💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

“Cuộc chiến áp thuế” vẫn chưa kết thúc

Ngày đăng 15:38 18/01/2021
“Cuộc chiến áp thuế” vẫn chưa kết thúc
HCM
-

Vietstock - “Cuộc chiến áp thuế” vẫn chưa kết thúc

Việt Nam không bị Mỹ áp thuế sau điều tra về chính sách tiền tệ và việc nhập khẩu, sử dụng gỗ của Việt Nam; tuy nhiên nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị áp thuế ở nhiều nơi vẫn chưa kết thúc.

* Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi không áp thuế quan lên hàng Việt Nam

* Đại diện thương mại Mỹ: Thông tin Mỹ áp thuế trừng phạt với hàng hóa Việt là tin đồn thất thiệt

Sản phẩm gỗ Việt Nam “thoát” bị áp thuế tại Mỹ. Ảnh: Phạm Hùng

Ngày 16.1 vừa qua, Bộ Công thương cho biết Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) trong báo cáo về việc điều tra đối với các hành vi, chính sách và hành động của Việt Nam liên quan đến vấn đề định giá thấp tiền tệ, đã không đề cập hoặc đề xuất chính phủ Mỹ áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ngay sau khi có báo cáo của USTR, đại diện Phòng Thương mại Mỹ đã hoan nghênh và tái khẳng định hành động trừng phạt thương mại là “phương tiện không thích hợp” để giải quyết các vấn đề về định giá tiền tệ.

Mặt hàng có thế mạnh vào tầm ngắm

Theo các chuyên gia thương mại, hàng hóa Việt Nam “thoát” bị áp thuế tại thị trường Mỹ không có nghĩa là hết gặp các nguy cơ bị áp thuế trên thị trường toàn cầu. Lịch sử cho thấy hàng hóa Việt Nam luôn đối diện các vụ khởi kiện điều tra và nhiều mặt hàng của Việt Nam đã bị các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), áp thuế chống bán phá giá (CBPG)..., đặc biệt sau khi Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Trong giai đoạn hiện nay, khi Chính phủ đưa ra các giải pháp, các gói hỗ trợ cho DN bị tác động tiêu cực vì Covid-19 cũng cần xem xét để tránh vi phạm các nguyên tắc đã thỏa thuận trong các hiệp định thương mại đa phương và song phương.

TS Võ Trí Thành

Thậm chí, ngay trong năm thế giới đối diện đại dịch Covid-19, các vụ kiện liên quan PVTM đối với hàng hóa từ Việt Nam vẫn “không được buông tha”. Chẳng hạn, ngày 30.12.2020, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ban hành kết luận điều tra sơ bộ trong vụ việc điều tra CBPG đối với lốp ô tô nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam. Theo đó, phần lớn các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lốp ô tô của Việt Nam sang Mỹ được xác định không bán phá giá, song một số vẫn bị áp mức thuế là 22,3%. Trước đó 2 ngày, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) cũng ra thông báo kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra CBPG đối với một số sản phẩm nhựa polyethylene terephthalate có xuất xứ từ Việt Nam và một số nước. MITI áp dụng thuế CBPG tạm thời với hàng nhựa Việt Nam và các nước với lý do “ngăn chặn sự thiệt hại” của ngành sản xuất trong nước trong vòng 120 ngày với mức thuế cao nhất lên đến 57,75%. Hay ngay những ngày đầu năm mới 2021, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) thông báo đã nhận được thông tin về việc Ủy ban Thuế quan quốc gia của Pakistan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra CBPG đối với sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu hoặc có xuất xứ từ Việt Nam, Đài Loan, EU và Hàn Quốc.

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các biện pháp PVTM đang tác động tới khoảng 1.500 tỷ USD kim ngạch thương mại toàn cầu. Tại Việt Nam, đến hết tháng 9.2020, hàng hóa xuất khẩu của ta đã bị điều tra gần 200 vụ với kim ngạch bị ảnh hưởng lên đến 12 tỷ USD. Đáng lưu ý, số lượng và kim ngạch các vụ việc đang tăng nhanh trong thời gian qua. Thống kê của Cục Phòng vệ thương mại, nếu trong cả năm 2019 mới ghi nhận 16 vụ việc khởi xướng mới thì chỉ 9 tháng năm 2020 đã ghi nhận số lượng vụ việc tăng gấp đôi với 32 vụ. Đa số hàng hóa bị điều tra PVTM là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế sản xuất như kim loại (nhôm, thép dẹt, thép ống), sợi, thủy sản (tôm, cá), gỗ dán, vật liệu xây dựng (gạch, kính, thiết bị vệ sinh), hóa chất...

Cẩn trọng với thị trường EU

Theo chuyên gia marketing Vũ Quốc Chinh, Đại học Kinh tế TP.HCM (HM:HCM), càng kết giao rộng thì việc bị “soi” càng kỹ là điều hiển nhiên. Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang đảo điên vì dịch bệnh, việc Việt Nam đã ngăn chặn được dịch là lợi thế lớn, giúp thúc đẩy các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa trôi chảy hơn. Tuy nhiên, nhiều DN tại các thị trường khác sẽ thấy không yên tâm, hối thúc chính phủ của họ khởi xướng các vụ điều tra PVTM nhiều hơn. Ông Chinh nói: “Theo tôi, DN sản xuất xuất khẩu các mặt hàng dễ vào “sổ đen” bị kiện áp thuế, phải luôn trong tinh thần chuẩn bị mọi thông tin về nguồn gốc nguyên vật liệu, các số liệu liên quan nhà xưởng, đầu ra đầu vào phải minh bạch, khoa học và chi tiết nhất có thể. Bên cạnh đó, các ngành phải hỗ trợ DN thông tin hàng hóa Việt Nam thuộc ngành mình quản lý đang xuất sang các nước thế nào. Vấn đề lớn của nhiều DN làm hàng xuất khẩu đi châu Âu mà tôi tiếp xúc là họ nắm thông tin về sản phẩm hoặc các cảnh báo về PVTM tại các thị trường rất yếu. Nên nhớ, xuất siêu của Việt Nam hiện đứng đầu là tại Mỹ và thứ hai là thị trường EU. Tôi vẫn từng cảnh báo, với thị trường EU, sau EVFTA, các mặt hàng thế mạnh của ta sang thị trường này như thủy sản, sắt thép, sản phẩm công nghiệp đơn giản phải hết sức cẩn trọng với các nguy cơ PVTM”.

TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho rằng trong giai đoạn kinh tế khó khăn, các nước càng có xu hướng gia tăng áp dụng các biện pháp PVTM để bảo vệ sản xuất trong nước. Do đó nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị khởi kiện điều tra, áp thuế CBPG... sẽ thường xuyên hơn. Để giảm thiểu tình trạng này, các DN cần phải minh bạch về sổ sách trong quá trình hoạt động, sẵn sàng tích cực phối hợp với các cơ quan điều tra liên quan. Bên cạnh đó, cả DN lẫn cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện phòng chống quyết liệt việc lẩn tránh xuất xứ Việt Nam từ hàng hóa nước ngoài mà việc này đã được nhắc đến trong thời gian gần đây. DN tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ và không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp PVTM.

Mai Phương

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.