🚀 ProPicks AI Đạt Lợi Nhuận +34.9%!Đọc Thêm

Những quan niệm sai lầm phổ biến về tiền điện tử mà bạn đừng bao giờ nên tin

Ngày đăng 15:31 24/10/2018
Những quan niệm sai lầm phổ biến về tiền điện tử mà bạn đừng bao giờ nên tin
MSFT
-
EXPE
-
BTC/USD
-
DASH/USD
-

Mua sắm trực tuyến chưa bao giờ dễ dàng như vậy. Cần phải đặt phòng trên AirBnB? Phải trả tiền cho lưu trữ đám mây lớn hơn? Muốn mua một chiếc ví da mới thật “cool”? Tất cả đều có thể được thực hiện chỉ với một vài cú nhấp chuột.

Tham gia vào hàng ngũ thẻ tín dụng và PayPal chính là tiền điện tử, một cách thức thanh toán không dùng tiền mặt khác với hầu hết mọi thứ trên Internet. Do tính thuận tiện và khả năng truy cập của nó, bạn sẽ nghĩ rằng nhiều người sẽ rất say mê tiền điện tử. Tuy nhiên, sự thật lại ngược lại. Nhiều người dùng Internet vẫn không biết về cách hoạt động của tiền điện tử.

Mặc dù tiền điện tử không phải là một chủ đề hoàn toàn xa lạ (xét cho cùng thì tất cả mọi người đều biết tiền là gì!), nhưng vẫn còn một vài điều bối rối để có thể hiểu hết về nó. Do đó, cũng không có gì ngạc nhiên khi những quan niệm sai lầm về tiền điện tử vẫn còn phổ biến rộng rãi trên Internet.

Dưới đây là những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về tiền điện tử và lý do tại sao mà chúng không đúng.

Tiền điện tử sẽ thay thế hoàn toàn tiền tệ fiat Tiền fiat là loại tiền tệ mà một chính phủ đã tuyên bố nó là tiền pháp định (ví dụ, Đô la Mỹ, Euro, Yên Nhật) – và không, nó sẽ không sớm trở nên lỗi thời bất kỳ lúc nào, như nhiều người đam mê tiền điện tử vẫn nghĩ.

Việc tiền điện tử thay thế hoàn toàn tiền fiat là điều không thực tế và vô lý. Mặc dù phần lớn dân số thế giới đang trực tuyến nhưng vẫn có hàng nghìn người không có quyền truy cập Internet.

Thế nhưng, tiền fiat và tiền điện tử có thể cùng tồn tại – và điều này đã xảy ra – đồng thời sự hiện diện của cái này cũng không báo hiệu sự tuyệt chủng của cái còn lại.

Tiền điện tử không có bất kỳ “giá trị nội tại” nào Tất cả chúng ta đều biết có một vài người luôn nhận xét một cách mỉa mai rằng, “Tiền điện tử có giá trị như thế nào?”

Và đây là câu trả lời mà bạn có thể cung cấp cho họ: tuyên bố đó có thể áp dụng cho bất kỳ loại tiền tệ nào khác trên thế giới.

Một ngày nào đó, cả thế giới có thể quyết định ngừng tin tưởng vào đồng đô la Mỹ và đồng đô la Mỹ khi ấy sẽ không còn có giá trị. Xã hội xác định cái gì có giá trị và không.

Quan trọng hơn, tiền điện tử đáp ứng được 5 tiêu chí cần thiết để được coi là “tiền tệ”:

Khả năng hoán đổi: Các đơn vị tiền tệ phải đồng nhất và có thể hoán đổi cho nhau. Nếu bạn giao dịch một hóa đơn Euro bảng Anh với một hóa đơn khác, bạn vẫn sẽ có chính xác một pound.

Tính khan hiếm: Tiền tệ cần phải được giới hạn vì nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Ví dụ, chỉ có 21 triệu Bitcoin sẽ được phát hành, điều này tạo cho Bitcoin một nguồn cung hạn chế.

Tính lâu bền: Tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi. Bạn có thể hình dung việc sử dụng khăn giấy giống như một loại tiền tệ. Mặc dù chúng có hạn, đồng nhất, và có thể hoán đổi cho nhau, nhưng khăn giấy không có độ bền cao. Mặt khác, tiền điện tử được lưu trữ trên những mạng lưới phi tập trung và do đó, chúng sẽ tồn tại miễn là mạng lưới của chúng còn tồn tại.

Tính dễ vận chuyển: Tiền tệ được giao dịch cho hàng hóa và dịch vụ. Một thứ muốn được coi là tiền tệ thì nó cần phải thuận tiện trong việc cất trữ, mang theo và dễ dàng chuyển từ người này sang người khác.

Tính có thể chia nhỏ được: Tiền tệ phải chia được thành các đơn vị nhỏ hơn. Hãy nói một ví dụ đơn giản, khi mọi người trao đổi một con bò để lấy hai con dê, nhưng một người nào đó chỉ muốn mua một con dê thì người đó không thể giao dịch bằng một nửa con bò được. Hệ thống này rất kém hiệu quả. Tiền tệ cần phải được chia nhỏ khi cần thiết.

Bạn chỉ có thể mua tiền điện tử bằng coin Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên được tạo ra, và từ câu chuyện đó mà hầu hết mọi người cho rằng bạn chỉ có thể mua nó bằng coin. Điều này cũng dẫn đến giả định rằng sẽ rất đắt đỏ để có được một đồng tiền điện tử (1 Bitcoin = 6,510.73 USD).

Cả hai quan niệm trên đều là những quan niệm sai lầm. Bạn có thể mua một phần của các loại tiền điện tử. Có thể mua 0.001 Bitcoin, 0.0001 Monero hoặc 0.01 Dash.

Tiền điện tử 100% là ẩn danh

  • Thực tế thứ nhất: Các loại tiền điện tử khác nhau sẽ có những mức độ riêng tư khác nhau.
  • Thực tế thứ hai: Luôn luôn có những cách để theo dõi danh tính qua các Blockchain.
Quan niệm sai lầm rằng tiền điện tử là ẩn danh một lần nữa cũng xuất phát từ Bitcoin – mặc dù Bitcoin thực sự là pseudo-anonymous (tạm dịch: ẩn danh giả), chứ không phải ẩn danh (anonymous).

Sử dụng Bitcoin đồng nghĩa với việc không tiết lộ dữ liệu cá nhân của người dùng trong giao dịch. Tuy nhiên, tất cả các giao dịch đều được ghi lại trên Blockchain công khai. Tìm ra ai sở hữu một chiếc ví cụ thể là chìa khóa cần thiết duy nhất để kiểm tra các giao dịch Bitcoin của một người.

Mặc dù vậy, vẫn có một vài loại tiền điện tử tập trung vào quyền riêng tư của người dùng, chẳng hạn như Monero, Dash và Zcash.

Tiền điện tử chỉ được sử dụng cho các giao dịch bất hợp pháp. Đúng là tiền điện tử cũng được kẻ xấu sử dụng trong một số giao dịch trái pháp luật. Một nghiên cứu của Úc cho thấy 25% người dùng Bitcoin và 44% giao dịch Bitcoin có liên quan tới các hoạt động phi pháp.

Nhưng điều đó không có nghĩa rằng tiền điện tử là một cái gì đó cực kỳ xấu xa. Đồng đô la Mỹ cũng được sử dụng cho các giao dịch bất hợp pháp, hay đồng rupee của Ấn Độ cũng như đồng rúp của Nga cũng thế. Bất kỳ loại tiền tệ nào cũng có thể được sử dụng cho các mục đích bất chính.

Ngoài ra, tiền điện tử vẫn có thể được sử dụng để thanh toán cho các cơ sở nổi tiếng như Microsoft (NASDAQ:MSFT), Subway, Wikipedia, Expedia (NASDAQ:EXPE) và thậm chí cả OkCupid.

Tiền điện tử có thể được xem là điều đáng sợ, nhưng không nên suy nghĩ như thế. Xét cho cùng, nó cũng chỉ là một loại tiền tệ khác. Dành thời gian tự làm quen với “mọi ngóc ngách” của tiền điện tử, hay chính là những đặc tính và sự phức tạp của chúng và bạn sẽ sớm có thể giao dịch như một người chuyên nghiệp trong thời gian ngắn.

Theo bạn còn những quan niệm sai lầm nào về tiền điện tử mà bài viết chưa đề cập đến hay không? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận dưới đây nhé!

  • Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
  • Tham gia Chatbox Cafebitcoin tại https://t.me/cafebitcoinchat
The post Những quan niệm sai lầm phổ biến về tiền điện tử mà bạn đừng bao giờ nên tin appeared first on Cafebitcoin.info.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.