Biến động tỷ giá khiến nhiều doanh nghiệp "lao đao", khi tiếp tục được thể hiện rõ trong kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm 2024. Tỷ giá - câu chuyện gây “đau đầu” của nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua, trong đó có các doanh nghiệp vay nợ bằng đồng USD. Điển hình, do diễn biến đồng VND (HM:VND) mất giá so với USD, Novaland (HM:NVL) phải ghi nhận khoản lỗ hơn 452 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá, dẫn đến việc Công ty phải đánh giá lại các khoản vay, trái phiếu và khoản mục khác có gốc ngoại tệ. Trong khi đó, cùng kỳ năm trước, Novaland chỉ lỗ vỏn vẹn hơn 14 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá. Không chỉ Novaland, nhiều doanh nghiệp lớn như Hòa Phát (HM:HPG), Vietnam Airlines… cũng phải chịu áp lực tương tự.
>> USD tăng giá hơn 4%, Novaland (NVL) 'bay' ngay 450 tỷ đồng
Trong khi đó, đồng yên Nhật Bản lại liên tục mất giá so với các đồng tiền chính khác trên thế giới, đối với các doanh nghiệp vay bằng đồng yên Nhật, việc đồng tiền này liên tục mất giá khiến các doanh nghiệp giảm áp lực lỗ từ chênh lệch tỷ giá.
Điển hình là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (UPCoM: ACV (HN:ACV)). Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, nhờ thị trường hàng không quốc tế phục hồi, doanh thu ACV tăng 19,3% so với đầu năm 2023, đạt 5.661 tỷ đồng.
Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp 3 tháng đầu năm của ACV đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ, kéo biên lợi nhuận gộp cải thiện lên 63,8%.
>> ACV: Chủ đầu tư sân bay Long Thành vốn hóa tăng gần 15.900 tỷ đồng trong 1 ngày, ngang công ty bất động sản đầu ngành
Doanh thu hoạt động tài chính tăng nhờ lãi chênh lệch tỷ giá (Nguồn: BCTC ACV) |
Chi phí tài chính giảm mạnh do không ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kỳ (Nguồn: BCTC ACV) |
Theo thuyết minh riêng về vay và nợ thuê tài chính, tại cuối quý I, ACV vay nợ tổng cộng gần 10.244 tỷ đồng, trong đó, chiếm tỷ trọng 96% là vay dài hạn. Các khoản vay chủ yếu là vay vốn ODA từ Nhật Bản để xây dựng nhà ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, vay để xây dựng nhà ga Quốc tế Nội Bài T2.
Như vậy, do vay bằng yên Nhật, biến động tỷ giá đồng yên so với VND sẽ tác động nhiều tới khoản lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá của ACV.
ACV vay chủ yếu bằng đồng yên Nhật, từ nguốn vốn ODA (Nguồn: BCTC ACV) |
>> Nóng: NHTW Nhật Bản đưa ra quyết định mới về lãi suất, đồng yên lập tức chạm đáy mới trong 34 năm
Xu hướng mất giá của đồng yên thời gian qua xuất phát từ chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản, khi Fed liên tục tăng lãi suất để chống lạm phát, trong khi BOJ giữ lãi suất ở ngưỡng âm cho tới đợt tăng vào tháng 3 năm nay. Khoảng cách lãi suất đã khuyến khích giới đầu tư rút vốn khỏi các tài sản định giá bằng đồng yên, tìm đến với những đồng tiền có lãi suất cao hơn như USD.
Áp lực mất giá đối với yên Nhật gia tăng mạnh từ tháng 3, khi kỳ vọng về việc Fed giảm lãi suất ngày càng giảm sút. Theo ghi nhận, từ đầu năm đến nay, đồng yên đã mất giá khoảng 7,79% so với đồng USD.
ACV ghi nhận mốc lợi nhuận quý cao kỷ lục (Nguồn: BCTC ACV) |
Trên thị trường chứng khoán, tính từ đầu năm đến nay, thị giá cổ phiếu ACV đã tăng 48%, đóng cửa phiên 3/5 tại mức giá 94.400 đồng/cp, đẩy vốn hoá thị trường lên 205.504 tỷ đồng. Với mức vốn hóa này, ACV xếp thứ ba trên thị trường chứng khoán, chỉ sau 2 “ông lớn” Big4 là Vietcombank (HM:VCB) và BIDV (HM:BID).
ACV đang là chủ đầu tư của dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành |
>> Chốt lời DGC (HM:DGC), MWG (HM:MWG), HPG và 1 cổ phiếu ngân hàng, một doanh nghiệp BĐS báo doanh thu tài chính tăng 200%