💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Đến lúc nới tín dụng?

Ngày đăng 15:18 29/11/2022
Đến lúc nới tín dụng?
VCB
-
VPB
-
HDB
-

Vietstock - Đến lúc nới tín dụng?

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 là 14%, rõ ràng dư địa để nới thêm tăng trưởng tín dụng vẫn còn. Trong tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề, các đợt phát hành mới khó thu hút người mua nên các doanh nghiệp càng mong muốn được tiếp cận kênh tín dụng ngân hàng…

Đầu tháng 10, Vietcombank (HM:VCB) được thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng do đã tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém theo chủ trương của NHNN. Ảnh: THÀNH HOA

Vì sao cần nới?

Chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm tài chính, do đó có lẽ đã đến lúc nhà điều hành xem xét nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh nguồn vốn tại nhiều doanh nghiệp đang bị tắc nghẽn trầm trọng, có thể ảnh hưởng đáng kể lên tăng trưởng kinh tế trong thời gian còn lại của năm nay cũng như cho giai đoạn tới, làm chậm lại đà phục hồi đang diễn biến khá thuận lợi trong thời gian gần đây.

Trước đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã có hai đợt nới room tín dụng cho một số ngân hàng thương mại. Đợt nới room đầu tiên diễn ra vào đầu tháng 9, với khoảng 18 ngân hàng thương mại được cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng. Lần gần đây nhất là vào đầu tháng 10, các ngân hàng VPBank (HM:VPB), HDBank (HM:HDB), MBBank và Vietcombank được thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng, do đây là các ngân hàng đã tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém theo chủ trương của NHNN.

Theo số liệu của NHNN, dư nợ tín dụng toàn ngành kinh tế đến ngày 25-10 đã tăng 11,5% so với cuối năm ngoái, tương ứng với mức tăng tuyệt đối hơn 1,2 triệu tỉ đồng. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 14%, dư địa để nới thêm tăng trưởng tín dụng vẫn còn 2,5%, tương đương với số dư nợ có thể tăng thêm hơn 261.000 tỉ đồng. Con số này dù ít hơn nhiều so với mức tăng của cùng kỳ hai tháng cuối năm của những năm trước, nhưng điều này cũng không có gì lạ khi đặc thù năm nay tín dụng đã tăng trưởng mạnh mẽ ngay từ những tháng đầu năm.

Nếu so với cùng kỳ tháng 10 năm ngoái, tín dụng đang ghi nhận tốc độ tăng lên đến 16,5%. Theo đó, quy mô dư nợ tín dụng toàn ngành kinh tế đã tăng thêm hơn 1,6 triệu tỉ đồng trong vòng 12 tháng qua. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với mốc duy trì 13-15% của giai đoạn trước đây. Vì vậy, nhà điều hành có lý do để cẩn trọng trong việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong năm nay.

Một điểm hỗ trợ nữa cho chính sách nới thêm room tín dụng là diễn biến tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng đã hạ nhiệt trong hơn nửa tháng qua, trong bối cảnh đô la Mỹ trên thị trường quốc cũng đã có dấu hiệu tạo đỉnh. NHNN gần đây có động thái giảm giá bán ra đô la Mỹ hai lần liên tiếp trong vòng một tuần. Cụ thể, sau khi giảm 10 đồng từ ngày 11-11, thì đến ngày 18-11, cơ quan này tiếp tục giảm 10 đồng nữa xuống còn 24.850 đồng/đô.

Trong khi đó, sau khi đã mua lại trước hạn 152.500 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 10 tháng đầu năm nay, lượng TPDN sẽ đáo hạn trong hai tháng cuối năm vẫn còn khá lớn, với hơn 61.000 tỉ đồng, riêng tháng 12 sẽ có gần 48.000 tỉ đồng. Trong tình hình thị trường TPDN đang gặp nhiều vấn đề, các đợt phát hành mới khó thu hút người mua nên các doanh nghiệp càng mong muốn được tiếp cận kênh tín dụng ngân hàng để có vốn tài trợ cho việc thanh toán các TPDN đến hạn này.

Vì vậy, dễ hiểu khi vì sao thị trường trông chờ vào chính sách nới room tín dụng của NHNN đến như vậy. Thậm thí theo đề xuất của một số chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành có thể xem xét nới thêm 1-2% nữa, tức nâng room tín dụng cả năm lên 15-16%, để hỗ trợ nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, khi mà chính sách tài khóa vẫn chưa thể phát huy hiệu quả với các dự án đầu tư công vẫn đang trì trệ.

Những e ngại…

Trong cuộc tiếp xúc với cử tri mới đây, Thủ tướng Chính phủ cho biết, đang chỉ đạo ngành ngân hàng, tài chính có các biện pháp tháo gỡ khó khăn, ách tắc, sửa các quy định không phù hợp, cắt giảm thủ tục hành chính; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi. Miễn, giảm phí, lệ phí cho doanh nghiệp. Nghiên cứu việc nới room tín dụng hợp lý để vừa bảo đảm an toàn hệ thống, ổn định vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng.

Dù vậy, đứng về phía nhà điều hành cũng đang có những cân nhắc thiệt hơn trong tình hình hiện nay. Nếu so với cùng kỳ tháng 10 năm ngoái, tín dụng đang ghi nhận tốc độ tăng lên đến 16,5%. Theo đó, quy mô dư nợ tín dụng toàn ngành kinh tế đã tăng thêm hơn 1,6 triệu tỉ đồng trong vòng 12 tháng qua. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với mốc duy trì 13-15% của giai đoạn trước đây. Vì vậy, nhà điều hành có lý do để cẩn trọng trong việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong năm nay.

Thực tế, theo chia sẻ của Phó thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà, tăng trưởng kinh tế trong chín tháng đầu năm đã có sự đóng góp tích cực của việc tăng trưởng tín dụng nhanh ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, khác với mọi năm là huy động vốn năm nay tăng trưởng chậm, hiện mới đạt khoảng 4,6% so với đầu năm, tức là chỉ bằng một phần ba so với tốc độ tăng trưởng của tín dụng. Điều này đặt ra thách thức đối với hệ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng, đang rất cao, cũng gây quan ngại về thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.

Số liệu thống kê cũng cho thấy sau nhiều năm lượng tiền gửi khách hàng trong hệ thống ngân hàng luôn duy trì cao hơn số dư nợ tín dụng, từ tháng 8 đến nay xu thế này đã đảo chiều với số dư nợ tín dụng đã vượt lên cao hơn so với số dư tiền gửi khách hàng và khoảng chênh lệch này có lẽ đang ngày càng mở rộng khi tăng trưởng dư nợ tiếp tục vượt trội. Xu thế này cũng phần nào lý giải vì sao lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng bắt đầu tăng vọt từ tháng 9 đến nay.

Đây cũng là lý do mà có ý kiến cho rằng ngay cả khi NHNN có nới thêm room tín dụng thì ngân hàng thương mại cũng không đủ vốn để cho vay tiếp. Khi đó, để đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thời gian tới, buộc ngân hàng phải tăng mạnh lãi suất huy động đầu vào. Điều này, có thể sẽ ảnh hưởng tới việc hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN.

Dù vậy, với nhu cầu vay vốn cuối năm thường tăng mạnh, việc sớm nới thêm room tín dụng là chính sách được chờ đợi. Theo ghi nhận của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), doanh nghiệp hiện thiếu vốn cho cả việc duy trì sản xuất – kinh doanh, thu mua và chuẩn bị nguyên vật liệu cho giai đoạn sắp tới lẫn duy trì công ăn việc làm cho người lao động hiện tại.

Dòng tiền của doanh nghiệp đã cạn kiệt sau hơn hai năm chống chọi với dịch Covid-19 và nay càng eo hẹp hơn. Vì vậy, cần sớm có chính sách hỗ trợ với chính sác phát triển tín dụng linh hoạt hơn, đặc biệt ở nhóm sản xuất.

Thụy Lê

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.