💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Kinh tế quý 4 và triển vọng năm 2022 sẽ thế nào?

Ngày đăng 01:25 02/10/2021
Kinh tế quý 4 và triển vọng năm 2022 sẽ thế nào?

Vietstock - Kinh tế quý 4 và triển vọng năm 2022 sẽ thế nào?

Các tổ chức đa phương và ngân hàng quốc tế đều đã và đang hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021, nhưng vẫn quá lạc quan. Họ kỳ vọng hoạt động kinh tế hồi phục một phần trong quý 4/2021 theo hướng thích ứng an toàn và bình thường mới, phục hồi kinh tế mạnh trong năm 2022...

Toàn cảnh toạ đàm trực tuyến.

Ngày 01/10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ phối hợp cùng Cơ quan Thường trú Đài Tiếng Nói Việt Nam tại Đồng bằng Sông Cửu Long và Trung tâm Trọng Tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức hội thảo “Bức tranh Kinh tế Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo Kinh tế quý 4 và triển vọng năm 2022”.

CÁC NGÀNH QUAN TRỌNG ĐỀU GIẢM TĂNG TRƯỞNG

Đánh giá bức tranh kinh tế Việt Nam dưới tác động của Covid-19, ông Nguyễn Xuân Thành, Chuyên gia kinh tế, Trường chính sách công và Quản lý Fullbright, cho rằng đợt dịch thứ 4 đã tác động trực tiếp tới nền kinh tế. Đặc biệt, kinh tế Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng mạnh.

Khiến tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19.

Các ngành quan trọng đều giảm trong quý III: công nghiệp chế biến giảm 3,2%, xây dựng giảm 11,4%, thương mại giảm 19,9%, vận tải giảm 21,1%, thủy sản – 4,9%.

 

Đi vào cụ thể, theo ông Thành, thương mại - ngành lớn nhất của dịch vụ đang suy giảm mạnh. Doanh số bán lẻ và dịch vụ giảm mạnh trong suốt cả 3 tháng của quý III. 9 tháng năm 2021 đạt 3.367,7 nghìn tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,7%.

Bên cạnh đó, công nghiệp tăng trưởng tốt cho đến tháng 5, chậm lại vào tháng 6, không có tăng trưởng trong tháng 7, giảm mạnh vào tháng 8 và 9.

Sản xuất công nghiệp các tỉnh phía Bắc (Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng) phục hồi nhưng suy giảm mạnh ở TP.HCM và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh cho đến tháng 6, nhưng tháng 7 đã chậm lại và tháng 8 và 9 đã suy giảm. Xuất khẩu ước tăng 18,8% trong 9 tháng đầu năm.

Hàng truyền thống thâm dụng lao động (may mặc, giày dép), nội thất và thủy sản giảm mạnh vào tháng 9. Lần lượt là - 18,6%, -44,2%, -35,3%, -26,8%.

Trong lĩnh vực đầu, đợt dịch hiện nay đang làm giảm mạnh đầu tư tư nhân và giải ngân FDI. 9 tháng đầu tư tư nhân tăng thấp (3,9%) và FDI giảm (-3,4%).

Song ông Thành cũng nhấn mạnh, thách thức quý 4/2021 trong xuất khẩu Việt Nam là các tập đoàn đa quốc gia chuyển đơn hàng sản xuất cho dịp lễ cuối năm từ Việt Nam sang các nền kinh tế khác nếu Việt Nam không thích ứng và mở cửa bền vững.

KÍCH HOẠT CÁC BIỆN PHÁP MỞ CỬA

Đánh giá triển vọng nền kinh tế thời gian tới, đại diện Fullbright cho rằng, các tổ chức đa phương và ngân hàng quốc tế đều đã và đang hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021, nhưng vẫn  quá lạc quan. Vẫn kỳ vọng hoạt động kinh tế hồi phục một phần trong quý 4/2021 theo hướng thích ứng an toàn và bình thường mới, phục hồi kinh tế mạnh trong năm 2022.

“Nhưng để có tăng trưởng trong năm 2021, chúng ta cần phục hồi trong quý IV bằng việc mở cửa kinh tế từ đầu tháng 10”, ông Thành nhấn mạnh.

Để phục hồi mạnh trong năm 2022, cần mở cửa theo thích ứng an toàn và bình thường mới, tiêm đủ vaccine và mở cửa bình thường mới sau Tết nguyên đán. Nếu tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng thấp, hệ thống y tế không quá tải sau khi tiêm đủ vacxin có thể mở cửa bền vững.

Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ tiếp tục ở trạng thái hỗ trợ kinh tế, đảm bảo thanh khoản dồi dào; thực hiện chính sách tài khóa: kích cầu tăng trưởng, chấp nhận một mức bội chi ngân sách cao (6% GDP) tài trợ bằng trái phiếu chính phủ và một chương trình đầu tư công trung hạn (2022-2025).

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) nhận định, sự suy giảm GDP trong quý 3 chỉ là nhất thời, GDP sẽ đảo chiều khi các biện pháp mở cửa thị trường được kích hoạt. Chúng ta có thể không đạt được mục tiêu 3,5 – 4% như dự kiến nhưng vẫn có khả năng tăng trưởng vào quý IV này và trong năm 2022 đà tăng trưởng sẽ hồi phục lại.

 

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu trên, theo ông Lộc đồng tình, cần kiên định chủ trương mở cửa nền kinh tế. “Đề nghị Ban chỉ đạo Quốc gia ban hành ngay trong tuần này tài liệu hướng dẫn “Thích ứng (hay sống chung), an toàn với Covid” để xác lập kịch bản và các khung khổ hành xử của các cấp chính quyền, người dân và cộng đồng doanh nghiệp”, ông Lộc nhấn mạnh.

Ông Lộc đề xuất, có thể coi đó là cuốn “cẩm nang”  hay là “bộ luật Chung sống an toàn với Covid”. Đây là một công cụ quan trọng để chúng ta chủ động, kiên định chung sống an toàn với dịch bệnh, tránh lúc “đóng” , lúc “mở”; lúc “siết”, lúc “buông”; trên nói một đằng, dưới làm một nẻo; tỉnh A thông đường, tỉnh B rào chặn; quận, huyện bảo doanh nghiệp được vận hành, xã phường bảo người lao động “ở đâu yên đó”, “một ngõ có F0, cả vùng phong tỏa”, “ngăn sông, cấm chợ” vô lối, làm khó doanh nghiệp, làm khổ cho dân …

“Khi có cẩm nang, địa phương không phải xin phép Trung ương, doanh nghiệp và người dân không phải chờ phê duyệt của chính quyền, doanh nghiệp có thể chủ động các phương án dự phòng để duy trì sản xuất, các chủ nhãn hàng quốc tế có thể yên tâm vào khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp Việt Nam”, ông Lộc quyết liệt.

Bên cạnh đó, lãnh đạo VIAC cho rằng, doanh nghiệp chính là động lực phát triển của nền kinh tế, nên cần có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tái khởi động và phục hồi.

Cụ thể, ông Lộc đề nghị cần triển khai theo 5 mũi giáp công. Một là, mở cửa thị trường. Đây là cỗ máy trợ thở lớn nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế lúc này (chủ động, nhất quán, có lộ trình, kịch bản).

Hai là, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách hành chính. Đây là thời cơ tốt cho sự đồng thuận, chung tay, đẩy nhanh cải cách.

Ba là, thực hiện tốt và mở rộng quy mô các gói hỗ trợ tài khoá, tiền tệ, an sinh. Các biện pháp hỗ trợ định hướng không chỉ cứu các doanh nghiệp khó khăn mà còn nhằm thúc đẩy các ngành và doanh nghiệp có tiềm năng phát triển.

Bốn là, triển khai chương trình trợ giúp, nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng về tái cấu trúc, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và đào tạo nguồn nhân lực.

Năm là, tiếp tục thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại đầu tư kết nối lại các chuỗi cung ứng và mở mang thị trường cho doanh nghiệp.

Vũ Khuê

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.