💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Nhiều xu hướng mới trong lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ

Ngày đăng 01:48 28/06/2024
Nhiều xu hướng mới trong lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ
ULVR
-

Vietstock - Nhiều xu hướng mới trong lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ

Sau đại dịch COVID-19, nhiều xu hướng mới đã được hình thành trong lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ, từ nhu cầu của người tiêu dùng đến định hướng của các doanh nghiệp.

Tại buổi hội thảo “Masan: Bước chuyển mình của doanh nghiệp hàng đầu ngành tiêu dùng bán lẻ” diễn ra vào chiều 27/06, nhiều vấn đề về lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ đã được chuyên gia giải đáp.

Xu hướng thoái vốn khỏi các mảng kinh doanh không trọng yếu

Theo bà Bùi Nguyễn Cẩm Giang – Trưởng phòng Phân tích, Ngành hàng Tiêu dùng & Bán lẻ, HSC, xu hướng thoái vốn khỏi các mảng kinh doanh không cốt lõi (non-core) đã và đang diễn ra sau giai đoạn COVID-19. Vì các xu hướng tiêu dùng thay đổi nhanh, dẫn đến tốc độ tăng trưởng và biên lợi nhuận các mảng kinh doanh của các nhãn hàng đều biến động mạnh.

Việc thoái vốn khỏi mảng non-core giúp các doanh nghiệp tập trung vào mảng cốt lõi và sinh lời cao, giúp bảng cân đối kế toán trở nên lành mạnh hơn bằng cách giảm nợ và tăng lượng tiền.

Với một số doanh nghiệp khác, việc thoái vốn khỏi các mảng non-core sẽ giúp vượt qua khó khăn khi không đủ lực để duy trì các mảng ngoài ngành.

Ngân hàng Standard Character cũng nhận định rằng, đây là 1 trong 3 xu hướng quan tọng hình thành nên giá trị tài sản trong năm 2024, bên cạnh mảng trí tuệ nhân tạo và năng lượng xanh.

Bà Giang đưa ra trường hợp của Unilever trong năm 2023 đã bán một nhãn hiệu ở Bắc Mỹ và thoái vốn khỏi Dollar Shave Club, hay vào tháng 7/2023 đã khởi động lại việc thoái vốn danh mục tại Elida Beauty, thương vụ vừa hoàn thành vào tháng 6/2024.

Tháng 3 vừa rồi, Unilever cũng công bố việc sẽ tách riêng mảng kem vốn có mô hình hoạt động khác so với cốt lõi của Unilever. Sau khi hoàn thành, Unilever trở nên đơn giản hơn, tập trung hơn vào các nhóm kinh doanh chính là làm đẹp, sức khỏe, chăm sóc cá nhân và gia đình, dinh dưỡng.

Với chủ trương ít sản phẩm hơn, kết quả tốt hơn và tác động mạnh hơn, tập trung vào các nhãn hàng chính như Omo, Sunlight Comfor, Sunsilk giúp kết quả kinh doanh Unilever tăng trưởng trở lại.

Thực tế, giá cổ phiếu Công ty tăng mạnh từ khi kết quả lợi nhuận quý 1/2024 được công bố, sau đó còn tăng mạnh hơn nữa sau chương trình mua lại cổ phần trị giá 1.5 tỷ USD dự kiến thực hiện trong năm 2024.

Vì vậy, khi thoái vốn khỏi các mảng non-core trở thành xu hướng mạnh thì việc đầu tư vào các doanh nghiệp đang có những động thái này cũng là một xu hướng nổi bật hiện nay.

Đâu là xu hướng tiêu dùng mới?

Sau đại dịch COVID-19, người dân vẫn đang có xu hướng ở nhà nhiều hơn, nấu ăn tại nhà nhiều hơn, kéo theo nhu cầu sử dụng các sản phẩm sử dụng cho nấu ăn tại nhà như các loại gia vị, đặc biệt ở Việt Nam là nước mắm, nước tương tăng nhanh.

Theo nghiên cứu thị trường của Infocus Mekong Research, 50-70% người được khảo sát trả lời rằng họ đang ưu tiên cho các hoạt động ở nhà nhiều hơn trước.

Bà Giang cho biết nhu cầu về sự tiện lợi đang là xu hướng nổi bật, nhu cầu cho các sản phẩm bữa ăn sẵn (ready to eat), các bữa ăn sơ chế sẵn (ready to cook) nở rộ.

Một xu hướng khác là người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới sức khỏe hơn. Theo nghiên cứu của Kantar, trong quý 1/2024, vấn đề bệnh tật, ốm đau, an toàn thực phẩm đang là mối lo ngại hàng đầu của người tiêu dùng, do đó có xu hướng chọn các sản phẩm nguồn gốc rõ ràng, minh bạch từ các nhà cung cấp, bán lẻ uy tín.

Một mảng tiêu dùng khác cũng đang phục hồi sau COVID-19 là nước giải khát, vì thông thường được sản phẩm này được tiêu thụ cùng các hoạt động ngoài trời, thể thao, dã ngoại. Do đó, khi các hoạt động này quay trở lại bình thường sẽ dẫn đến nhu cầu nước giải khát ngày càng tăng mạnh.

Cuối cùng, xu hướng đã hình thành từ nhiều năm trước là ngày càng cao cấp hóa sản phẩm. Tuy không còn mới, thậm chí chững lại trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhưng bà Giang tin rằng sẽ ngày càng nổi bật về dài hạn.

Doanh số bán lẻ Việt Nam đang trên đà phục hồi

Trong 5 tháng đầu năm 2024, doanh số bán lẻ của Việt Nam phục hồi dù còn chậm, với mức tăng 8.7% (tăng 5.2% nếu điều chỉnh lạm phát), điều đáng lưu ý là doanh số bán lẻ dịch vụ phục hồi nhanh hơn doanh số bán lẻ hàng hóa, nhờ sự phục hồi của ngành du lịch, do lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng vọt.

Đi sâu hơn vào từng lĩnh vực, doanh số ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có lẽ đã qua thời điểm khó khăn nhất, doanh số đã tăng trở lại vào tháng 4-5/2024, sau 4 quý liên tiếp sụt giảm.

Theo nghiên cứu của Nielsen, doanh số của ngành FMCG đã tăng 2.8% trong tháng 4-5/2024, so với mức giảm 2.9% trong quý 1/2024 và giảm 4.1% trong quý 4/2023, đồng thời nâng tổng mức tăng trưởng 5 tháng 2024 lên 1.1%.

Ngoài ra, ngành hàng điện tử tiêu dùng và thiết bị gia dụng cũng phục hồi nhẹ, như doanh số bán điện thoại thông minh đi ngang so với mức giảm lớn trong năm 2023.

Bà Giang kỳ vọng ngành tiêu dùng sẽ phục hồi mạnh hơn trong nửa cuối năm 2024 và năm 2025, vì tại Việt Nam, dù kim ngạch xuất khẩu và chỉ số việc làm đã phục hồi trong 5 tháng đầu năm, nhưng mức tăng mạnh nhất lại thuộc về ngành công nghệ, trong khi ngành này chỉ chiếm 6% lực lượng lao động, còn những ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc và da giày chiếm tỷ trọng đến 21% - lại chưa tăng đáng kể. Điều này cho thấy thu nhập người lao động chưa cải thiện nhiều trong 5 tháng đầu năm.

Theo bà Giang, kim ngạch xuất khẩu, số lượng việc làm của các ngành sử dụng nhiều lao động như da giày, dệt may sẽ có cơ hội tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2024, do kỳ vọng các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, điển hình là Mỹ sẽ trở lại nhập hàng nhiều hơn, qua đó thúc đẩy thu nhập người lao động, thúc đẩy mức tiêu dùng chung.

Ngoài ra, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, hỗ trợ cho doanh số bán lẻ dịch vụ và tiêu dùng nói chung.

Huy Khải

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.