💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Thị trường điện cạnh tranh: Còn mơ hồ!

Ngày đăng 19:15 15/10/2018
Thị trường điện cạnh tranh: Còn mơ hồ!

Vietstock - Thị trường điện cạnh tranh: Còn mơ hồ!

Thị trường điện cạnh tranh mới chỉ dừng ở ý nghĩa cạnh tranh giữa các đơn vị mua bán điện, chưa đem lại quyền lợi rõ rệt cho người tiêu dùng.

* Chính thức triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh vào năm 2019

Bộ Công Thương đang nghiên cứu, hoàn thiện khung khổ pháp lý để năm 2019, đưa vào vận hành chính thức thị trường bán buôn điện cạnh tranh sau khi đã hoàn thiện cấp độ phát điện cạnh tranh.

Lúng túng vận hành

GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, cho biết theo Luật Điện lực và Quyết định 63/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng, lộ trình phát triển thị trường điện Việt Nam phải đi qua 3 cấp độ: phát, bán buôn và bán lẻ.

Hiện khung pháp lý chưa biết bao giờ mới hoàn chỉnh để các công ty bước vào thị trường bán buôn điện cạnh tranh Ảnh: TẤN THẠNH

Theo dự kiến, cấp độ 1 của lộ trình này là vận hành thị trường phát điện cạnh tranh được thực hiện từ năm 2012 đến muộn nhất là năm 2017 phải chuyển sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Tuy nhiên, sắp hết năm 2018, thị trường này vẫn chưa được khởi động bởi chưa xây dựng xong khung khổ pháp lý để thực hiện, đặc biệt là chưa tổ chức được những công ty mua bán điện để cạnh tranh. Trong khi đó, trên thị trường, từ khi vận hành thị trường phát điện cạnh tranh đến nay, hiện có duy nhất đơn vị đứng ra đảm nhận vai trò mua điện là Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

"Trong tương lai, để thành lập được nhiều công ty bán buôn, các cơ quan chức năng dự kiến phát triển các tổng công ty điện lực thành các công ty mua bán buôn. Nhưng, để làm được thì phải có sự chuẩn bị nhất định. Đầu tiên và quan trọng nhất là chuẩn bị khung pháp lý cho việc này. Hiện nay, khung pháp lý chưa được quy định và cũng chưa biết bao giờ mới hoàn chỉnh để các công ty bước vào thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Nếu không sớm có những quy định về vận hành thị trường bán buôn và điều lệ để các công ty hoạt động thì hình hài thị trường khó có thể hình thành đúng lộ trình" - GS Trần Đình Long nêu rõ.

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), dù thị trường phát điện cạnh tranh đã có những thành công nhất định khi khởi đầu chỉ có 34 nhà máy tham gia, nay tăng lên 87 và tính minh bạch ngày càng cao, song vẫn có những trục trặc, bỡ ngỡ trong quản lý, vận hành. Theo quy định, các nhà máy phát điện sẽ chào giá lên sàn, Công ty Mua bán điện quyết định mua điện của doanh nghiệp theo giá chào từ thấp đến cao. Chính bởi vậy, có nhiều trường hợp thủy điện nhỏ không thể cạnh tranh, bị ép giá; hoặc nhiệt điện than không chịu nổi áp lực chu kỳ giảm tải tới hơn chục lần mỗi ngày, ảnh hưởng đến tốc độ gia nhiệt… "Thị trường bán buôn điện cạnh tranh là giai đoạn mới, khó khăn hơn, việc tham gia thị trường của các nhà máy phát điện không dễ. Như thế, việc dần gỡ bỏ độc quyền 100% của ngành điện cũng không thể một sớm một chiều, dù rằng tất nhiên, theo quy luật, có thể có những khâu dần dần được tách ra để vận hành theo cơ chế thị trường" - ông Ngãi bình luận.

Người tiêu dùng đứng ngoài cuộc?

Một vấn đề khiến không chỉ người dân mà cả giới chuyên gia quan tâm là liệu vận hành thị trường phát điện và bán buôn điện cạnh tranh có đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

GS Trần Đình Long phân tích khi tham gia thị trường điện cạnh tranh, giá cả sẽ được xác lập trên cơ sở bảng chào giá của doanh nghiệp và trên cơ sở cạnh tranh thực sự. Do đó, giá bán đến người tiêu dùng chắc chắn có lợi hơn so với việc phía phát điện và cung ứng điện tự đề xuất.

"Không thể khẳng định khi vận hành đầy đủ thị trường điện cạnh tranh, tức làm đến khâu bán lẻ, thì giá điện sẽ giảm hay tăng. Bởi vì, giá thành sản xuất còn phụ thuộc giá nhiên liệu đầu vào, giá dầu, than, chi phí truyền tải, phân phối và đặc biệt là quan hệ thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, với thị trường cạnh tranh, người tiêu dùng vẫn yên tâm hơn do giá này là kết quả của sự cạnh tranh chứ không phải do độc quyền của một ai đó" - ông Long nêu quan điểm.

PGS-TS Nguyễn Minh Duệ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học năng lượng thuộc VEA, cho rằng ngay từ ban đầu, cần thống nhất tiêu chí xây dựng 3 cấp độ của thị trường điện cạnh tranh là phải dần dần mang lại lợi ích về giá cũng như khả năng tiếp cận điện năng thuận lợi, an toàn cho người tiêu dùng, doanh nghiệp. Song, đến nay, theo ông Duệ, mặc dù chuẩn bị bước sang cấp độ 2 - bán buôn điện cạnh tranh - lợi ích của người tiêu dùng vẫn chưa được thể hiện rõ nét, đặc sắc! "Thị trường điện cạnh tranh đã vận hành được những bước đầu quan trọng nhưng lại chưa cho thấy sự liên quan đến người tiêu dùng. Như vậy, phải xem lại mục tiêu cuối cùng của thị trường này. Tôi cho rằng cần sớm có tổng kết hiệu quả, lợi ích của thị trường phát điện cạnh tranh đối với người tiêu dùng để làm cơ sở, tiền đề triển khai các giai đoạn tiếp theo. Và, cũng hy vọng khi bước tới giai đoạn bán lẻ điện cạnh tranh, lợi ích của người tiêu dùng sẽ được biểu hiện rõ hơn" - ông Duệ nói.

Giới chuyên gia cũng đề nghị làm rõ hơn cơ chế vận hành của 3 cấp độ thị trường điện cạnh tranh để các cơ quan giám sát, người dân có thể tiếp cận thông tin. Nếu không, lời hay lỗ từ "cuộc chơi" chỉ hoàn toàn dành cho nhà cung cấp điện duy nhất là EVN với các công ty phát điện, bán buôn điện cùng hệ thống. Như thế, người dân vẫn phải trả tiền cho giá điện được EVN tính toán, Chính phủ và Bộ Công Thương phê duyệt. 

Xử lý rào cản để các công ty tham gia thị trường

Ông Phạm Quang Anh, Phó trưởng Phòng Phát điện Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương, cho biết thị trường phát điện cạnh tranh ngày càng mở rộng với tổng công suất lên đến gần 23.000 MW, chiếm khoảng 49% công suất lắp đặt toàn hệ thống. Kết quả thanh toán trong 6 tháng đầu năm 2018 là 72.000 tỉ đồng, dự kiến cả năm 14.000 tỉ đồng.

"Điều này có nghĩa quy mô tham gia thị trường tăng mạnh. Sau 6 năm vận hành, hệ thống bảo đảm an toàn tin cậy, cung cấp đủ điện cho kinh tế - xã hội; đặc biệt không có sự cố hay sai số nào xảy ra đối với hệ thống điện. Cục Điều tiết Điện lực cũng đã xử lý nhiều vướng mắc để các công ty có thể tham gia thị trường điện nhanh hơn" - ông Quang Anh đánh giá.

Ý KIẾN

Ông LÊ ĐÔNG HẢI, Phòng Thị trường Điện lực Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương:

Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

Thị trường bán lẻ điện sẽ là cấp độ phát triển cao nhất của thị trường điện cạnh tranh. Về cơ bản, thị trường này sẽ trao quyền lựa chọn cho khách hàng sử dụng điện cuối cùng, cũng như tạo động lực để các đơn vị bán lẻ điện cạnh tranh, tìm kiếm và bán điện cho các khách hàng sử dụng điện. Tất nhiên, cơ chế vận hành phải bảo đảm nguyên tắc hoạt động chung của thị trường điện đã được quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg.

Về lâu dài, vận hành thị trường điện cạnh tranh sẽ hướng tới bảo đảm tính thống nhất, tính đồng bộ trong các chính sách quy hoạch phát triển, quản lý giám sát, sử dụng tối ưu các nguồn năng lượng có vai trò đặc biệt quan trọng cho an ninh năng lượng quốc gia nói chung và cho vận hành thị trường điện lực nói riêng.

Một chuyên gia của Học viện Tài chính:

Mua giá thấp thì phải giảm giá điện

Tôi theo dõi ngay từ những ngày đầu vận hành phát điện cạnh tranh, có những thời điểm EVN thu lãi lớn khi mua được giá thấp, thậm chí là 0 đồng/KWh đối với thủy điện vào mùa mưa khi nước trong hồ lên cao, buộc phải xả nước qua turbin để bảo đảm an toàn. Nhiều doanh nghiệp phát điện có sản lượng nhưng không có doanh thu, phần doanh thu đẩy qua phía đơn vị thu mua điện. Như thế, thị trường phát điện cạnh tranh rõ ràng mang lại lợi ích cho ngành điện nhiều hơn so với phương thức thanh toán theo giá hợp đồng trước kia.

Vậy, phần lãi đó hạch toán ra sao? Cần phải làm rõ. Nếu sau khi cân đối chi phí tổng thể, giá mua điện qua thị trường cạnh tranh thấp thì phải tính toán giảm giá thành để giảm giá bán cho người dân.

PHƯƠNG NHUNG

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.