Hải quan rà soát 43 doanh nghiệp cung cấp và bán hàng cho Asanzo

Ngày đăng 04:30 20/07/2019
Hải quan rà soát 43 doanh nghiệp cung cấp và bán hàng cho Asanzo

Vietstock - Hải quan rà soát 43 doanh nghiệp cung cấp và bán hàng cho Asanzo

Đại diện Tổng cục Hải quan thừa nhận có khoảng trống pháp lý về quy định "made in Vietnam" dẫn đến một số doanh nghiệp lợi dụng.

* Từ vụ Asanzo: "Lời hứa" của thương hiệu và sự minh bạch với người dùng

* Asanzo phản đối thu đổi sản phẩm, vì nhà phân phối vi phạm?

* Siêu thị điện máy ngừng bán sản phẩm của Asanzo

Tại cuộc họp báo về chống gian lận xuất xứ của ngành hải quan chiều 19/7, báo chí đặt câu hỏi về việc kiểm tra các đơn vị cung cấp linh kiện cho Asanzo.

Bà Nguyễn Thu Nhiễu - Phó cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, đã nhận được danh sách doanh nghiệp đầu vào - bán hàng và linh kiện cho Asanzo từ báo Tuổi trẻ TPHCM và Bộ Công an. Tuy nhiên, có sự trùng lặp ở 2 danh sách này và có 4 đơn vị đã không còn hoạt động hoặc bị khởi tố (Công ty Sa Huỳnh). Do đó cơ quan hải quan đã kiểm tra 27 doanh nghiệp.

Với 56 doanh nghiệp đầu ra – đơn vị tiêu thụ hàng cho Asanzo, theo bà Nhiễu, qua xác minh chỉ còn 16 doanh nghiệp đang hoạt động, số còn lại đã ngừng hoạt động. 

"Hiện nay Cục Kiểm tra sau thông quan vẫn đang rà soát, thu thập thông tin và phối hợp với các đơn vị liên quan. Đến nay chưa có kết quả cuối cùng, dù một số công ty đã có kết quả sơ bộ", bà Nhiễu nói.

Bà Nguyễn Thu Nhiễu - Phó cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan). Ảnh: H.Thu

Ông Âu Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Giám sát và quản lý hải quan (Tổng cục Hải quan) cũng cho biết, cơ quan này vẫn chưa có kết quả kiểm tra cuối cùng liên quan tới nghi vấn Asanzo bán hàng Trung Quốc nhưng gắn mác Việt. 

"Hải quan đang phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, thuế rà soát lại quá trình sản xuất, nhập khẩu linh kiện của Asanzo về sản xuất. Chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/7 theo yêu cầu và sẽ công bố công khai khi có kết quả", ông Tuấn nói. Tuy nhiên, ông Tuấn thừa nhận, có khoảng trống pháp lý trong quy định ghi nhãn mác xuất xứ "made in Viet Nam", khiến doanh nghiệp lợi dụng.

Theo đó, Nghị định 43 quy định về nhãn mác hàng hóa, nhưng đối chiếu với quy định về xuất xứ thì chỉ áp dụng với hàng xuất khẩu, nhập khẩu mà không áp dụng với hàng sản xuất, lưu thông trong nước. "Đây là khoảng trống pháp lý để doanh nghiệp lợi dụng và cần hoàn thiện thì mới có cơ sở pháp lý để điều chỉnh những trường hợp tương tự như của Asanzo", ông Tuấn nói.

Cục trưởng Cục Giám sát và quản lý hải quan nói thêm, hiện tượng tương tự đang diễn ra khá nhiều, nhất là trong sản xuất hàng gia dụng và các doanh nghiệp phần lớn nhập khẩu linh kiện điện tử từ Trung Quốc. 

"Trung Quốc là thị trường cung cấp phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, không chỉ gia dụng, hàng dệt may... Thống kê của hải quan cho biết, tỷ trọng nhập nguyên liệu từ Trung Quốc rất lớn", ông Âu Anh Tuấn cho biết.

Lãnh đạo Cục Giám sát và quản lý hải quan kiến nghị Bộ Công Thương sửa đổi quy định Nghị định 43, Thông tư 05 để đưa ra quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam lưu thông ở thị trường trong nước. Đây sẽ là cơ sở, tiêu chí để các cơ quan hải quan kiểm tra xác định hàng hóa này có thể gắn mác "Made in Vietnam" hay không.

Trước đó, tại cuộc họp của Bộ Công Thương hồi đầu tháng 7, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cũng thừa nhận, hiện chưa có quy định rõ ràng xác định xuất xứ hàng hóa như nào được gọi là "sản xuất tại Việt Nam", "hàng hóa của Việt Nam". 

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 43/2017, hàng hóa lưu thông trong nước bắt buộc phải dán nhãn tên người sản xuất, tổ chức cá nhân, xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tự xác định và có trách nhiệm với thông tin về xuất xứ mình đưa ra.

Trước đó, theo điều tra của báo Tuổi Trẻ TPHCM, Công ty cổ phần điện tử Asanzo đã nhập hàng loạt thiết bị điện tử xuất xứ Trung Quốc như nồi cơm điện, lò nướng, tivi, máy lạnh, loa... về bóc tem "made in China" và dán nhãn Việt Nam để bán ra thị trường.

Trả lời báo chí ngày 23/6, ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch HĐQT Asanzo khẳng định không có chuyện bóc tem Trung Quốc rồi dán tem Việt Nam lên. Theo ông Tam, Tivi Asanzo có 3 linh kiện được nhập từ Trung Quốc gồm: bo mạch, tấm panel và tấm kính (màn hình) chiếm khoảng 70% trên toàn sản phẩm. Còn tất cả chi tiết khác như là vỏ nhựa, remote điều khiển... do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Nguyễn Hoài 

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.