📊 Tìm Hiểu Cách Các Nhà Đầu Tư Hàng Đầu Xây Dựng Danh Mục Đầu Tư của HọKhám Phá Ý Tưởng

Nỗi băn khoăn từ việc điện gió, điện mặt trời không có ưu đãi nào khi vay vốn

Ngày đăng 14:59 07/08/2024
Nỗi băn khoăn từ việc điện gió, điện mặt trời không có ưu đãi nào khi vay vốn
USD/VND
-

Vietstock - Nỗi băn khoăn từ việc điện gió, điện mặt trời không có ưu đãi nào khi vay vốn

Theo chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, cho vay dự án điện gió, điện mặt trời... vẫn chỉ là những khoản cho vay hoặc đầu tư thông thường với đầy đủ điều kiện về tài sản đảm bảo, lãi suất, kỳ hạn mà không có ưu tiên, ưu đãi nào.

15,5 tỷ USD chưa tìm được dự án cho vay

Tại tọa đàm “Triển vọng phát triển Tài chính xanh” do tạp chí Đầu tư Tài chính tổ chức chiều 6/8, TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương hiệu và cạnh tranh, cho rằng, phát triển xanh không chỉ là cam kết chính trị mạnh mẽ của cả quốc gia, mà là mệnh lệnh từ chính thị trường khi người tiêu dùng yêu cầu xanh hơn, an toàn hơn; từ chính yêu cầu của các nước phát triển; từ tài chính, không xanh không cho vay. 

Hiện 80% lượng vốn tài chính đòi hỏi ESG (môi trường - xã hội - quản trị) mới cấp vốn. Những vấn đề này với doanh nghiệp không chỉ là tồn tại hay không tồn tại, mà còn nắm bắt được nhiều cơ hội mới khi phát triển xanh.

Nhấn mạnh tài chính xanh là cuộc cách mạng về thể chế, công nghệ với nhiều điểm mới như tiêu chí, tiêu chuẩn xanh, nguồn gốc xuất xứ xanh,... song ông thừa nhận có nhiều thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt như chi phí chuyển đổi, áp lực từ thị trường và câu chuyện thể chế.

Về nguồn lực tài chính, ông Thành nhận định chuyển đổi xanh cần nhiều chi phí, đòi hỏi rất nhiều vốn. Quá trình này phải làm từ trên xuống, thay đổi thể chế pháp lý, chính sách, cách tiếp cận của doanh nghiệp...

Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với nguồn tài chính xanh.

Theo ông, kinh tế xanh, tài chính xanh là một sự chuyển đổi toàn diện. Trong quá trình này, rõ ràng tài chính rất quan trọng nên rất cần sự tham gia của các định chế tài chính, các quỹ. 

Từ câu chuyện thực tế, TS Võ Trí Thành chỉ rõ “chúng ta đang vừa làm vừa chạy”. Theo ông, không riêng gì vấn đề kinh tế xanh, tài chính xanh mà cả kinh tế số, tài chính số hay phát triển tài chính... chúng ta đều đang làm dang dở. Nếu tiếp tục chờ luật thì sẽ mất thêm khoảng 4 năm nên cần có chính sách đột phá để phát triển kinh tế, tài chính xanh. 

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLaw - cho hay, nước ta đã quan tâm đến việc xây dựng khuôn khổ pháp lý về kinh tế xanh, tài chính xanh từ rất sớm, nhưng chưa được như kỳ vọng.

Việc thiếu hành lang pháp lý, thiếu quy định pháp luật ảnh hưởng rất nhiều lên quyết định của các nhà đầu tư vào thị trường này. Thêm vào đó, Việt Nam chưa xây dựng các bộ tiêu chí xanh khác nhau cho từng ngành cụ thể. Do đó, chặng đường phát triển tài chính xanh, kinh tế xanh ở nước ta vẫn đang còn nhiều thách thức.

TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nêu thực trạng có nguồn tài chính xanh nhưng doanh nghiệp chưa tiếp cận được.

Ông dẫn chứng về con số 15,5 tỷ USD mà cơ chế Đối tác Chuyển đổi Năng lượng công bằng dành cho Việt Nam để chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, nhưng đến nay chưa tìm được dự án vay hoặc nhận tài trợ do những vướng mắc liên quan đến thủ tục.

Mở rộng ra câu chuyện chính sách xanh, ông Nghĩa đánh giá, chúng ta đang nói rất nhiều nhưng làm rất ít. Thực tế, các khoản tín dụng xanh và trái phiếu xanh dành cho các dự án điện gió, điện mặt trời... vẫn chỉ là những khoản cho vay hoặc đầu tư thông thường với đầy đủ điều kiện về tài sản đảm bảo, lãi suất, kỳ hạn mà không có ưu tiên, ưu đãi nào. 

Chưa kể, quy mô của các khoản quỹ càng không tương xứng với nhu cầu về tài chính xanh. Ngân hàng Thế giới ước tính chúng ta cần tới 360-400 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính từ nay đến 2030.

Cho dự án điện gió, mặt trời vay vốn vẫn như thông thường, không có ưu đãi nào. Ảnh: Thạch Thảo

Muốn hút vốn xanh, doanh nghiệp phải có chiến lược

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Tài chính PAN (HM:PAN) Group - cho hay, công ty đã tiếp cận rất nhiều định chế tài chính quốc tế và nhận thấy sản phẩm tài chính bền vững là phù hợp.

Theo ông, tại Việt Nam có 2 sản phẩm theo định chế này, gồm: sản phẩm tài chính xanh dành cho các doanh nghiệp có dự án xanh lớn và dễ được các tổ chức quốc tế tài trợ; sản phẩm khác sẽ yêu cầu các doanh nghiệp cam kết giảm phát thải theo các tiêu chí ESG. PAN Group đang theo cả hai sản phẩm.

Các doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận nguồn tài chính xanh theo cách trên mà không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn nhà nước. Song, ông Tuấn cũng lưu ý, muốn tiếp cận các định chế tài chính, bản thân doanh nghiệp phải có nền tảng nhất định về phát triển bền vững cũng như quản trị bền vững. 

Chủ tịch IIA Việt Nam Hoàng Đức Hùng nêu vấn đề: “Trong dòng chảy tài chính xanh, làm sao để tiền chảy vào đúng chỗ?” Theo ông, doanh nghiệp phải thể hiện mình “xanh”. Xanh ở đây không chỉ là vấn đề môi trường, mà rộng hơn là vấn đề ESG và phát triển bền vững. Tiền chảy vào doanh nghiệp không chỉ đơn thuần vì họ xanh, mà còn vì họ đạt được sự cân bằng, có sự cam kết và xã hội và phương thức quản trị.

Thế nên, để các quỹ đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp, việc thẩm định là đương nhiên. Doanh nghiệp phải có báo cáo để các bên hữu quan nhìn thấy cam kết của mình. 

Việt Nam có hạn chế là chưa có khung báo cáo về phát triển bền vững, về xanh. “Các bên cho vay có tiêu chí của họ. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý cũng cần xây dựng khung báo cáo phát triển bền vững. Phương pháp luận, công cụ đo lường cũng cần phải được chuẩn hóa”, ông Hùng góp ý và cho rằng về dài hạn và quan trọng nhất là ý thức của lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp.

"Muốn hút vốn xanh, doanh nghiệp phải có chiến lược và định hướng cụ thể. Không phải nay nói xanh thì mai có thể xanh được ngay. Khi đã bị mang tiếng thì khó sửa và rất khó tìm bạn để chơi", ông Hùng chia sẻ.

Tâm An

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.