Thêm vào đó, một số quy định đưa ra còn nhằm tạo sự hấp dẫn khi ngân hàng nhận xử lý ngân hàng yếu kém.

* Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Tốt, nhưng chưa đủ

* Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ tác động gì đến "cổ phiếu vua"?

* Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua

Cát Lam

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.