💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

"Muốn bán bất cứ tài sản hay khoản nợ nào cứ mang qua Sàn giao dịch nợ VAMC"

Ngày đăng 18:19 29/06/2021
"Muốn bán bất cứ tài sản hay khoản nợ nào cứ mang qua Sàn giao dịch nợ VAMC"

Vietstock - "Muốn bán bất cứ tài sản hay khoản nợ nào cứ mang qua Sàn giao dịch nợ VAMC"

Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc VAMC nói với chúng tôi rằng: bất cứ tổ chức/cá nhân muốn mua, bán nợ cứ mang lên Sàn giao dịch nợ VAMC...

* VAMC sắp thành lập và đưa vào vận hành Sàn giao dịch nợ xấu

Mọi khoản nợ sẽ được Sàn giao dịch nợ VAMC tư vấn, soạn thảo hợp đồng để đẩy nhanh mua bán.

Cuộc hành quân của cả hệ thống chính trị trong việc xử lý tổng khối lượng nợ xấu ước 500 nghìn tỷ đồng, tương đương 17,2%/tổng dư nợ toàn hệ thống được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xác định từ năm 2012, đã vào chặng cuối với tỷ lệ dưới 3% ở vào thời điểm hiện tại. 

Đóng góp vào đó, không thể không nhắc tới "thượng phương bảo kiếm" Nghị quyết số 42/2017/QH14 về Thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 21/6/2017, hiệu lực trong 5 năm (15/8/2017 - 15/8/2022) và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam (VAMC). 

Theo giới phân tích, việc khai trương Sàn Giao dịch nợ VAMC vào đầu quý 3/2021 là sự kiện tiếp nối sứ mệnh chính trị của VAMC trong việc giữ vai trò trung tâm của thị trường mua bán nợ. Bởi lẽ, còn tăng trưởng tín dụng, còn phát sinh nợ xấu và song hành với đó là các cơ chế đồng bộ để giải quyết. 

Trả lời câu hỏi:  "Tại sao thời điểm này mới xuất hiện Sàn giao dịch nợ VAMC trong khi cao điểm xử lý nợ xấu gần như đã qua" của phóng viên Tạp chí Kinh tế Việt Nam, ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc VAMC nói:

Thực ra, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính xây dựng thị trường mua bán nợ tập trung nhưng đến nay vẫn chưa xong. Trong khi một lượng nợ xấu của nền kinh tế lại chủ yếu tích hợp ở hệ thống tổ chức tín dụng. Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam (VAMC) làm đầu mối, xây dựng trung tâm xử lý nợ xấu. Đó là cơ sở để VAMC xây dựng đề án sàn giao dịch nợ VAMC.

Sàn giao dịch nợ VAMC là một tập hợp các câu lạc bộ xử lý nợ xấu (AMC) từ hệ thống tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng, các doanh nghiệp/cá nhân có nhu cầu mua bán nợ.

Sàn giao dịch nợ nói trên là một tập hợp gồm các câu lạc bộ xử lý nợ xấu (AMC) từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng, các doanh nghiệp/cá nhân có nhu cầu mua bán nợ.

Đích đến cụ thể của Sàn giao dịch nợ VAMC là gì và cơ chế hoạt động của sàn khác gì các trung tâm, công ty đấu giá tài sản, thưa ông?

Sàn sẽ thực hiện các nghiệp vụ tư vấn, môi giới, mua bán nợ xấu và các loại tài sản. Cùng đó, các thành viên trên sàn được tham gia khai thác và thực hiện các giao dịch liên quan mua bán. Những “hàng hoá” cần đưa qua sàn, sẽ được sàn hỗ trợ để quá trình mua bán được thông suốt.

Còn việc đấu giá các khoản nợ lại khác. Việc đó vẫn phải thông qua các trung tâm dịch vụ đấu giá và công ty đấu giá độc lập.

Như vậy, sàn giao dịch nợ là trung gian, là “chợ” kết nối mua bán nợ và tài sản giữa các thành viên với nhau. Ví dụ, ông A có một khoản nợ niêm yết trên sàn, “chợ” làm nhiệm vụ giới thiệu để các thành viên xem xét và mua. Thông qua đó, sàn sẽ tư vấn cho cả bên mua lẫn bên bán, soạn thảo hợp đồng. Thành viên niêm yết trên sàn có “hàng” cứ việc niêm yết trên đó.

Vậy, chức năng của Sàn giao dịch nợ VAMC với DATC được phân định như thế nào để tránh “giẫm chân lên nhau”, thưa ông?

Chức năng Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC) là hỗ trợ cơ cấu lại doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước; cùng đó, họ cũng có chức năng mua bán nợ trên thị trường như VAMC.

Trong 18 năm hoạt động, DATC xử lý nợ và tài sản đạt trên 90.000 tỷ đồng; phần lớn trong đó là tham gia cơ cấu nợ theo chỉ định của Chính phủ và khoảng 13 – 14 nghìn tỷ đồng mua bán nợ theo giá thị trường.

Theo số liệu từ DATC, trong 18 năm hoạt động, định chế này xử lý nợ và tài sản đạt trên 90.000 tỷ đồng; phần lớn trong đó là tham gia cơ cấu nợ theo chỉ định của Chính phủ và khoảng 13 – 14 nghìn tỷ đồng mua bán nợ theo giá thị trường.

Tôi nghĩ chức năng nhiệm vụ DATC và VAMC không có gì chồng chéo. Sau này nếu DATC muốn niêm yết nợ, tài sản trên sàn giao dịch nợ VAMC thì cũng tốt.

Nghị quyết 42 được cho là “bùa hộ mệnh” trong việc xử lý nợ xấu nhưng chỉ kéo dài đến 15/8/2022, vậy trong thời gian tới, “bà đỡ” nào sẽ hỗ trợ cho Sàn giao dịch nợ VAMC?

Trong Quyết định 1458/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020, có đề cập đến việc hướng VAMC và DATC trở thành những đơn vị tham gia thị trường mua/bán nợ giữ vai trò trung tâm.

Còn Nghị quyết 42 chỉ là thí điểm trong 5 năm (từ 15/8/2017 – 15/8/2022) và chỉ xử lý những khoản nợ hình thành trước mốc 15/8/2017 thôi. Cũng nhờ đó mà kết quả xử lý nợ xấu được đẩy nhanh và đạt kết quả cao.

Một vấn đề cần lưu ý, nếu chỉ cho phép xử lý khoản nợ trước 15/8/2017 thì chưa đủ, vì từ mốc đó đến nay, dư nợ cho vay thăng thêm mấy triệu tỷ đồng (tăng thêm 3,4 triệu tỷ đồng, cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước - PV), kéo theo là phát sinh nợ xấu, vậy sẽ giải quyết như thế nào, nếu không có Nghị quyết 42?

Một vấn đề cần lưu ý, nếu chỉ cho phép xử lý khoản nợ trước 15/8/2017 thì chưa đủ, vì từ mốc đó đến nay, dư nợ cho vay thăng thêm mấy triệu tỷ đồng (tăng thêm 3,4 triệu tỷ đồng, cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước - PV), kéo theo là phát sinh nợ xấu, vậy sẽ giải quyết như thế nào, nếu không có Nghị quyết 42?

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng đề án xử lý nợ xấu giai đoạn tới từ 2021 – 2026.

Cùng đó, VAMC cũng đề xuất cần nâng tầm Nghị quyết 42 thành luật xử lý nợ xấu hoặc thành một chương/điều của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi hoặc chí ít thì cũng gia hạn Nghị quyết 42.

Phải thấy, từ khi có Nghị quyết 42 thì VAMC mới triển khai được mua bán nợ theo giá thị trường nhờ việc cho phép doanh nghiệp tham gia mua bán nợ. Trước khi có nghị quyết này, (i) VAMC chỉ mua bán nợ với những đơn vị có chức năng mua bán nợ, nay thì bán cho bất cứ tổ chức/cá nhân nếu có nhu cầu và (ii) trước đó thì chỉ được mua nợ ngoại bảng, còn sau này được mua cả nội, ngoại bảng.

Chưa kể, vốn điều lệ trước khi có Nghị quyết 42 (2017) thì chỉ có 500 tỷ nhưng sau đó, thực hiện Nghị định 34 (sửa đổi Nghị định 53) Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tăng vốn điều lệ cho VAMC từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Nhờ vậy, VAMC có nguồn lực tài chính thực để xử lý nợ xấu cho toàn hệ thống.

Còn đối với trái phiếu đặc biệt, tính từ 15/8/2017 (khi có Nghị quyết 42), VAMC xử lý được 65% - 70% tổng số nợ xấu đã được xử lý trong cả giai đoạn 2012 – 2020.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.