💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Loay hoay gỡ tắc nông sản ở biên giới Lạng Sơn

Ngày đăng 13:58 21/12/2021
Loay hoay gỡ tắc nông sản ở biên giới Lạng Sơn

Vietstock - Loay hoay gỡ tắc nông sản ở biên giới Lạng Sơn

Quan điểm phòng chống dịch Covid-19 có sự khác biệt giữa VN và Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc dồn ứ tại các cửa khẩu Lạng Sơn ở mức độ nghiêm trọng chưa từng có, cũng chưa có giải pháp rõ ràng để tháo gỡ.

Đến trưa 20.12 vẫn còn gần 4.600 xe hàng hóa, nông sản ùn ứ tại Lạng Sơn. Tùng Đinh

Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc trao đổi, làm việc giữa Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam; Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu và Tham tán thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại VN Hồ Tỏa Cẩm diễn ra chiều 20.12 tại Hà Nội về tình trạng nông sản dồn ứ tại Lạng Sơn nhiều ngày qua.

Phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc

Cập nhật diễn biến mới nhất, ông Hồ Tiến Thiệu cho biết đến trưa 20.12, các cửa khẩu tại Lạng Sơn đang dồn ứ 4.598 xe container, trong đó 2/3 là hàng nông sản. Trong khi đó, Trung Quốc siết chặt kiểm soát phòng dịch Covid-19 nên cửa khẩu Tân Thanh đã dừng thông quan từ ngày 18.12, cửa khẩu Chi Ma thì đã dừng từ ngày 8.12.

Hiện ở Lạng Sơn chỉ còn cửa khẩu Hữu Nghị là có hoạt động thông quan với Trung Quốc, nhưng mỗi ngày chỉ xuất khẩu khoảng 100 xe, công suất này bằng 1/5 so với ngày bình thường trước đây. Lạng Sơn đang chịu áp lực lớn về hạ tầng bến bãi cũng như công tác phòng chống dịch Covid-19 khi đang có khoảng gần 10.000 lái xe, phụ xe… ở Lạng Sơn và thực tế đã phát hiện hàng trăm ca nhiễm Covid-19 trong số này.

Trao đổi với báo chí sau đó, ông Thiệu nói: “Để hàng hóa nông sản không dồn ứ kéo dài ở cửa khẩu, chúng tôi kêu gọi các địa phương chủ động điều tiết, thông báo cho doanh nghiệp (DN) không đưa hàng lên biên giới vì việc giải tỏa hàng tồn hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào phía Trung Quốc”.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng nguyên nhân khiến phía Trung Quốc kiểm soát ngặt nghèo hơn, dẫn đến ùn tắc xe chở nông sản là do một số DN VN không thực hiện nghiêm quy định 5K trong phòng dịch. Theo thông tin ngoại giao từ các cơ quan đại diện của VN tại Trung Quốc, phía Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan Trung Quốc) đã gửi thông báo trên bao bì của một số lô hàng nông sản xuất khẩu của DN VN nhiễm SARS-CoV-2 ở các mức độ khác nhau, thậm chí có lái xe chuyên trách của VN đưa hàng qua Trung Quốc nhiễm Covid-19.

Ông Nam nhấn mạnh Trung Quốc đang thực hiện chính sách “Zero Covid” nên siết chặt kiểm soát dịch bệnh trên người, phương tiện và cả bao bì chứa đựng hàng hóa từ những khu vực có chính sách “sống chung với Covid-19” nên đã làm giảm năng lực, tốc độ thông quan hàng hóa ở cửa khẩu dẫn tới ùn tắc.

Khó giải quyết triệt để

Tại buổi làm việc, ông Hồ Tỏa Cẩm cho rằng việc ùn ứ nông sản giữa VN và Trung Quốc vẫn xảy ra ở quy mô nhỏ vào thời điểm cao điểm thu hoạch ở VN cũng như Tết Nguyên đán hằng năm, nhưng lần này thì ở mức nghiêm trọng nhất và nguyên nhân chính là do tác động trực tiếp của dịch Covid-19. Không chỉ ở phía VN, Trung Quốc đang tồn khoảng 2.500 xe container tại TP.Sùng Tả, khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây.

Ông Hồ Tỏa Cẩm cũng nhiều lần khẳng định Trung Quốc kiên trì thực hiện chính sách “Zero Covid” nên ở bất cứ ngành nghề nào thì việc đảm bảo kiểm soát dịch Covid-19 đều là số một, được đặt trên hết. “Chúng tôi có 1,4 tỉ dân, nếu sống chung với Covid-19 thì dễ vỡ trận. Chúng tôi không dám tưởng tượng đến hậu quả. Vì thế, Trung Quốc vẫn kiên trì chính sách này”, ông Hồ Tỏa Cẩm nói.

Bày tỏ quan điểm về giải quyết ùn ứ nông sản ở Lạng Sơn hiện nay, ông Hồ Tỏa Cẩm cho rằng: “Tôi nghĩ chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã làm rất tốt trong việc thông báo tới DN và các địa phương khác, nhưng do đang là vụ thu hoạch nên cũng khó giải quyết triệt để”. Theo ông Hồ Tỏa Cẩm, những ngày qua Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại VN đang lo lắng và sẽ tiếp tục đề nghị với các cơ quan chức năng ở Trung Quốc tìm giải pháp tháo gỡ.

Chia sẻ trước khi kết thúc buổi làm việc, ông Trần Thanh Nam cho rằng quan điểm phòng chống dịch Covid-19 giữa hai nước còn có sự khác biệt nên chưa thống nhất được các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu. Ông Nam đề nghị cơ quan chức năng VN và Trung Quốc tiếp tục tăng cường trao đổi để đi đến thống nhất quy trình kiểm soát phòng dịch Covid-19 tạo điều kiện thuận lợi cho DN hai nước thông thương hàng hóa, nông sản.

Phải chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch

Theo Bộ Công thương, để giải quyết tình trạng nông sản dồn ứ, ùn tắc diễn ra trong nhiều năm nay thì DN phải chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu chính ngạch (mua bán theo hợp đồng, với các điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính…). Ngoài ra, DN cần chuyển phương thức vận tải đi bằng đường biển đến các cảng của Trung Quốc như đối với mặt hàng thủy sản đang làm.

Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết các Lệnh 248, Lệnh 249 của Trung Quốc về điều kiện với hàng xuất nhập khẩu sắp có hiệu lực (kể từ 1.1.2022) nên việc xuất khẩu phải chuyển mạnh sang chính ngạch. Điều này đòi hỏi việc sản xuất phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn… để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với bạn hàng nước ngoài.

Bộ Công thương đang trao đổi với đối tác phía Trung Quốc để chuyển sang đi qua các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh khác như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai để giảm ùn ứ tại Lạng Sơn và Móng Cái (Quảng Ninh). Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng đang phối hợp với phía Trung Quốc tổ chức kỳ họp lần thứ nhất Nhóm công tác thuận lợi hóa thương mại Việt - Trung nhằm tìm kiếm các giải pháp tạo thuận lợi cho thương mại song phương, trong đó có giải pháp giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại khu vực biên giới Việt - Trung.

Chí Hiếu

Quang Thuần

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.