💎 Xem Những Công Ty Đang Hoạt Động Tốt Nhất Trên Thị Trường Hôm NayBắt đầu

Điều kiện kinh doanh "giết" doanh nghiệp

Ngày đăng 21:40 01/07/2017
Điều kiện kinh doanh

Vietstock - Điều kiện kinh doanh "giết" doanh nghiệp

Điều kiện kinh doanh mang đậm dấu ấn của các bộ chủ quản; đặc điểm chung là can thiệp sâu vào quyền tự quyết của doanh nghiệp, yêu cầu về quy mô, can thiệp cả vào nguyên tắc thị trường.

"Chúng tôi rất sốt ruột vì quá trình rà soát, loại bỏ điều kiện kinh doanh (ĐKKD) đang chuyển động rất chậm. Các bộ dù đã công bố kế hoạch hành động nhưng không biết bao giờ thực thi" - ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận xét như vậy tại hội thảo công bố Báo cáo về ĐKKD và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam do VCCI tổ chức ngày 30-6 ở Hà Nội.

"Giảm 10 thêm 7"

Theo VCCI, qua rà soát 243 ngành nghề được quy định ĐKKD hiện nay, VCCI tập hợp được tổng cộng 5.719 ĐKKD có hiệu lực. Về mặt logic, ĐKKD là nhằm ràng buộc, hạn chế và kiểm soát chủ thể kinh doanh. Công cụ này chỉ nên sử dụng trong trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tác động đến trật tự công cộng.

Tuy nhiên, nhiều ngành, nghề không nhận thấy tác động đáng kể nào tới lợi ích công cộng, có thể quản lý bằng công cụ khác nhưng vẫn đưa vào danh mục kinh doanh có điều kiện như dịch vụ mua bán nợ; xuất khẩu gạo; kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển... Với cách quy định như vậy, ĐKKD đang giết chết doanh nghiệp (DN), cản trở DN tham gia thị trường và tạo độc quyền cho một nhóm DN khác.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, đánh giá trong nhiều lĩnh vực thực hiện cải cách thì giảm ĐKKD được xem là có hiệu quả, "giảm 10 tăng 7", chứ không đến mức "giảm 3 tăng 10" như tình trạng chung. Về mặt pháp lý có nhiều đột phá trong giảm ĐKKD, giải pháp cũng quyết liệt nhưng lại bị bóp méo, hạn chế do các quan điểm cải cách nửa mùa, thỏa hiệp. Nguyên nhân do bộ, ngành không muốn bỏ ĐKKD, thậm chí DN cũng không muốn bỏ. Rõ nhất là lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu ô tô, xăng dầu, xuất khẩu gạo, 99% DN muốn bỏ ĐKKD nhưng tiếng nói không có sức nặng bằng 1% DN muốn giữ lại để hạn chế sự tham gia của DN mới.

Bên cạnh đó, ĐKKD trá hình đang phát tán dưới 4 hình thức: quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, thủ tục hành chính và quy hoạch. "ĐKKD chính thức và trá hình đang oanh tạc, gây khó dễ cho DN. Chúng tôi là luật sư chuyên tra cứu, viết sách, góp ý chính sách pháp luật mà còn không thể tìm được ĐKKD thì DN khởi nghiệp, hộ kinh doanh và DN nhỏ không thể không vi phạm" - luật sư Đức nhìn nhận.

Ông Nguyễn Quang Vinh (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương - CIEM) cho rằng hiện tượng DN thành lập nhiều nhưng cũng bị "khai tử" nhiều trong thời gian qua có nguyên nhân từ ĐKKD gây khó khăn cộng với quyền hành xử của cơ quan thực thi, tạo ra chi phí lớn khiến DN không thể vượt qua.

Thường thì DN mới sử dụng công nghệ cao nhưng họ không tham gia được vào thị trường, trong khi DN đã bước qua "rào cản" thì vẫn hoạt động với công nghệ cũ. Đây là nguyên nhân khiến năng suất lao động của DN không được cải thiện. Theo ông Vinh, Chính phủ cần có nhóm chuyên trách từ cấp trung ương về ĐKKD mới có thể cải cách được vì công việc này gặp rất nhiều cản trở.

Nhà nước quá "bao đồng" ?

Báo cáo của VCCI đánh giá khi khoanh vùng, tập trung rà soát ĐKKD của 3 bộ Công Thương, Giao thông Vận tải (GTVT), Khoa học và Công nghệ (KH-CN) là các lĩnh vực đang "nóng" do nhận được nhiều phản ứng của DN trong thời gian gần đây cho thấy ĐKKD mang đậm dấu ấn của các bộ chủ quản.

Đặc điểm chung là can thiệp sâu vào quyền tự quyết của DN, yêu cầu tính quy mô, can thiệp cả vào nguyên tắc thị trường. Chẳng hạn, Bộ GTVT quy định chỉ có 5 loại hình kinh doanh vận tải, một DN kinh doanh vận tải phải có số đầu xe tối thiểu, mỗi chuyến chạy hợp đồng phải báo cáo cho cơ quan quản lý... Do đó, khi xuất hiện Grab và Uber thì lúng túng không biết xếp vào hình thức kinh doanh nào, quản lý ra sao.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, cho rằng đặt ra nhiều ĐKKD vì nhà nước thiếu tin tưởng DN, quan niệm DN có thể trốn thuế, lách luật, làm ăn không đàng hoàng. Bên cạnh đó, nhà nước quá "bao đồng", muốn lo từ A-Z với mong muốn tốt nhất nhưng không đủ sức làm. Từ trường hợp Uber, ở góc độ người tiêu dùng, bà Loan đề nghị nên ủng hộ vì đây là xu hướng hiện đại.

"Thay vì cấm đoán Uber và Grab, nhà nước nên tháo bớt vòng kim cô trên đầu taxi truyền thống vì các DN kêu có đến 13 "vòng kim cô", không cách gì cạnh tranh được. Quản lý nhà nước phải đổi mới theo hướng có quy định phù hợp với thực tế chứ không phải nhìn cái sẵn có để soi vào cái mới phát sinh và cho rằng cái mới không phù hợp" - bà Loan kiến nghị.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, đánh giá ĐKKD hiện nay như rừng cọc nhọn sắc, như rào cản gây nguy hiểm cho DN. Đối với vận tải đường bộ, mục đích quy định ĐKKD để bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhưng thực tế lại đang lệch theo hướng để DN kinh doanh có hiệu quả.

Sau khi rà soát, VCCI kiến nghị giảm 16 ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì cơ sở xác định chưa rõ ràng.

Từng là thành viên tổ công tác thi hành Luật DN 2000, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, thừa nhận: "Tôi tham gia cuộc chiến chống giấy phép con từ khi mái tóc còn xanh, nay tóc bạc mà vẫn phải tiếp tục cuộc chiến này vì vẫn chưa biết bao giờ đến hồi kết".

Ông Huỳnh cho biết hoạt động trọng tài quốc tế cũng bị đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đây là tiền lệ chưa từng có trên thế giới vì hoạt động trọng tài thương mại không phải vì mục đích kinh doanh. 

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.