Cuộc đời bi kịch của tỷ phú keo kiệt nhất nước Mỹ

Ngày đăng 02:00 28/06/2020
Cuộc đời bi kịch của tỷ phú keo kiệt nhất nước Mỹ

Vietstock - Cuộc đời bi kịch của tỷ phú keo kiệt nhất nước Mỹ

Từng là người giàu nhất tại Mỹ, Jean Paul Getty (J. Paul) thường ăn mặc nhàu nhĩ, chỉ trích vợ chi tiền chữa bệnh cho con và từ chối trả tiền chuộc cháu trai bị bắt cóc.

Jean Paul Getty, còn được gọi là J. Paul, sinh ngày 15/12/1892 tại Minneapolis (Mỹ). Ông là con trai duy nhất của luật sư giàu có George Getty và vợ Sarah. Từ khi còn nhỏ, J. Paul đã được hưởng vô số đặc quyền nhờ người cha giàu có, quyền lực. Ảnh: Wikimedia Commons.
Năm 1903, nhìn thấy cơ hội trong ngành công nghiệp dầu mỏ đang phát triển bùng nổ, ông George Getty (ảnh), chuyển tới bang Oklahoma và thành lập Công ty Minnehoma Oil Company. Chỉ trong 2 năm, ông đã kiếm đủ tiền để đưa cả gia đình tới sống tại một dinh thự xa xỉ ở Los Angeles. Ảnh: Wikimedia Commons.
Tốt nghiệp phổ thông với tấm bằng xuất sắc, J. Paul sau đó theo học tại những trường đại học danh tiếng nhất California và thậm chí có thời gian học tại Đại học Oxford của Anh. Khi tốt nghiệp đại học vào năm 1914, tỷ phú tương lai này đã thông thạo nhiều ngôn ngữ và có kiến thức uyên thâm về kinh tế và địa chất dầu khí. Ảnh: Shutterstock.
Tháng 9/1914, George Getty, khi đó đã là triệu phú, cho con trai duy nhất của mình vay một khoản tiền để mua lại các hợp đồng khai thác dầu mỏ với mức giá “bèo” tại khu vực trù phú của Oklahoma. J. Paul bán lại các hợp đồng và kiếm được khoản chênh lệch khổng lồ. Tháng 6/1996, J. Paul kiếm được 1 triệu USD đầu tiên. Với số tiền lớn trong tay, nhà tài phiệt dầu mỏ 23 tuổi trở về Los Angeles, nơi ông bắt đầu hưởng thụ cuộc sống ăn chơi xa hoa trong nhiều năm. Ảnh: Wikimedia Commons.
Năm 1919, J. Paul trở lại Oklahoma tiếp tục công việc kinh doanh. Ông bắt đầu mua lại những giếng dầu màu mỡ nhất. Trong suốt những năm 1920, ông đã chứng tỏ tài năng kinh doanh thiên phú và kiếm thêm được 3 triệu USD. Ảnh: Wikimedia Commons.
Năm 1923, J. Paul cưới cô gái 18 tuổi tên là Jeannette Dumont, người sau đó sinh cho ông đứa con trai đầu tiên George (trong ảnh, chụp khi đã trưởng thành). Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này không kéo dài lâu. Năm 1926, ông kết hôn lần hai với Allene Ashby rồi lại ly hôn vào 2 năm sau đó. Ngay lập tức, ông cưới người vợ thứ ba, Adolphine Helmle. Con trai thứ hai của ông, Jean, ra đời vào năm 1929. Ảnh: Getty.
J. Paul không dành nhiều thời gian cho gia đình. Một trong những người vợ cũ của J. Paul cho biết tình yêu số một của ông là công việc. Nhà tài phiệt này thường làm việc 18 giờ mỗi ngày và thậm chí cả cuối tuần lẫn ngày nghỉ. George Getty từng rất tự hào vì tài năng kinh doanh cùng sự chăm chỉ, nhưng không hài lòng với cuộc sống chơi bời và những cuộc hôn nhân thất bại của con trai. Vì vậy, khi qua đời vào năm 1930, Getty chỉ để lại cho J. Paul 500.000 USD trong khối tài sản 10 triệu USD của mình, số còn lại dành cho mẹ của J. Paul, bà Sarah. Ảnh: Wikimedia Commons.
Dù sao thì J. Paul cũng không cần đến khoản thừa kế đó, bởi khi đó ông đã kiếm được rất nhiều tiền, kể cả trong những ngày đen tối nhất của cuộc Đại khủng hoảng. Không nghe theo lời khuyên của các chuyên gia, J. Paul đã mua vào một lượng lớn cổ phiếu dầu mỏ với mức giá kịch sàn rồi sau đó kiếm lời lớn. Ông thâu tóm Pacific Western Oil Corporation, rồi đến Mission Corporation, công ty mẹ của Skelly Oil và Tidewater Oil, sau đó thành lập Getty Oil. Ảnh: Getty.
Năm 1949, J. Paul có quyết định sáng suốt nhất sự nghiệp khi mua lại hợp đồng khai thác dầu trên mảnh đất cằn cỗi giữa Saudi Arabia và Kuwait trong 60 năm. J. Paul đã trả cho quốc vương Saudi Arabia 9,5 triệu USD (tương đương 100 triệu USD ngày nay) cho mảnh đất và 1 triệu USD/năm trong suốt thời gian thuê. Chỉ 4 năm sau đó, J. Paul bắt đầu kiếm bộn tiền khi hàng loạt mỏ dầu lớn được phát hiện tại đây và mang lại sản lượng 16 triệu thùng dầu mỗi năm. Cùng năm, J. Paul tiếp quản quyền điều hành Mission Corporation và các công ty con. Cũng vào thời điểm này, ông thuyết phục mẹ để ông điều hành đế chế dầu mỏ của gia đình. Ảnh: Getty.
Năm 1957, ông được Tạp chí Fortune gọi là người giàu nhất nước Mỹ với tài sản 1 tỷ USD, tương đương 8,7 tỷ USD ngày nay. Ảnh: Getty.
Năm 1956, khi con trai qua đời, J. Paul đang sống ở Anh và thậm chí không tham dự đám tang. Ông và người vợ thứ 5 Teddy ly hôn vào năm đó. Sau đó, ông không tái hôn nhưng có mối quan hệ với nhiều phụ nữ, trong đó có những minh tinh Hollywood như Zsa Zsa Gabor (ảnh). Ảnh: Getty.
Dù giàu có, J. Paul khá keo kiệt. Ông thường mặc những bộ vest nhăn nhúm và áo len cũ kỹ để trông có vẻ nghèo khó. Khi cho người vợ thứ 5 đi học diễn xuất, ông nhất quyền đòi bà phải nộp lại toàn bộ số tiền bà kiếm được từ các vai diễn. Ông cũng từng bắt một nhóm bạn chờ đợi để có thể mua được vé rẻ hơn vào xem chương trình biểu diễn dành cho chó Crufts. Dù sở hữu tài sản lên tới 3 tỷ USD và nắm giữ khoảng 200 công ty vào cuối những năm 1960, J. Paul thường xuyên than vãn về những khó khăn của việc là một tỷ phú, từ những lá thư xin tiền cho tới việc ông không biết bạn bè có thật lòng với mình không, hay chỉ vì tiền. Ảnh: STF.
Sống trong nhung lụa, nhưng các con của J. Paul lại có cuộc sống đầy bất hạnh. Con trai John Paul Jr. của ông nghiện rượu và ma túy, và vợ của anh, Talitha, chết vì dùng thuốc quá liều vào năm 1971. Trong khi đó, con trai cả của ông, George, tự tử vào năm 1973. Tháng 6/1973, cháu trai của ông, John Paul Getty III (ảnh), bị bắt cóc bởi một nhóm côn đồ tại Rome, Italy. Chúng yêu cầu ông phải trả tiền chuộc 17 triệu USD (tương đương 94 triệu USD). Ảnh: Express Newspaper.
Khét tiếng keo kiệt, J. Paul đã từ chối trả tiền chuộc và nói rằng “Tôi có 14 đứa cháu khác và nếu tôi trả dù chỉ một đồng, tôi sẽ có 14 đứa cháu bị bắt cóc”. Khoản tiền chuộc mà bọn bắt cóc yêu cầu chỉ bằng doanh thu một ngày từ các mỏ dầu của J. Paul. Ảnh: Wikimedia Commons.
Hết kiên nhẫn, những kẻ bắt cóc đã cắt tai của đứa trẻ và gửi cùng một nắm tóc tới một tờ báo của Italy vào tháng 11/1973. J. Paul cuối cùng đồng ý trả 2,9 triệu USD, tương đương 16 triệu USD ngày nay, và cho con trai John Paul Getty Jr., cha của đứa trẻ bị bắt cóc, vay số tiền còn lại để trả tiền chuộc. Ảnh: Getty.
John Paul Getty III được thả vào tháng 12/1973, nhưng bị chấn thương tâm lý nghiêm trọng suốt đời. Năm 1981, ông trở thành người tàn tật sau một lần vô tình dùng thuốc quá liều. Ông qua đời vào năm 2011 ở tuổi 54. Ảnh: Getty.
J. Paul có thể là một trong những tỷ phú keo kiệt nhất mọi thời đại, nhưng ông lại không tiếc tiền chi cho các tác phẩm nghệ thuật. Từ những năm 1930, ông đã sở hữu bộ sưu tập đồ sộ gồm các tác phẩm của Rembrandt, Tintoretto, Monet… Hiện tại, hầu hết bộ sưu tập của ông được trưng bày tại Bảo tàng Getty tại California. Ảnh: Shutterstock.
J. Paul qua đời tại dinh thự ở Anh vào năm 1976 ở tuổi 83, để lại khối tài sản 4 tỷ USD (tương đương 17,3 tỷ USD ngày nay). Hầu hết số tài sản này được chuyển vào J. Paul Getty Trust - hiện là một trong những tổ chức nghệ thuật giàu có nhất thế giới. Ảnh: PA.

Nguyễn Duy

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.