Trong tuần giao dịch vừa qua (19-23/2), thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một chuỗi biến động đáng chú ý. Trong tuần giao dịch vừa qua (19-23/2), thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một chuỗi biến động đáng chú ý. Sau những phiên tích cực đầu tuần, bất ngờ VN-Index giảm mạnh với sự xuất hiện của lực bán đột ngột sau 2 giờ chiều (23/2), thổi bay 15,31 điểm (-1,25%) trong phiên thứ 6.
Tuy nhiên, so với phiên cuối tuần trước đó, VN-Index vẫn tăng điểm nhẹ (+0,19%) và dừng tại mốc 1.212 điểm. Đáng chú ý, thanh khoản tại sàn HoSE vượt hơn 31 nghìn tỷ đồng - cao nhất kể từ cuối tháng 8 năm ngoái cho thấy tâm lý chốt lời của nhà đầu tư khi Vn-Index ở vùng giá cao.
Diễn biến thị trường được tác động chủ yếu bởi lực bán từ các cổ phiếu trụ, đặc biệt là nhóm VN30, khiến nhiều mã lớn đồng loạt giảm điểm như VCB (HM:VCB)(-0,67%), VNM (HM:VNM)(-0,84%), VIC (HM:VIC)(-5,04%), VHM (HM:VHM)(-3,35%), GAS (HM:GAS)(-1,93%), MSN (HM:MSN)(-2,06%). Đáng chú ý là sự đối lập của cổ phiếu BID (HM:BID) khi ngược dòng lập đỉnh mới và tăng 4,5% lên mức giá 52.000 đồng.
Diễn biến cổ phiếu ngân hàng tuần qua
Là nhóm cổ phiếu chiếm khoảng 30% vốn hoá thị trường, nhóm ngân hàng có sức ảnh hưởng tới biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đơn cử, nhóm trụ tiếp tục là một trong trợ lực lớn cho thị trường trong tuần vừa qua, trong đó, BID (+4,52%) kéo tăng thị trường và góp 3,34 điểm tăng trong phiên thứ 6 (23/1).
Cổ phiếu này đã tăng gần 50% kể từ tháng 11/2023 và vượt đỉnh lịch sử vốn hoá hơn 300.000 tỷ đồng (tương đương 13 tỷ USD), chỉ đứng sau VCB. Cùng BID đứng trong Top 10 cổ phiếu đóng góp giúp chỉ số Vn-Index tăng là TCB (HM:TCB), ghi nhận tăng 4,02% trong cả tuần vừa qua. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Top 15 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường phiên 23/2 có tới 5 cổ phiếu bao gồm: VCB, VPB (HM:VPB), LPB (HM:LPB), ACB (HM:ACB), VIB (HM:VIB).
Ngoài sự phân hoá cao giữa nhóm cổ phiếu “Vua”, thanh khoản của nhóm này cũng ghi nhận sự sôi động, thu hút dòng tiền gia tăng giao dịch. Tuần qua, Top 10 cổ phiếu thanh khoản lớn nhất sàn HoSE có sự tham gia của STB (HM:STB), MBB (HM:MBB), TCB. Phiên cuối tuần cũng đã ghi nhận lượng thanh khoản gần 10.000 tỷ đổ vào nhóm ngân hàng, gấp đôi nhóm BĐS, trong đó, hơn 49 triệu cổ phiếu MBB khớp lệnh, 50 triệu cổ phiếu SHB (HM:SHB) giao dịch.
Xét riêng nhà đầu tư ngoại, MSB bất ngờ là cổ phiếu được khối này mua mạnh nhất trên sàn HoSE. Ngược lại, VPB dẫn đầu nhóm bị bán ròng mạnh về khối lượng với hơn 454 tỷ đồng.
Dự báo cổ phiếu ngân hàng 26/2 - 1/3: Tích lũy chuẩn bị cho nhịp tăng mới
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Đức Hiền - Trưởng phòng kinh doanh CTCP Chứng khoán VPS cho biết, áp lực chốt lời phiên ngày thứ 6 (23/2) với thanh khoản kỷ lục 1,3 tỷ cổ phiếu trên sàn HoSE, cao nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây sẽ khiến chỉ số chung chững lại trong ngắn hạn. Vnindex đầu tuần 26/2-1/3 dự kiến sẽ là tích lũy trong nền giá 1200-1230 điểm để tạo sức bật cho nhịp tăng trưởng mới hướng đến vùng giá 1250 điểm.
Biểu đồ chỉ số VN-Index |
CTG (HM:CTG):
Cổ phiếu CTG đang tích lũy trong nền giá 34.500-37.150 VND (HM:VND), cũng chính là vùng đỉnh đã xác lập vào tháng 7/2021. Theo ông Hiền, để vượt qua được vùng đỉnh lịch sử đòi hỏi cổ phiếu cần tích lũy tạo nền lấy đà trước khi bứt phá.
Để xác định đỉnh mới của cổ phiếu CTG trong thời gian tới công cụ phân tích Fibonacci Extension được sử dụng. Mục tiêu giá trong vòng 3-6 tháng là mức Fibo Ext 161,8% ~ 45.000 VND (kỳ vọng sinh lời 25%).
Diễn biến cổ phiếu CTG |
Tương tự với CTG, cổ phiếu MBB cũng đang tích lũy nền giá vùng đỉnh cũ tháng 7/2021 ở mức từ 23,500-24,700 đồng. Mục tiêu giá trong vòng 3-6 tháng là mức Fibo Ext 161,8% ~ 31.000 VND (kỳ vọng sinh lời 29%).
Diễn biến cổ phiếu MBB |
Khác với CTG, MBB; cổ phiếu ACB đã vượt đỉnh tháng 7/2021 và hiện đóng cửa ở mức giá 27.300 đồng vào ngày thứ 6 vừa qua.
Diễn biến cổ phiếu ACB |
>> Dự báo diễn biến cổ phiếu ngân hàng tuần từ 29/1-2/2: Vẫn còn dư địa tăng