Vietstock - Giữa cơn bão "Huawei", Trung Quốc hạ giọng, muốn đàm phán thương mại với Mỹ
Bắc Kinh muốn tiến tới một thỏa thuận thương mại với Mỹ, nhưng cũng sẵn sàng tung ra các biện pháp đáp trả, Đặc phái viên Trung Quốc Cui Tiankai cho hay. Ông gọi việc Mỹ thêm Huawei vào danh sách đen là một động thái “bất thường”, huy động quyền lực Chính phủ để chống lại một công ty tư nhân.
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV trong ngày thứ Sáu (24/05), ông Cui cho biết, Trung Quốc muốn tiếp tục đàm phán về một thỏa thuận thương mại để từ đó Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký kết. Ông Cui, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, cho biết hai bên vẫn chưa trao đổi chính thức về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo.
Ông nói hai bên lẽ ra nên hợp tác và phối hợp với nhau, đồng thời cho biết thêm “thương mại là tạo lợi ích cho đôi bên, chiến tranh là gây bất lợi cho cả hai. Làm sao mà bạn có thể đặt hai khái niệm rất khác nhau trong một thuật ngữ được?”.
Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ trong ngày thứ Sáu (24/05), kết thúc một tuần giao dịch đầy biến động, trong đó căng thẳng thương mại leo thang đang chiếm ưu thế trên thị trường.
Các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington đã chững lại trong tháng này khi ông Trump cáo buộc Trung Quốc “lật kèo” về các thỏa thuận mà Mỹ cho là đã gần hoàn tất. Trước tình cảnh đó, Mỹ đã nâng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, đồng thời tung ra một danh sách 300 tỷ USD hàng hóa khác của Tủng Quốc có thể bị áp thuế bổ sung, bao gồm quần áo, đồ chơi và điện thoại di động. Nếu Mỹ thực hiện lời đe dọa đó, Mỹ sẽ áp thuế bổ sung lên gần như tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngoài ra, cũng có những dấu hiệu cho thấy xung đột thương mại đang lan sang các lĩnh vực khác, nhất là công nghệ. Tuần trước, chính quyền Trump đã liệt Huawei Technologies và 68 công ty liên kết vào danh sách đen, qua đó ngăn chặn ông lớn viễn thông Trung Quốc tiếp cận tới các nhà cung ứng của Mỹ.
Cui said the accusations against Huawei are a “groundless suspicion” and he described the U.S. action as an “unusual” move that mobilizes “state power against a private company.”
Ông Cui cho biết cáo buộc về Huawei là “nghi hoặc vô căn cứ” và ông mô tả động thái này của Mỹ là một động thái “bất thường”, trong đó huy động “quyền lực Chính phủ để chống lại một công ty tư nhân”.
Nhận định của ông Cui càng làm nổi bật lên những nỗ lực của Trung quốc trong việc bảo vệ quyền và niềm tự hào quốc gia như Huawei, đồng thời tránh vượt quá giới hạn – một điều có thể đập tan hy vọng tiến tới thỏa thuận đình chiến thương mại lâu dài. Bản thân ông Trump cũng sử dụng phương pháp tiếp cận tương tự trước đó, cho rằng Huawei có thể trở thành một phần của thỏa thuận thương mại, mặc dù cho rằng Huawei “rất nguy hiểm”.
Khi được hỏi về bước đáp trả của Trung Quốc trước động thái nhắm tới Huawei của Mỹ là gì, ông Cui cho biết: “Chúng tôi sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để bảo vệ quyền hợp pháp của công ty chúng tôi, người dân chúng tôi và của đất nước chúng tôi”.
“Nếu tình hình đi sai hướng thì sau đó sẽ có bước đáp trả rất sớm”, ông nói về thời điểm đáp trả lại động thái giám sát Huawei của Mỹ. “Thế nhưng, nếu chúng ta có thể cùng nhau mang mọi thứ trở về đúng hướng, thì mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn thôi”.
Nằm trung tâm trong cuộc đàn áp của ông Trump là nghi ngờ rằng các công ty Trung Quốc đã giúp Bắc Kinh do tham các Chính phủ nước ngoài. Giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Văn Chu, đã bị bắt ở Canada trong năm 2018 và Mỹ đang muốn dẫn độ bà về nước vì cho rằng bà đã giúp Huawei lừa đảo các ngân hàng bằng cách che giấu các giao dịch với Iran – vốn vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Bà phủ nhận cáo buộc trên.
Vũ Hạo (Theo Bloomberg)