💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Mỹ đối mặt với sự kiện ‘thiên nga trắng’ từ khủng hoảng nợ?

Ngày đăng 13:33 27/04/2023
© Reuters

Theo Lan Nha

Investing.com - Các nhà đầu tư thường lo ngại về “thiên nga đen” – những sự kiện hiếm gặp, không thể đoán trước và gây ra hậu quả tàn khốc. Nhưng Mỹ lúc này lại đang bị đe dọa bởi một sự kiện hoàn toàn khác – “thiên nga trắng” – bế tắc về trần nợ, sự kiện hoàn toàn có thể đoán trước, nhưng cũng có thể gây ra thảm họa khủng khiếp không kém gì "thiên nga đen".

Vào khoảng từ giữa tháng 6 đến tháng 7, Mỹ sẽ cạn tiền. Đây là thử thách lớn đầu tiên với Tổng thống Joe Biden kể từ khi ông công bố tái tranh cử cho niệm kỳ thứ hai. Nếu các nhà lập pháp Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa không đồng ý nâng hạn mức vay nợ của chính phủ, Mỹ có thể trải qua vụ vỡ nợ khủng khiếp đầu tiên trong lịch sử.

Theo Reuters, kể từ năm 1960, Quốc hội Mỹ đã tranh cãi gần 80 lần về trần nợ - số tiền tối đa mà Bộ Tài chính có thể vay mượn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình. Mức trần nợ gần nhất là 31.400 tỷ USD, và các nhà lập pháp đang tiến gần đến hạn chót tiếp theo – hay còn gọi là “ngày X”.

Moody’s Analytics dự đoán “ngày X” có thể đến vào cuối tháng 7. Tuy nhiên, hãng phân tích này cũng nói thêm rằng doanh thu thuế thấp hơn dự kiến khiến chính phủ Mỹ có nguy cơ cạn tiền ngay trong đầu tháng 6.

Nếu Quốc hội không đạt được sự đồng thuận trước hạn chót, Bộ Tài chính Mỹ sẽ không thể phát hành nợ để tài trợ cho các nhu cầu của quốc gia. Điều này sẽ buộc chính phủ cắt giảm mạnh chi tiêu để xóa sổ khoản thâm hụt ngân sách 350 tỷ USD.

Trong vòng một năm, những khoản cắt giảm này có thể sẽ khiến quy mô nền kinh tế giảm 4%, xóa bỏ 7 triệu việc làm, kéo tỷ lệ thất nghiệp  từ 3,5% lên 8%, theo ước tính của Moody’s. 

Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ lao dốc, mất 1/5 giá trị và xoá sổ 10.000 tỷ USD của cải của các hộ gia đình. Dù các nhà lập pháp có nhanh chóng khôi phục khả năng vay nợ của chính phủ, nền kinh tế vẫn sẽ mất khoảng 900.000 việc làm trong vòng một thập kỷ tới. Tệ hơn nữa, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ không thể chấp nhận trái phiếu chính phủ Mỹ làm tài sản đảm bảo, khiến họ gần như mất khả năng cung cấp thanh khoản cho hệ thống tài chính.

Những hậu quả nguy hiểm trên là lý do Quốc hội Mỹ luôn luôn nâng hoặc tạm dừng áp dụng trần nợ sau mỗi lần tranh cãi. Nhưng lần này niềm tin rằng Quốc hội Mỹ sẽ “bổn cũ soạn lại” đang bắt đầu đổ vỡ.

Chi phí bảo hiểm cho trường hợp chính phủ Mỹ vỡ nợ, được đo lường qua các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đối với trái phiếu Kho bạc, đã leo lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.

Tuần trước, lợi suất tín phiếu Kho bạc  Mỹ kỳ hạn ba tháng đã tiến lên mức cao nhất trong vòng 22 năm. Dấu hiệu này cho thấy các nhà đầu tư đang tránh những trái phiếu có thể bị ảnh hưởng bởi một vụ vỡ nợ ngắn ngủi.

Nguồn: Refinitiv, Reuters

Nguy cơ bất ổn tài chính

Lịch sử gần đây cho thấy cho thấy các mối nguy có thể thành sự thật dù Quốc hội có đạt được thỏa thuận trước “ngày X”. Chính phủ Mỹ suýt vỡ nợ vào năm 2011 khi căng thẳng giữa hai đảng ngăn cản các nhà lập pháp đạt được thỏa thuận hai ngày trước hạn chót của Bộ Tài chính Mỹ.

Sự không chắc về thời điểm đạt được thỏa thuận đã gây ra tuần biến động nhất trên thị trường tài chính kể từ khủng hoảng năm 2008. Và lần đầu tiên trong lịch sử, một hãng xếp hạng tín dụng – S&P Global – đã hạ bậc nợ của chính phủ Mỹ.

Sự chậm trễ tương tự diễn ra vào hai năm sau. Moody’s ước tính rằng nếu hai vụ tranh cãi về trần nợ này không diễn ra, quy mô nền kinh tế Mỹ năm 2015 sẽ đáng ra sẽ lớn hơn 150 tỷ USD so với số liệu thực tế, và tỷ lệ thất nghiệp cũng thấp hơn 0,7%.

Biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt vào tháng 8/2011

Nguồn: Refinitiv, Reuters

Việc lặp lại sai lầm của năm 2011 và 2013 sẽ khuếch đại những rủi ro đã dẫn đến bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng hồi tháng 3. Nếu nhà đầu tư mất niềm tin vào trái phiếu Kho bạc phi rủi ro, họ sẽ đòi hỏi lợi nhuận cao hơn, khiến lợi suất tăng và giá trái phiếu giảm, gây rủi ro cho sự ổn định tài chính.

Những ngân hàng nắm giữ nhiều trái phiếu Kho bạc kỳ hạn dài và bảng cân đối kế toán của họ sẽ chịu tổn thất lớn nếu trái phiếu chính phủ Mỹ bắt đầu mất giá. Hiện tượng này là một trong những nguyên nhân chính khiến SVB sụp đổ.

Phần lớn giá trị của USD đến từ sự ổn định. Sự sợ hãi ngày càng tăng về một cuộc khủng hoảng nợ có thể khiến các thị trường trên toàn cầu đặt câu hỏi về sự an toàn của đồng bạc xanh.

Những đồng tiền như euro có thể mạnh lên so với USD khi các nhà đầu tư và ngân hàng trung ương cất tiền mặt ở nơi khác.

Theo Moody’s, đồng USD có lẽ sẽ không mất đi vị thế là đồng tiền dự trữ quan trọng nhất, nhưng sự sụt giảm giá trị của nó trong dài hạn và rủi ro xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ khác có thể làm xói mòn danh tiếng của Mỹ với tư cách là trung tâm tài chính thế giới.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.