Đồng USD mạnh hơn thúc đẩy các xu hướng thắt chặt tài chính toàn cầu; làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản rủi ro đồng thời làm yếu đi các hoạt động thương mại. Ngân hàng Trung Ương chạy đua tăng lãi suất
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 6 tháng tăng 5.14% trong phiên 28/02, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2007 khiến đồng USD đã đạt đến tốc độ tăng chóng mặt từ mức thấp nhất gần đây và ở gần mức cao kỷ lục của 7 tuần so với các đồng tiền mạnh khác.
Đồng USD đóng vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính toàn cầu, biến động của đồng tiền này có tác động đến nhiều tài sản rủi ro.
Tuy nhiên, phản ứng của đồng USD cũng mờ nhạt khi vẫn giảm 8% so với mức cao kỷ lục được ghi nhận vào tháng 9 năm ngoái.
Đồng USD mạnh hơn thúc đẩy các xu hướng thắt chặt tài chính toàn cầu, làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản rủi ro đồng thời làm yếu đi các hoạt động thương mại. Đối với các nước đi vay USD để thanh toán lãi các khoản vay sẽ gặp khó khăn hơn, đặc biệt là với các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Với Mỹ, sức tăng của đồng USD làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các công ty đa quốc gia khi họ tốn kém hơn để chuyển lợi nhuận bằng đồng tiền khác sang đồng USD.
Xuất phát muộn hơn nhiều Ngân hàng Trung ương lớn khác, đặc biệt là Fed trong cuộc chiến chống lạm phát cao song ECB cũng bắt nhịp khá nhanh với làn sóng tăng lãi suất trên toàn cầu.
Tính chung từ tháng 7/2022 đến nay, ECB đã tăng lãi suất tổng cộng 300 điểm và phát đi tín hiệu có thể sẽ tăng tiếp lãi suất ở mức 50 điểm tại cuộc họp chính sách diễn ra ngày 16/3 tới.
Nguyên nhân được cho là bởi lạm phát lõi ở châu Âu vừa đạt tốc độ kỷ lục hàng năm là 5,6% vào tháng 1 trong khi chỉ số tương tự của Mỹ thì đã đạt đỉnh vào tháng 9/2022 và đã chậm lại trong 4 tháng liên tiếp.
Các nhà giao dịch tiền tệ có thể đổ dồn vào đồng Euro thay vì đồng USD nếu sự khác biệt này tiếp tục thúc đẩy chênh lệch lợi suất.
Các nước đồng loạt "dời xa" USD
Việc đồng USD mạnh lên gần đây đã khiến các loại tiền tệ từ Ghana, Ai Cập, Pakistan và Zambia đã mất giá nhiều hơn trong năm 2023.
Hơn nữa, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022 đã gây ra làn sóng trừng phạt tài chính do Mỹ dẫn đầu đối với Moscow. Những biện pháp trừng phạt đã khiến Nga và Trung Quốc thúc đẩy cơ sở hạ tầng tài chính thay thế đồng USD.
Không chỉ có Bắc Kinh và Moscow, Ấn Độ đến Argentina, Brazil đến Nam Phi và Trung Đông đến Đông Nam Á, những tháng gần đây, các quốc gia này đã hướng tới các thỏa thuận nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.
Vào tháng 2/2023, Ngân hàng trung ương của Iraq - một nhà cung cấp dầu mỏ lớn - đã lần đầu tiên tuyên bố sẽ cho phép giao dịch thương mại với Trung Quốc được thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ.
Tương tự vào tháng 9/2022, Ngân hàng trung ương của Bangladesh đã đưa ra một thông báo các thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã đồng ý tăng thương mại bằng đồng Nhân dân tệ.
Vào tháng 1/2023, một quan chức Bộ Thương mại Ấn Độ cho rằng, Nga, Sri Lanka, Bangladesh và Mauritius đều muốn giao dịch với Ấn Độ bằng đồng Rupee.
Các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á đang lên kế hoạch tạo ra một cơ chế mà tại cơ chế này các ứng dụng di động có thể được sử dụng để giao dịch giữa các quốc gia bằng nội tệ của họ.
Ngoài ra, Tổng thống Brazil và Argentina cũng tiết lộ, hai đất nước này sẽ thiết lập một đồng tiền chung để giải quyết các giao dịch thương mại.
Cũng trong tháng 1 và đầu tháng 2 này, Ai Cập, Pakistan và Lebanon đồng loạt từ bỏ chính sách neo buộc tỷ giá đồng nội tệ vào đồng USD mà các nước này đã theo đuổi suốt nhiều năm.
Tuy nhiên, việc thay đổi tiền tệ lại thổi bùng lạm phát vì làm cho giá nhập khẩu hàng hoá leo thang, đồng thời đẩy cao chi phí phục vụ cho việc trả các khoản nợ ngoại tệ.
Ở thời điểm hiện tại, đồng Nhân dân tệ chỉ có thể chuyển đổi cho các mục đích hạn chế, chẳng hạn như thương mại. Điều này hạn chế sức hấp dẫn của Nhân dân tệ, bất chấp tác động ngày càng tăng của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu.
Một số chuyên gia cho rằng, mặc dù các động thái hướng tới phi USD hóa sẽ không thay thế hoàn toàn USD bằng một loại tiền tệ thống trị khác nhưng có thể đưa ra các lựa chọn khác, cho phép các giao dịch thương mại không sử dụng đồng nội tệ của Mỹ.
Theo dự báo của các chuyên gia việc Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất cao sẽ đưa đồng USD tăng cao trong năm nay, kể cả sau khi hoạt động tăng lãi suất được dừng lại.