Lãi suất tiền gửi kém hấp dẫn, nhà đầu tư tìm "bến đỗ" mới với điều kiện an toàn và hấp dẫn hơn. Tính từ đầu năm đến nay, bình quân lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại đã xuống tới mức 5,13%/năm, giảm khoảng 3 điểm phần trăm so với cuối năm 2022, thấp hơn cả giai đoạn COVID-19.
Lãi suất tiết kiệm giảm sâu
Lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng hiện giảm xuống mức thấp trong nhiều năm qua.
Tại Vietcombank (HM:VCB), lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng giảm chỉ còn 4,8%/năm.Các ngân hàng lớn khác như BIDV (HM:BID), VietinBank, Agribank cũng chỉ áp dụng mức lãi suất tiền gửi 5,3%/năm cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 12 tháng, riêng với ACB (HM:ACB) lãi suất chỉ dừng lại ở mức 4,7%/năm. Đối với các kỳ hạn ngắn từ 3 - 6 tháng, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng mức lãi suất chỉ từ 3,2 - 3,6%/năm.
>> Lãi suất cho vay mua nhà tiếp tục xuống đáy
Nhìn vào biểu lãi suất của các ngân hàng, nhà đầu tư có phần dao động, nhất là trong giai đoạn đáo hạn các khoản tiền tiết kiệm. Nhà đầu tư có xu hướng chuyển đến kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn hơn. Theo đó, nhà đầu tư tìm kiếm đến kênh bất động sản với tâm lý gom đất và chờ đợt "sóng" mới.
Ở góc độ khác, theo số liệu của Tổng cục thống kê, CPI bình quân 7 tháng năm 2023 tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,49% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên so với các tháng đầu năm, tốc độ này đã có phần giảm. Tốc độ tăng CPI bình quân các tháng có xu hướng giảm dần, là dấu hiệu tích cực cho thấy CPI bình quân năm 2023 đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%.
>> VIB (HM:VIB) triển khai gói tín dụng cho vay kinh doanh lãi suất chỉ 5,5%/năm
Theo đó, nhà đầu tư dễ dàng nhận ra tiền lời tiết kiệm có thể bị “ăn mòn” bởi lạm phát. Nhà đầu tư không còn mặn mà với kênh đầu tư gửi tiết kiệm. Thay vào đó, họ hướng đến những kênh đầu tư ưa chuộng hơn và kỳ vọng mang lại lợi nhuận cao hơn.
Theo các chuyên gia, hiện tượng lãi suất tăng cao như giai đoạn cuối năm 2022 chỉ mang tính chất thời điểm, do đó lợi nhuận từ kênh tiền gửi tiết kiệm không bền vững về dài hạn, và sẽ khó xây dựng khối tài sản lớn.
Bao giờ “sóng" bất động sản trở lại?
Mới đây, Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) đã được thông qua, tháo gỡ tâm lý đang chờ của nhà đầu tư và khách hàng, kích thích dòng tiền tiết kiệm đáo hạn chảy vào bất động sản.
Lãi suất tiền gửi kém hấp dẫn, nhà đầu tư kỳ vọng đợt “sóng” mới từ bất động sản |
>> Lãi suất thấp kỉ lục, dòng tiền có thực chuyển hướng vào bất động sản?
Nếu “sóng" được dự báo đến sớm hơn so với chu kỳ trước, đồng nghĩa với việc cuối năm 2023 là thời điểm phù hợp để nhà đầu tư bất động sản gia nhập thị trường. Thời điểm hiện tại cho đến nửa đầu năm 2024 có thể xem như bước khởi đầu của một chu kỳ phục hồi và tăng trưởng tiếp theo của thị trường bất động sản.
Khi lãi suất tiết kiệm giảm sâu, việc dịch chuyển dòng tiền từ lĩnh vực có tỷ lệ sinh lời thấp sang tỷ lệ sinh lời cao là điều tất yếu. Với quan điểm “tấc đất tấc vàng" đã thúc đẩy một bộ phận nhà đầu tư có sẵn lượng tiền mặt nhanh chóng chuyển vào các dự án bất động sản có giá trị thực, pháp lý vững vàng, giàu tiềm năng tăng giá trong tương lai.
>> Thủ tướng gửi công điện yêu cầu NHNN thúc đẩy việc cho các doanh nghiệp bất động sản vay