Vietstock - Kiến nghị xử lý tài chính trên 71.600 tỷ đồng qua kiểm toán ngân sách
Đến ngày 30/6, Kiểm toán Nhà nước khẳng định sẽ hoàn thành việc rà soát việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán đến hết niên độ Ngân sách Nhà nước năm 2021.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn chủ trì hội nghị cho ý kiến về định hướng Kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán Nhà nước và công tác rà soát kết luận, kiến nghị kiểm toán hết niên độ NSNN 2021. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
|
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết theo dự thảo báo cáo, kết quả kiểm toán năm 2022 đối với niên độ Ngân sách Nhà nước năm 2021 (đến ngày 10/4/2023), cơ quan này đã kiến nghị xử lý tài chính, xử lý kế hoạch khác là 71.605 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 260 văn bản pháp luật sai quy định hoặc kế hoạch không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn.
Hiện Kiểm toán Nhà nước đã dự thảo Báo cáo về việc thực hiện kết luận, kiến nghị đối với niên độ ngân sách Nhà nước năm 2021, 2020 và năm 2019 trở về trước được chuẩn bị theo yêu cầu của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội để chuẩn bị tài liệu phục vụ phiên giải trình tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã phát hành 172 báo cáo kiểm toán có kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với nhiều tập thể, cá nhân liên quan đến các tồn tại, hạn chế phát hiện qua hoạt động kiểm toán.
Trước đó, các kết luận và kiến nghị cho niên độ ngân sách Nhà nước năm 2020, Kiểm toán Nhà nước đang theo dõi, đôn đốc kiến nghị xử lý tài chính, xử lý kế hoạch khác gần 66.964 tỷ đồng, kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 198 văn bản pháp luật sai quy định hoặc kế hoạch không phù hợp và phát hành 95 báo cáo kiểm toán có kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân.
Về các niên độ Ngân sách Nhà nước 2019 trở về trước chưa thực hiện đến 31/12/2021, Kiểm toán Nhà nước đang theo dõi, đôn đốc kiến nghị xử lý 82.857 tỷ đồng; kiểm toán về cơ chế chính sách trở về trước chưa thực hiện 375 kiến nghị; về kiểm điểm trách nhiệm chưa thực hiện là 623 kiến nghị.
Cũng theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn, qua theo dõi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán, cơ bản các đơn vị được kiểm toán đã nghiêm túc triển kế hoạch khai thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán. Kết quả, các kiến nghị về xử lý tài chính, xử lý kế hoạch khác được thực hiện bình quân kế hoạch khoảng 75%-80% cho năm liền kề (năm kiểm toán) và tiếp tục thực hiện trong các năm tiếp theo với tỷ lệ kế hoạch 15%-20% số kiến nghị còn lại mỗi năm.
Các kiến nghị chưa thực hiện tính đến 31/12/2022 xuất phát từ nguyên nhân thuộc trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán là 44.972 tỷ đồng, chiếm 57,4%; thuộc trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước là 2.369 tỷ đồng, chiếm 3,02% (do đơn vị chưa thống nhất với kết luận, kiến nghị hoặc Kiểm toán Nhà nước chưa kiểm tra thực hiện kiến nghị).
Ngoài ra, nhóm nguyên nhân trách nhiệm của bên thứ ba là 17.732 tỷ đồng, chiếm 22,63 % (như chờ phê duyệt của cơ quan Nhà nước; do nhà thầu kế hoạch không hợp tác, phối hợp, còn có tranh chấp; chưa được bố trí vốn thanh toán, đang hoàn thiện hồ sơ quyết toán…) và các nhóm nguyên nhân kế hoạch khác chiếm 16,07%.
Trước những tồn tại đó, ông Ngô Văn Tuấn đã yêu cầu các đơn vị tập trung tiếp tục rà soát, nhằm đảm bảo đến ngày 30/6 hoàn thành việc rà soát việc thực hiện kết luận, kiến nghị Kiểm toán Nhà nước đến hết niên độ Ngân sách Nhà nước năm 2021./.
Hạnh Nguyễn