Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

HSBC: Vị thế riêng của Việt Nam sau đại dịch Covid-19

Ngày đăng 21:30 25/06/2020
Cập nhật 14:49 25/06/2020
HSBC: Vị thế riêng của Việt Nam sau đại dịch Covid-19

HSBC: Vị thế riêng của Việt Nam sau đại dịch Covid-19

Vietstock - HSBC: Vị thế riêng của Việt Nam sau đại dịch Covid-19

Việt Nam đã từng bước kiềm chế sự lây lan của đại dịch Covid-19 và nền kinh tế bước đầu đi vào sự ổn định mới. Với những thông tin tốt này, chuyên gia kinh tế phụ trách các thị trường ASEAN của Khối Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu Ngân hàng HSBC – bà Yun Liu đã có một vài đánh giá về những yếu tố góp phần nên thành công của Việt Nam.

Bà Yun - Liu

Trên nhiều khía cạnh, Việt Nam đang viết nên câu chuyện đặc biệt của chính mình. Chính phủ đã thành công trong việc làm phẳng đường cong dịch bệnh Covid-19, gần như loại bỏ được dịch bệnh bằng các nỗ lực chủ động ngăn chặn cùng những phản ứng chính sách kịp thời. Cách xử lý đại dịch hiệu quả đã giúp nền kinh tế hồi phục.

Thị trường tiêu dùng trong nước đang bật tăng trở lại, đặc biệt là du lịch nội địa, và thậm chí hoạt động du lịch quốc tế có lợi thế phục hồi nhanh hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Hơn thế nữa, Việt Nam đang tiếp tục thu hút các cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài ấn tượng và việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu (EU) gần đây sẽ giúp tăng cường thương mại với thị trường xuất khẩu lớn thứ hai này của đất nước. Tuy câu chuyện Việt Nam là một điểm sáng trong các nền kinh tế mới nổi không còn mới, nhưng việc xử lý tốt đại dịch Covid-19 giờ đây đã đưa đất nước đến một vị thế khác.

Dù không phải là một nền kinh tế lớn, sự phục hồi nhanh chóng của Việt Nam đem lại những bài học giá trị cho một thế giới đang chật vật tìm cách thúc đẩy tăng trưởng một cách khẩn thiết. Hãy xem lại những yếu tố đã tạo nên câu chuyện Việt Nam tích cực.

Tất cả bắt đầu với các biện pháp nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh lây lan. Chính phủ đã chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào ngày 1/2/2020 khi lúc này tổng số ca nhiễm trên cả nước chưa tới 10 trường hợp. Các biện pháp chưa từng có tiền lệ được thực hiện và những nỗ lực chủ động đã được đền đáp. Với việc chỉ ghi nhận hơn 300 ca nhiễm và không có trường hợp tử vong cho đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất ở châu Á.

Chi phí kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Xuất khẩu đã sụt giảm với tốc độ hai chữ số trong hai tháng liên tiếp do ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của các lô hàng dệt may và điện thoại thông minh. Hơn nữa, nhu cầu trong nước cũng bị tác động nặng nề bởi giãn cách xã hội, doanh số bán lẻ giảm mạnh so với mức tăng trưởng nhanh chóng đạt được trong vài năm qua.

Tuy nhiên, thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh cho phép Việt Nam có thời gian để phục hồi trước những quốc gia khác. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên dỡ bỏ các cách ly xã hội và dần khôi phục hoạt động kinh tế. Và gần đây, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đứng đầu về độ tín nhiệm của công chúng trong công tác ứng phó dịch Covid-19 trên YouGov (yougov.co.uk, ngày 2/6/2020). Do đó, không ngạc nhiên khi thấy niềm tin của người tiêu dùng đã truyền đến những dấu hiệu mới của sự phục hồi trong nước. Với khả năng thích ứng khéo léo, Việt Nam gần như đã trở lại trạng thái bình thường, hỗ trợ doanh số bán lẻ phục hồi nhanh chóng trong tháng trước. Cùng với đó, tất cả các chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines (HN:HVN) đã được nối lại, gần như tương đương với năm 2019.

Trong khi các lệnh kiểm soát biên giới của Việt Nam vẫn còn được áp dụng cho khách du lịch nước ngoài, việc xử lý đại dịch thành công có thể mang lại lợi thế của người đi trước cho Việt Nam khi biên giới mở cửa trở lại. Ngành du lịch đang kêu gọi quảng bá cho chiến dịch “Du lịch an toàn” để thu hút du khách quốc tế. Từ ngày 1/7/2020, công dân của 80 quốc gia sẽ được cấp thị thực điện tử khi xuất nhập cảnh tại Việt Nam, mặc dù còn cần khai báo nhiều thông tin được yêu cầu bởi các biện pháp kiểm soát biên giới hiện có. Sau cùng thì 80% du khách quốc tế đến Việt Nam là từ châu Á nên việc phục hồi du lịch trong khu vực sẽ là một cú hích lớn trong tình hình ảm đạm hiện nay.

Ngoài ra, mặt trận thương mại gần đây cũng đón nhận nhiều tin tích cực. Vào ngày 8/6/2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) – một sự kiện được mong chờ từ lâu, và dự kiến ​​sẽ sớm có hiệu lực. Thỏa thuận đến đúng lúc khi các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh. EVFTA sẽ không chỉ thúc đẩy thương mại với EU khi gỡ bỏ hầu hết các loại thuế quan hiện hành mà còn giúp thu hút nhiều nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chất lượng cao hơn vào Việt Nam. Và nếu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP, một hiệp định thương mại có quy mô lớn nhất thế giới nếu được thực hiện, có thể được ký kết trong năm nay sẽ là một tin hấp dẫn hơn nữa.

Bất chấp nguy cơ mất cân bằng, một quốc gia thiên về xuất khẩu như Việt Nam hiểu được tầm quan trọng của một nền kinh tế toàn cầu gắn bó chặt chẽ và do đó đang làm mọi cách để tạo điều kiện cho thương mại mở. Trong những năm gần đây, thặng dư thương mại luôn tăng trưởng bền vững đã hỗ trợ cho cán cân thanh toán của Việt Nam và tăng cường khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài. Điều này trang bị cho Việt Nam sự phòng vệ tốt hơn về mặt ổn định tỷ giá và tạo sự linh hoạt cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ.

Tất cả điều này không có nghĩa là Việt Nam có thể hoàn toàn chỉ dựa vào lợi thế của mình. Những điều trên thoạt nghe tưởng chừng rất lý tưởng, nhưng tất nhiên vẫn còn những vấn đề tồn đọng cần được khắc phục. Việt Nam không nên bỏ quên việc cải cách. Chẳng hạn như các lỗ hổng trong lĩnh vực ngân hàng cần phải được giải quyết, với bộ đệm vốn còn yếu và đòn bẩy tiêu dùng đang tăng. Trong khi đó, nâng cấp cơ sở hạ tầng vẫn là ưu tiên hàng đầu. Do đó, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đang được mong đợi có những sửa đổi cần thiết để khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này.

Nhìn chung, đây là một câu chuyện tích cực khi cái tên Việt Nam đang được chú ý giữa các nền kinh tế mới nổi. Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để tiếp tục tiến hành chương trình cải cách của mình.

Làm thế nào để vượt qua Covid-19 và quản lý sự phục hồi nhanh chóng là ưu tiên hàng đầu của tất cả các nhà hoạch định chính sách. Có lẽ tất cả chúng ta đều có thể rút ra bài học từ những kinh nghiệm của Việt Nam.

Hàn Đông

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.