💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

NHNN khẩn trương hướng dẫn Nghị định 52, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt an toàn

Ngày đăng 23:05 28/05/2024
NHNN khẩn trương hướng dẫn Nghị định 52, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt an toàn

Vietstock - NHNN khẩn trương hướng dẫn Nghị định 52, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt an toàn

NHNN đang khẩn trương hoàn thiện các dự thảo thông tư hướng dẫn Nghị định số 52 để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, vững chắc về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thúc đẩy TTKDTM gắn với đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ quyền lợi người sử dụng dịch vụ.

Ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại sự kiện chiều ngày 28/05/2024.

Tại họp báo công bố chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm 2024 chiều 28/05/2024, ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tại Đề án phát triển Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, toàn ngành ngân hàng đã tập trung cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện; tăng cường ứng dụng các công nghệ mới, đổi mới mô hình kinh doanh, hoạt động hợp tác để sáng tạo và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ an toàn, bảo mật, tiện ích, đem lại nhiều giá trị gia tăng và trải nghiệm vượt trội cho khách hàng, góp phần tăng tốc đi tới một xã hội không tiền mặt.

Sau thời gian xây dựng, hoàn thiện, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP ngày 15/05/2024 quy định về TTKDTM thay thế cho Nghị định số 101/2012/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024.

Nghị định số 52 ban hành nhằm mục đích tạo lập khuôn khổ pháp lý cơ bản, vững chắc cho hoạt thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, tiện ích, an toàn với chi phí hợp lý. NHNN cũng đang khẩn trương hoàn thiện các dự thảo thông tư để hướng dẫn Nghị định số 52 để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, vững chắc về TTKDTM, thúc đẩy TTKDTM gắn với đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ quyền lợi người sử dụng dịch vụ.

Hạ tầng phục vụ TTKDTM như Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử liên tục được quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng tiện ích, nâng cao năng lực xử lý, phục vụ tốt nhu cầu của các thành viên hệ thống, qua đó đáp ứng tốt nhu cầu và kỳ vọng ngày càng cao của các người dùng cuối là người dân, doanh nghiệp đối với các sản phẩm, dịch vụ ngành ngân hàng. Nhiều phương thức, dịch vụ thanh toán mới, an toàn, tiện lợi, giá dịch vụ hợp lý, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân, doanh nghiệp đã được ngành ngân hàng cung ứng ra thị trường.

Theo Vụ Thanh toán (NHNN), các chỉ số TTKDTM có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Số lượng giao dịch thanh toán qua kênh Internet và Mobile bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng trưởng lần lượt 52% và 103.3%; tăng trưởng về số lượng và giá trị thanh toán qua phương thức QR Code đạt hơn 170%. Đến hết năm 2023, Việt Nam có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán cá nhân và có 87.08% người trưởng thành sở hữu tài khoản thanh toán. Về mở tài khoản qua phương thức eKYC, 40 ngân hàng báo cáo đã triển khai chính thức với gần 35 triệu tài khoản thanh toán mở bằng eKYC đang hoạt động…

Số liệu 4 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ 2023 cho thấy các chỉ số TTKDTM có mức tăng trưởng khá: Giao dịch TTKDTM tăng 57.11% về số lượng và 39.49% về giá trị; qua kênh Internet tăng 47.48% về số lượng và 30.2% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 59.26% về số lượng và 35.91% về giá trị. Giao dịch qua ATM tiếp tục giảm 14.15% về số lượng và giảm 7.84% về giá trị so với cùng kỳ 2023, cho thấy xu hướng dịch chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang TTKDTM.

Cát Lam

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.