Giải cứu doanh nghiệp: Thực thi nhanh, dồn lực đúng chỗ

Ngày đăng 18:51 15/06/2020
Giải cứu doanh nghiệp: Thực thi nhanh, dồn lực đúng chỗ

Vietstock - Giải cứu doanh nghiệp: Thực thi nhanh, dồn lực đúng chỗ

Các DN cần thêm những chính sách hỗ trợ hơn để vượt qua khó khăn do đại dịch Covid – 19. Trong đó, cần quan tâm đến các DN trụ cột, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế để bốc đúng thuốc, có chính sách hỗ trợ đúng mức.

* 'Cần ủy ban quốc gia giải cứu doanh nghiệp'

Chọn đúng đối tượng để có hiệu quả cao

GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển: Trước ảnh hưởng của đại dịch covid – 19, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp như giải pháp liên quan giãn thuế, giãn nợ, đáo hạn nợ, giảm lãi suất…

Vì thế, thời gian tới cần ban hành các chính sách hỗ trợ đúng đối tượng hơn, nếu “đánh đồng” việc hỗ trợ thì không ngân sách nào chịu nổi. Thời gian qua, nhiều ý kiến của các doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng cần hỗ trợ các doanh nghiệp lớn kéo dài thời gian gia hạn thuế. Đây là yêu cầu chính đáng của các doanh nghiệp. Chủ trương này là cần thiết, nhưng phải làm thận trọng, tránh lặp lại việc hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19 nhưng lại rơi vào tay người giàu.

Điểm yếu của nước ta hiện nay là việc liên thông dữ liệu giữa các cơ quan còn hạn chế cho nên khó nắm được tình hình của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Đã đến lúc phải tính toán đến xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu doanh nghiệp, để từ đó phân loại, đưa ra các chính sách đúng đối tượng hơn. Những doanh nghiệp khó khăn phải hỗ trợ họ là rất đúng vì có doanh nghiệp họ khó khăn thật sự.  Ví dụ kéo dài thời gian giãn thuế cho doanh nghiệp là một giải pháp có tác dụng để doanh nghiệp có dòng tiền vượt qua khó khăn.

Mặt khác, các doanh nghiệp cũng phải chủ động vượt khó. Giờ đây sức bật của chính doanh nghiệp cũng cần phải mạnh hơn vì trong kinh doanh thường có rủi ro.

TS. Nguyễn Đình Cung, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Chính phủ đã ban hành một loạt các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thể hiện tại Chỉ thị 11, Nghị định 41, Nghị định 42, Nghị quyết 84… Các giải pháp này về định hướng chính sách là phù hợp: giảm lãi vay và thuế phí, tăng thêm nguồn lực cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh, tăng cầu nội địa…

Trên thực tế, chẳng hạn với giảm thuế, chỉ doanh nghiệp vẫn còn doanh thu để nộp thuế mới được hưởng lợi chính sách gia hạn nộp thuế, còn những doanh nghiệp khó khăn đến mức không có doanh thu thì chính sách gia hạn thuế hay miễn thuế cũng không có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, có những chính sách xét về ý nghĩa là rất tốt, xét về nguyên tắc là chặt chẽ để tránh trục lợi, nhưng những điều kiện để hưởng chính sách được đưa ra có thể tác dụng ngược. Đơn cử như điều kiện hỗ trợ cho những doanh nghiệp có 50% số lao động nghỉ việc, doanh nghiệp bị tổn hại 50% tài sản... thì khi doanh nghiệp ở tình trạng này coi như đã phá sản. Mục đích của chúng ta là hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động, không để lao động mất việc, nhưng với điều kiện này, doanh nghiệp có thể cho lao động nghỉ nhiều hơn để hưởng lợi chính sách.

Hơn nữa, việc xác định thiệt hại cũng mất nhiều thời gian và thủ tục, trong khi doanh nghiệp cần hỗ trợ ngay để sớm phục hồi. Ngay như việc gia hạn thuế cũng chỉ trong 5 tháng, đến cuối năm doanh nghiệp vẫn phải nộp những khoản nợ này trong khi tình hình đang rất khó khăn và dự báo tới đây chuyện sản xuất, kinh doanh còn khó khăn hơn nữa. Đã vậy, nhiều giải pháp về tính pháp lý và tính hiệu lực chưa cao vì mới chỉ dừng ở công văn hướng dẫn, như việc tạm dừng quỹ hưu trí và tử tuất, lùi đóng phí công đoàn... Chính vì vậy, cần có thêm các giải pháp tăng nguồn lực cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh, tăng cầu nội địa.

Chính phủ nên hỗ trợ vào những ngành có tác động lớn đến kinh tế - xã hội và chịu thiệt hại nặng nhất từ dịch COVID-19 như: Hàng không, du lịch hoặc những ngành phải đóng cửa trong nhiều tháng, còn những ngành khác đã không đủ nguồn lực thì thôi. Như vậy, cần hỗ trợ cho các ngành này "ra tấm ra món" để doanh nghiệp có thể phục hồi nhanh chóng, còn như hiện nay, 98% doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ nhưng vẫn không hiệu quả.

Tính toán giãn thuế dài hơi hơn

TS Phạm Hùng Tiến, Viện Friedrich Naumann Foundation: Việt Nam có gói hỗ trợ của Chính phủ cho DN thông qua giãn, hoãn nợ, miễn thuế ngắn hạn. Việc giãn thuế bao lâu nên dựa vào chu trình sản phẩm, dịch vụ, vòng đời sản phẩm. Ngành nào đầu tư dài hạn, thì phải nới thêm thời gian giãn thuế cho họ. Có doanh nghiệp phải bỏ ra lượng vốn đầu tư ban đầu rất lớn, mức thuế phải đóng là rất cao. Họ đầu tư như vậy thì phải có tầm nhìn vài năm, hỗ trợ họ bằng cách kéo dài thời gian giãn thuế cũng là hợp lý.

Nếu quyết liệt hơn có thể cân nhắc lập một quỹ  để Chính phủ mua trái phiếu DN tư nhân một cách chọn lọc những lĩnh vực mà các nhà đầu tư tư nhân không giúp được, và cũng ít rủi ro dòng tiền. Ví dụ: mua cổ phiếu, trái phiếu một số doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng, logistics, xử lý rác thải môi trường…  Việc đang diễn ra tại T3 Tân Sơn Nhất hay ngân sách bỏ tiền làm một số tuyến cao tốc Bắc Nam thay vì làm bằng hình thức BOT là đã và đang thực hiện giải pháp như vậy.

Ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế): Luật quản lý thuế quy định trường hợp ảnh hưởng đặc biệt Chính phủ được gia hạn nộp thuế nhưng không làm ảnh hưởng cân đối ngân sách đã được Quốc hội phê duyệt. Do đó, tùy từng khoản thuế, khoản thu, Bộ Tài chính đã đề nghị Chính phủ gia han để kết thúc năm 2020 không ảnh hưởng dự toán ngân sách.

Nếu kéo dài hơn việc giãn thuế như nhiều đề nghị hiện nay là phương án cần báo cáo Quốc hội. Có Đại biểu Quốc hội đã nói nếu kéo dài hơn việc giãn thuế làm ảnh hưởng dự toán ngân sách thì phải báo cáo Quốc hội. Hoặc đợi năm tiếp theo Chính phủ gia hạn thêm đợt nữa, vừa đảm bảo hỗ trợ người nộp thuế, vừa đảm bảo quy định của pháp luật.

Mới chỉ gia hạn thuế hơn 37 nghìn tỷ đồng

Dù Bộ Tài chính tính toán gói hỗ trợ gia hạn thuế, tiền thuê đất là 180 nghìn tỷ đồng. Thế nhưng bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho biết: Tính đến ngày 11/6, cơ quan thuế đã tiếp nhận 138.842 giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất của người nộp thuế (chỉ đạt khoảng 20%).

Trong số giấy đề nghị gia hạn trên có 104.634 người nộp thuế (NNT) là doanh nghiệp, còn lại là hộ kinh doanh, cá nhân. Tổng tiền đề nghị gia hạn là 37.226 tỷ đồng.

Như vậy, sau hơn 2 tháng thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 41 NĐ/2020/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay mới chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp tham gia.

Hà Duy

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.