Những cuộc chiến một mất một còn: 'Cá mập' ngoại nuốt doanh nghiệp nội

Ngày đăng 16:24 18/04/2019
Những cuộc chiến một mất một còn: 'Cá mập' ngoại nuốt doanh nghiệp nội

Vietstock - Những cuộc chiến một mất một còn: 'Cá mập' ngoại nuốt doanh nghiệp nội

Tự nguyện "bán mình" hay bắt tay với các đối tác ngoại để rồi bị "nuốt chửng" diễn ra rất nhiều trên thị trường Việt Nam. Đến nay, những vụ "thay tên đổi chủ" của thương hiệu Việt vẫn chưa dừng lại.

Nhiều thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng của Việt Nam dần bị thâu tóm bởi 'cá mập' ngoại. Ảnh: NG.NGA

Vụ thâu tóm 2 nhãn hiệu kem đánh răng đình đám một thời của Việt Nam luôn được nhắc đến như một bài học kinh điển về hợp tác, liên doanh với các đối tác ngoại. Thế nhưng vì nhiều lý do, việc thương hiệu Việt bị "nuốt chửng" vẫn diễn ra liên tục.

Từ hóa mỹ phẩm...

Từng làm mưa làm gió trên thị trường nội địa nhưng sau cuộc "gả bán" cho Colgate năm 1995, thương hiệu kem đánh răng nổi tiếng của Việt Nam mang tên Dạ Lan đã chính thức biến mất. 2 năm sau đó, năm 1997, khi Unilever đến Việt Nam và đề nghị chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu P/S qua phương án thành lập một công ty liên doanh là Elida P/S. Ban đầu, P/S sản xuất vỏ hộp kem đánh răng cho liên doanh. Thời gian sau, Unilever đã chọn 1 công ty của Indonesia để sản xuất ống nhựa cho kem P/S khiến cho phía Việt Nam bị bật ra khỏi liên doanh. Từ đây, nhãn hàng P/S nổi tiếng một thời chính thức giã biệt với quyền sở hữu Việt Nam.

Đến tận bây giờ, xây dựng thương hiệu vẫn được coi là điểm yếu của doanh nghiệp Việt. Điều này xuất phát có lẽ bởi Việt Nam là nước xuất khẩu nổi tiếng thế giới nhưng hầu hết xuất thô nguyên liệu hoặc gia công nên không có thương hiệu, không ai biết đến. Nhưng thực tế ở thị trường nội địa, có không ít doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu thành công, chiếm thị phần lớn bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt với các ông lớn nước ngoài thâm nhập nội địa sau khi Việt Nam mở cửa.

Chỉ tiếc là không ít trong số đó đến nay đã bán mình cho các đối tác ngoại. Đơn cử như Diana, chiếm 30% thị phần bỉm giấy, 40% thị phần giấy vệ sinh, thương hiệu Việt này dẫn đầu trong ngành sản xuất các sản phẩm chăm sóc phụ nữ và trẻ em tại thị trương trường nội địa. Thế nhưng năm 2011, công ty này đã có quyết định bán đi 95% cổ phần cho Unicharm Nhật Bản với giá triệu USD">184 triệu USD, chính thức trở thành doanh nghiệp ngoại. Cũng năm 2011, thương hiệu dầu gội đầu X-Men của Việt Nam cũng được ông chủ của nó bán cho Tập đoàn mỹ phẩm Marico đến từ Ấn Độ. Dù "tự nguyện bán mình" nhưng đến nay vẫn không ít người tiêu dùng trong nước vẫn không thôi nuối tiếc khi nhớ về câu slogan "Người đàn ông đích thực" làm mưa làm gió một thời của thương hiệu dầu gội này.

Thương hiệu bia nổi tiếng Việt Nam đã vào tay người Thái. Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Đến phở, bia, nước giải khát...

Năm 2003 khi Phở 24 chính thức ra mắt thị trường, người khen thì ít mà người chê thì nhiều. Cũng dễ hiểu, phở là món "quốc hồn, quốc túy" của người Việt, thân thuộc và giản gị. Người Hà Nội đến bây giờ vẫn chấp nhận xếp hàng để ăn bát phở ngon. Người Sài Gòn và nhiều tỉnh, thành trên cả nước chỉ cần gạt chống xe là có thể ngồi xuống làm tô phở nóng hổi, thơm nghi ngút ở bất cứ con đường, hè phố nào. Thế mà một ngày cha đẻ của Phở 24 Lý Quí Trung lại "lên đời" cho phở từ không gian, hương vị, phong cách phục vụ, chén bát, rau giá... Những nhận xét kiểu "sạch sẽ, chuyên nghiệp nhưng mà mùi vị thua xa quán phở ở ngõ nhà tôi", "mất tính đại chúng, phở không còn là phở nữa"... được đưa ra tới tấp.

Bất chấp, Phở 24 dần trở thành lựa chọn của nhiều người, quy mô ngày càng được mở rộng và hừng hực quyết tâm trở thành thương hiệu được thế giới biết đến. Thế nhưng đến năm 2011, Phở 24 đã chính thức được chuyển nhượng cho chủ mới là Công ty Việt Thái Quốc Tế, đơn vị sở hữu thương hiệu Highlands Coffee. Công ty này sau đó chuyển nhượng 50% cổ phần cho Jollibee (Philippines), chính thức khép lại ước mơ quốc tế hóa phở Việt của nhà sáng lập Lý Quí Trung 1 thập niên trước đó.

Ồn ào cho đến tận lúc này là vụ bán thương hiệu bia Sài Gòn (Sabeco) cho người Thái. Cuối năm 2017, tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã bỏ ra 5 tỉ USD để sở hữu 54% cổ phần của thương hiệu bia lớn nhất Việt Nam. Trước khi về tay người Thái, dù trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bia nội, ngoại cạnh tranh khốc liệt nhưng bia Sài Gòn vẫn luôn nỗ lực giữ và chiếm thị phần lớn nhất và trở thành đại diện cho hình ảnh, thương hiệu bia Việt. Đặc thù của bia là có tính địa phương, nên dù bia nhập có nổi tiếng đến bao nhiêu thì ở hầu hết các quốc gia, bia nội vẫn giữ vị trí số 1 về thị phần.

Nhưng giờ bia Sài Gòn đã về tay người Thái, lợi nhuận họ hưởng, nếu vẫn tính là bia nội thì gượng ép vì thực tế chỉ còn cái tên. Còn nếu tính cho người Thái thì thị phần của bia Việt lép vế hoàn toàn trước các doanh nghiệp ngoại. Vậy nếu phải giới thiệu bia Việt, chúng ta sẽ nói nhãn hiệu nào cho vẹn cả đôi đường? Thực tế bia Sài Gòn không phải nhãn hiệu đầu tiên bán mình cho doanh nghiệp ngoại. Thương vụ mua lại phần vốn tại Bia Huda của Carlsberg đã biến công ty này từ liên doanh trở thành 100% vốn nước ngoài. Cũng bằng cách này, Carlsberg đang nắm cổ phần chi phối ở nhiều công ty bia trong nước. Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á và xếp vào hàng đầu thế giới nhưng thị trường màu mỡ này đã chính thức rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Tương tự ở lĩnh vực nước giải khát, những thương hiệu quen thuộc với người Sài Gòn như Tribeco đã bị “nuốt” trọn bởi Uni-President; nhà sản xuất rượu lớn nhất Việt Nam Halico cũng bán 45% cổ phần cho ông lớn Diageo đến từ Anh; trà bí đao Wonderfarm nổi tiếng một thời rơi vào tay Kirin Holdings, một tập đoàn từ Nhật Bản...

Dù bị thâu tóm hay tự nguyện bán mình, mỗi thương hiệu Việt "đổi chủ" vẫn mang đến cho người tiêu dùng sự nuối tiếc khôn nguôi.

Mai Ka

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.