Năm 2023, các chuyên gia kinh tế dự báo, thị trường vàng và USD sẽ “lặng sóng” và chỉ phù hợp với nhà đầu tư cẩn trọng. “Như mọi người đã biết trong quy luật kinh tế, đầu tư rủi ro càng cao mang đến lợi nhuận càng nhiều, có thể kể đến trong những kênh đầu tư của chúng ta rủi ro thấp nhất là tiết kiệm, sau đó đến vàng, trái phiếu, chứng khoán và đến những thị trường tự do khác".
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, bình quân năm 2022, giá vàng trong nước tăng 5,74% so với năm trước. Kể từ khi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời, vàng miếng SJC do Nhà nước độc quyền phân phối, doanh nghiệp vàng ít mặn mà với kinh doanh mặt hàng này.
Các doanh nghiệp vàng tập trung sản xuất, quảng bá sản phẩm vàng trang sức. Điều này cũng khiến nhu cầu vàng trang sức ở Việt Nam tăng mạnh. Báo cáo Xu hướng nhu cầu vàng mới nhất của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) chỉ ra, nhu cầu tiêu thụ vàng của Việt Nam trong quý 3/2022 ở mức 12 tấn vàng, tăng 264% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhu cầu vàng thỏi và xu vàng đạt 8,5 tấn, số vàng còn lại chủ yếu là vàng trang sức.
Những ngày đầu năm 2023, giá vàng trong nước đứng yên với các mức niêm yết cụ thể như: Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang là 66 triệu đồng/lượng mua vào và 67,02 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự như ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.
Có thể thấy, trong tháng cuối năm 2022, vàng đã được hưởng lợi từ việc thay đổi kỳ vọng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Mặc dù các nhà kinh tế dự đoán FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất, nhưng nhiều người cho rằng lãi suất sẽ đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2023. Đồng thời, những lo ngại về suy thoái kinh tế nghiêm trọng đang làm tăng dự báo rằng FED sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhận định: 2023 là năm thị trường vàng có thể sẽ đón “sóng” khi lãi suất ngân hàng sẽ chững lại rồi giảm, thị trường tài chính biến động mạnh. Thông thường, giá vàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá USD. “Trong năm 2023, so với các kênh đầu tư khác, tỉ suất sinh lời của vàng không quá lớn, chỉ nên phân bổ tỉ trọng vốn vừa phải cho kênh này. Với thời điểm này, người dân không nên mua vào" ông Thịnh chia sẻ.
Tỷ giá đã hết thời?
Tỉ giá vừa trải qua năm 2022 với "cú xoay chiều ngược dòng" khi liên tiếp duy trì mức đỉnh cao trong 20 năm qua. Tâm lý găm giữ tỷ giá tăng trở lại. Trong bối cảnh này, Ngân hàng nhà nước đã nhiều lần tăng giá bán USD. Bước sang đầu năm 2023, giá USD đang giao dịch ở mức bán ra 23.700 - 23.730 đồng/USD; tương đương thời điểm cuối tháng 9/2022, trước khi Ngân hàng Nhà nước công bố nới biên độ tỉ giá giao ngay VND/USD từ 3% lên 5% (từ ngày 17/12). Cùng với đó, giá USD tự do lao dốc về mức 23.770 đồng/USD.
Năm 2023, đồng USD được một số nhà phân tích dự đoán sẽ vẫn duy trì đà tăng bởi vị thế “trú ẩn an toàn” trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đồng USD sẽ quay lại đỉnh cao như đã đạt được trong giữa năm 2022.
Chuyên gia Nguyễn Thế Hùng - Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục tăng lãi suất khiến một số quỹ đầu tư bán vàng chuyển sang kênh đầu tư khác sinh lời tốt hơn. Tuy nhiên, với tình trạng tài chính khó khăn cuối năm 2022, đầu năm 2023, một số nhà đầu tư có thể phải bán vàng để giải quyết thanh khoản khi thị trường tài chính tiền tệ đang liên tục biến động...
Tính tới ngày 31/10/2022, VND (HM:VND) đã mất giá gần 8,5% so với đầu năm 2022. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác, sự mất giá củaVND là không quá lớn. Một số quốc gia có đồng nội tệ mất giá mạnh như: Nhật Bản (28,4%), Hàn Quốc (19,2%), Đài Loan (16,7%), Trung Quốc (14,2%), Thái Lan (14%) và Philipine (14%)...
Tỷ lệ mất giá của một số đồng tiền so với đầu năm 2022 |