💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Du lịch cạn tiền: Vạn khách hủy tour, thiệt hại ngàn tỷ

Ngày đăng 17:26 08/08/2020
Du lịch cạn tiền: Vạn khách hủy tour, thiệt hại ngàn tỷ
HCM
-
HVN
-
VJC
-

Vietstock - Du lịch cạn tiền: Vạn khách hủy tour, thiệt hại ngàn tỷ

Các DN lữ hành đang chồng chất khó khăn, dòng tiền cạn kiệt thì những chính sách hỗ trợ vẫn xa vời. Người đứng đầu ngành du lịch kêu gọi hàng không, lữ hành,... chung tay vượt khó, mong người dân thông cảm và sẻ chia.

* Khách đồng loạt hủy tour, hãng lữ hành kẹt cứng

Thiệt hại ngàn tỷ

Tại Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch diễn ra chiều 7/8, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho hay, đang trên đà hồi phục với tín hiệu lạc quan sau 3 tháng “đóng băng” vì Covid-19 thì ngành du lịch lại gặp vô vàn khó khăn khi đợt dịch lần 2 bùng phát trong cộng đồng khi từ ngày 25/7.

Tâm lý e ngại khiến rất nhiều khách hủy tour không chỉ đến khu vực có dịch mà ngay cả khu vực chưa có dịch. Lượng khách hủy tour lên đến 95-100% vào cuối tháng 7 và tháng 8/2020, trong khi đây là hai tháng cao điểm du lịch nội địa.

Theo Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), số liệu thống kê sơ bộ từ các địa phương, doanh nghiệp cho thấy, đến nay đã có hàng chục ngàn khách du lịch hoãn, hủy tour du lịch gây thiệt hại nặng nề.

Lần đầu tiên ngành du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN

Cụ thể, Sở Du lịch Hà Nội cho hay, từ 28/7-2/8, gần 30.000 khách hủy tour nội địa. Công suất phòng khách sạn chỉ đạt khoảng 12%. Một số công ty lữ hành lớn như Vietrantour có khoảng 3,500 khách hủy tour, thiệt hại khoảng 21 tỷ đồng; Flamingo Redtours có 9,000 khách hủy tour, thiệt hại 40 tỷ đồng; Hanoitourist có khoảng 5,000 khách hủy tour, thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng...

Sở Du lịch TP.HCM (HM:HCM) thống kê, có trên 35,000 chương trình du lịch bao gồm tour trọn gói, tour tự chọn, dịch vụ,... của các DN du lịch lớn bị huỷ. Riêng công ty Vietravel đã nhận yêu cầu hủy của hơn 22,000 lượt khách, thiệt hại ước tính 102 tỷ đồng.

Bà Trần Nguyệt, Giám đốc kinh doanh của tập đoàn Sungroup, cho hay, tổ hợp vui chơi Sunworld 6 qua tháng mất 3 triệu lượt khách, thiệt hại trên 1,000 tỷ. Tháng 7, tháng 8 cũng mất 1 triệu khách do dịch bệnh, người dân hủy đi du lịch.

Tại các điểm du lịch khác như Đà Lạt, Huế, Sầm Sơn, Sa Pa, Hạ Long, Phú Quốc, Nha Trang,... số lượng khách hủy tour cũng lên đến 80-90%.

Dòng tiền cạn kiệt

Hủy tour, du khách đòi hoàn tiền 100%. Tình thế này đặt các DN lữ hành vào thế kẹt khi chính họ cũng chưa được các đối tác hoàn trả tiền.

Tổng giám đốc TST Tourist Lại Minh Duy nhận xét, một số hãng hàng không đã có chính sách bồi hoàn hợp lý, các địa phương kêu gọi nhà hàng khách sạn hoàn trả tiền cho khách. Tuy nhiên, ông Duy đặt vấn đề: nếu họ không hoàn thì lữ hành làm gì để du khách yên tâm? Liệu có đảm bảo được uy tín với khách không? Nếu dịch kéo dài bản thân các hãng lữ hành liệu có tồn tại được không?

Trên thực tế, ông Võ Anh Tài, Phó Tổng giám đốc Saigontourist, chia sẻ, đây đã là lần thứ 2, mà có thể lần 3, lần 4 doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề do Covid-19. Nguồn lực của DN lữ hành đã cạn kiệt, rất khó khăn. Giờ lại đến vấn đề bồi hoàn liên quan đến tài chính của DN.

Rất đông khách du lịch nội địa tới Phú Quốc khi có chương trình kích cầu du lịch

Ông Võ Anh Tài kiến nghị, vấn đề là phải khơi thông, làm sao để nguồn lực tài chính của DN đảm bảo nhất. Dịch bệnh là bất khả kháng nên ông đề xuất về một khung pháp lý mà Tổng cục Du lịch có thể xây dựng, trên cơ sở đó lữ hành bồi hoàn cho khách, cho đối tác như thế nào vừa hợp tình, vừa hợp lý, hiệu quả.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch, cho rằng, khi khách đồng loạt hủy tour chỉ các DN lớn là thanh toán được, còn DN nhỏ hầu như không còn nguồn tiền. Đã có 5-10% số khách sạn phải chuyển nhượng vì cạn dòng tiền.

Tại hội nghị, các hãng hàng không cũng khẳng định sẽ đồng hành và cùng các DN du lịch tháo gỡ khó khăn. Bà Nguyễn Hồng Nga, Trưởng ban Tiếp thị hành khách Vietnam Airlines (HN:HVN), cho hay, các vé của hãng đều được phép thay đổi, hoàn vé hoặc dời ngày; riêng khách đoàn được bảo lưu đặt cọc đến 5/2021. Phó Tổng giám đốc Vietjet (HM:VJC) Air Đinh Việt Phương cho hay hãng này cũng đồng ý cho khách giữ, hoàn, đổi vé thời hạn tới tháng 10/2021.

Tuy nhiên, Phó Tổng giám đốc Vietravel Huỳnh Phan Phương Hoàng nhận xét, dù đã được đối tác hàng không hỗ trợ kịp thời, nhưng các khoản cọc bị giữ lại 180 ngày sau mới được hoàn trả.

Kêu gọi chia sẻ, cảm thông

Theo ông Vũ Thế Bình, qua đợt kích cầu đợt 2, thấy ngay được sức mạnh ngành du lịch, trong vòng 1 tháng du lịch gần như hồi phục. Giữa tháng 5 đến giữa tháng 7, lượng khách đi du lịch bùng nổ, đạt trên 2 triệu người. Do đó, chúng ta không quá lo sợ du lịch chìm xuống mà phải chờ, phải chuẩn bị sẵn sàng khi du lịch hồi phục. Ông cho rằng cần giữ được đội ngũ làm du lịch, nếu không họ sẽ chết trước khi du lịch bùng nổ lại. Mà trong số các DN du lịch, phần lớn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho hay, hầu hết các DN du lịch đều cho biết rất khó tiếp xúc chính sách hỗ trợ thuế, phí, tín dụng, bảo hiểm,... Một số chính sách lại chưa phù hợp thực tiễn hay chính sách hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng với HDV từ gói 62,000 tỷ đến nay vẫn chưa thấy.

Do đó, trong số các kiến nghị, vị này cho rằng cần cho các DN lữ hành được vay lại 50% tiền ký quỹ inbound, outbound để các DN có tiền xoay xở, trả lương cho nhân viên.

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, đề xuất lên Chính phủ: giảm 50% thuế VAT, 100% thuế thu nhập DN ít nhất đến hết năm 2020; tiếp tục chính sách giảm chi phí điện, nước tới hết năm (đã dừng từ 30/6); giảm sâu hơn lãi suất cho vay, giãn nợ, khoanh nợ; điều chỉnh điều kiện tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ.

Trước mắt, ông Vũ Thế Bình cho rằng, ngoài việc kêu gọi các DN cung cấp dịch vụ cố gắng chia sẻ với khách hàng trong chừng mực có thể, cũng nên tuyên truyền để người dân thông cảm, chưa lập tức đòi tiền mua tour, đặt cọc vì thực chất DN cũng không có tiền, không thể thanh toán ngay.

Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh nhận xét, lữ hành vô cùng khó khăn vì là đơn vị trung gian phải chịu co kéo cả hai đầu. Do vậy, ông kêu gọi các hãng hàng không, khách sạn, đơn vị dịch vụ du lịch có chính sách linh hoạt, không phạt, hủy,... đồng thời hoàn cọc cho lữ hành, tạo điều kiện cho lữ hành thanh toán cho du khách.

Các DN lữ hành cũng cần có chính sách linh hoạt và thuyết phục khách hàng dời tour sang ngày khác, hoặc điểm đến khác không có dịch. Người đứng đầu ngành du lịch mong du khách thông cảm, chia sẻ khó khăn, tiếp tục đồng hành trong những thời điểm phù hợp.

Ngọc Hà

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.