NÓI THẲNG: Tiền dân đóng phí BOT đang chảy về đâu?

Ngày đăng 17:47 18/02/2019
NÓI THẲNG: Tiền dân đóng phí BOT đang chảy về đâu?

Vietstock - NÓI THẲNG: Tiền dân đóng phí BOT đang chảy về đâu?

Đã đến lúc người trả phí khi qua các trạm BOT giao thông phải được biết số tiền họ chi trả đi về đâu? Họ đã trả được bao nhiêu và còn nợ lại bao nhiêu?

Hôm nay (18-2), Tổng cục Đường bộ Việt Nam bắt đầu kiểm tra công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Dầu Giây, sau khi xảy ra vụ cướp 2,2 tỉ đồng hôm mùng 3 Tết.

Sau bao nhiêu lùm xùm vây quanh các trạm thu phí trên cả nước, đúng ra cơ quan thanh tra đã phải sớm vào cuộc thanh kiểm tra toàn diện tất cả các dự án BOT, kể cả đó có là các dự án do Nhà nước làm chủ đầu tư. Chứ không phải trạm nào xảy ra vướng mắc, nghi vấn hoặc dưới áp lực dư luận thì mới vào cuộc thanh kiểm tra như đối với vụ việc xảy ra tại trạm thu phí cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam  (VEC) làm chủ đầu tư.

Dư luận đặt câu hỏi: có hay không số tiền chênh lệch do chủ đầu tư khai báo cho cơ quan chức năng với số tiền thực thu trung bình mỗi ngày, mà con số chênh lệch lên tới cả tỉ đồng/ngày? Và nếu có thì nó cũng chỉ được phát hiện sau một nguyên nhân rất hài hước: "bị cướp". Vậy nếu không bị cướp thì mọi việc có lẽ cứ mãi như thế êm xuôi trôi qua?

Các dự án BOT nói chung và BOT giao thông nói riêng, đúng ra phải quản lý chặt hơn, tổ chức thanh kiểm tra thường xuyên, cả định kỳ lẫn đột xuất. Còn đây gần như cơ quan chức năng chỉ vào cuộc khi có phản ánh, nghi vấn hay nói thẳng ra là chỉ khi bị áp lực từ dư luận.

Đặc thù của các dự án BOT là thời gian hoàn vốn và thu lãi dựa vào sự đóng góp trực tiếp của người sử dụng dịch vụ. Các mốc thời gian lộ trình thu phí đặt ra ban đầu đều là sự giả định dựa theo khảo sát tại thời điểm trước khi khởi công cả năm hoặc vài năm; tới khi hoàn thành đưa vào vận hành thực tế, con số này đã thay đổi rất nhiều so với trước đó.

Vậy mà, đại diện Bộ GTVT cho rằng con số này Bộ không nắm được, chỉ dựa vào báo cáo của chủ đầu tư. Trả lời như vậy liệu có sòng phẳng và hợp lý? Và, tới thời điểm hiện tại, doanh thu của các trạm thu phí BOT vẫn là con số bí mật, trong khi đúng ra nó phải được công khai tuyệt đối, vì người tham gia giao thông trực tiếp trả tiền vốn cũng như lời cho các dự án, nhưng họ lại không hề được biết mình đã đóng góp bao nhiêu, và còn phải đóng góp tiếp bao lâu nữa!

Thông tư 49/2016/TT-BGTVT yêu cầu phải lắp đặt bảng điện tử tại các trạm thu phí để công khai về tổng mức đầu tư, tổng thời gian thu, thời điểm bắt đầu và thời gian còn lại, doanh thu tháng trước, doanh thu lũy kế... nhưng đến nay vẫn chưa được áp dụng công khai, phổ biến và cũng không có trạm thu phí nào bị đóng cửa hay tạm dừng về việc này. Vì sao?

Chính phủ cũng đã chỉ đạo phải áp dụng hình thức thu phí tự động không dừng để chống gian lận trong khai báo doanh thu. Nhưng, đến nay vẫn mạnh ai nấy làm cho có, việc thu phí chủ yếu vẫn là thủ công, vẫn tạo điều kiện để các chủ đầu tư lách luật, mập mờ, gian lận. Vì sao?

Đã tới lúc, Nhà nước phải trả lại quyền "ông chủ" thực sự cho những người đang ngày đêm bỏ tiền mua lại dự án để bàn giao cho Nhà nước; đã tới lúc người trả tiền phải được biết số tiền họ chi trả đi về đâu? Họ đã trả được bao nhiêu và còn nợ lại bao nhiêu?

Người dân đã rất sòng phẳng cũng như rất tin tưởng vào chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước mà cụ thể ở đây là Bộ Tài chính, Bộ GTVT khi giao phó trách nhiệm giám sát, quản lý thu chi cho các cơ quan này.

Vậy thì, phải sòng phẳng lại với người dân, đừng phụ lòng tin của họ! Huy động các nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức BOT để đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông là vô cùng cần thiết và là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, đừng làm méo mó một chủ trương hợp lòng dân!

Đoàn Quang Huy

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.