Ưu Đãi Cyber Monday: Giảm tới 60% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

Thế giới phải tìm cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực

Ngày đăng 17:00 02/04/2022
Thế giới phải tìm cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực

Vietstock - Thế giới phải tìm cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc xung đột tại Ukraine là giá lương thực tăng phi mã. Cộng đồng quốc tế phải hành động ngay bây giờ để ngăn nó đe dọa đến những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Nguồn: Project Syndicate

* Bài viết thể hiện quan điểm của Ngozi Okonjo-Iweala

Hậu quả kinh tế đã vượt ra khỏi Châu Âu

Cuộc xung đột ở Ukraine đang gây ra những đau khổ, mất mát to lớn cho rất nhiều người. Tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO - World Trade Organization) nhận thấy rằng hậu quả kinh tế của cuộc xung đột đã vượt ra khỏi châu Âu. 

Ngay cả trước khi xảy ra xung đột, thực phẩm và năng lượng tăng giá đã làm căng thẳng ngân sách của các hộ gia đình và chính phủ ở nhiều quốc gia kém phát triển, nơi mà nền kinh tế phục hồi chậm chạp do đại dịch Covid-19. Những đợt tăng giá mới xuất phát do căng thẳng leo thang tại khu vực Đông Âu càng khiến cho tình trạng nghèo đói và mất an ninh lương thực gia tăng. Trước thực trạng này, vai trò của WTO, đặc biệt đối với những quốc gia nhập siêu lương thực, là cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa nạn đói.

Cả hai nước Nga và Ukraine chỉ chiếm 2.2% giao dịch thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, theo ước tính của WTO, con số này không phản ánh hết tầm quan trọng của hai quốc gia trên thị trường ngũ cốc và năng lượng. Họ là những nhà cung cấp lớn phân bón, khoáng sản và những nguyên liệu đầu vào quan trọng cho hàng loạt hoạt động sản xuất. Ví dụ, trong năm 2020, hai quốc gia này cung cấp đến 24% sản lượng lúa mì toàn cầu và 73% dầu hướng dương.

Việc nhập khẩu những mặt hàng này mang tính thiết yếu cho vấn đề an ninh lương thực cơ bản tại nhiều quốc gia vốn thiếu thốn nguồn tài nguyên nước, đất canh tác và điều kiện thời tiết cho việc phát triển những loại lương thực cần thiết. Trong hơn ba thập niên qua, Nga và Ukraine đã trở thành nhà cung cấp ngũ cốc chính cho các quốc gia bao gồm Mongolia, Sri Lanka, Lebanon, Ai Cập, Malawi, Namibia và Tanzania. Thông qua Chương trình Lương thực Thế giới, Liên Hiệp Quốc đã cung cấp viện trợ lương thực cho những người bị ảnh hưởng bởi xung đột tại hơn 80 quốc gia, hơn một nửa số lượng lúa mì được mua từ Ukraine.

Việc phong tỏa các cảng của Ukraine và các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt đối với Nga đã làm giảm đáng kể lượng lúa mì hiện có trên toàn cầu. Với lo ngại nông dân Ukraine sẽ không trồng vụ xuân năm nay đã làm gia tăng lo ngại về nguồn cung, khiến giá lúa mì kỳ hạn tăng 40% và đạt mức cao kỷ lục trong tuần đầu tiên của tháng 03/2022.

Giá năng lượng và lương thực tăng cao đã bắt đầu gây ra các phản ứng chính sách quen thuộc. Một số chính phủ hạn chế xuất khẩu ngũ cốc và các loại thực phẩm chủ chốt khác trong nỗ lực duy trì nguồn cung trong nước và hạn chế giá cả tăng cao. Số lượng các đơn khiếu nại lên WTO ngày càng tăng từ các nhà xuất khẩu ở một số quốc gia thành viên đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu như vậy có thể gây ra một vòng xoáy tăng giá và các hạn chế mới. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng 40% mức tăng giá lúa mì toàn cầu trong cuộc khủng hoảng giá lương thực cuối cùng trong giai đoạn 2010-2011 là do các chính phủ hạn chế giao thương giữa thị trường nội địa và thế giới.

Hợp tác quốc tế sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro

Kinh nghiệm cho thấy hợp tác quốc tế có thể giúp kiểm soát tác động của giá lương thực tăng cao. Trong một thập kỷ, việc chia sẻ thông tin về nguồn cung cấp thực phẩm và kho dự trữ thông qua Hệ thống Thông tin Thị trường Nông sản (Agricultural Market Information System) đã cho phép các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng đầu ngăn chặn sự hoảng loạn và giữ cho thị trường vận hành trơn tru.

Hệ thống thương mại toàn cầu đã và đang phải vật lộn để đối phó với chi phí vận tải cao cùng với sự tắc nghẽn ở các cảng biển, sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các quốc gia có thể giúp ổn định thị trường thực phẩm, năng lượng và hàng hóa; đồng thời giảm thiểu sự đứt gãy chuỗi cung ứng. Quan trọng hơn, chức năng giám sát và minh bạch của WTO có thể giúp đảm bảo rằng các chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các lệnh trừng phạt đang diễn ra.

Khả năng nắm bắt thông tin tốt hơn về sự gián đoạn thị trường cũng sẽ cho phép cộng đồng quốc tế xác định và huy động các nguồn hỗ trợ tài chính cùng với các hỗ trợ khác cho các nước nghèo bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá lương thực tăng. Điều này đặc biệt cấp bách bởi vì ngay cả trước căng thẳng địa chính trị Nga - Ukraine, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu chậm lại. Tỷ lệ tăng trưởng ở các quốc gia nghèo giảm mạnh và nằm ở mức thấp nhất so với trước năm 2020, phản ánh năng lực tài chính yếu kém và khả năng tiếp cận vắc xin COVID-19 không bình đẳng.

Một sự thật hiển nhiên là các chính phủ sẽ luôn tập trung giải quyết các vấn đề trong nền kinh tế của chính họ trước. Nhưng chúng ta cũng phải hành động ngay bây giờ để đảm bảo rằng một số người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới không trở thành các nạn nhân ngoài dự kiến.

Giới thiệu tác giả Ngozi Okonjo-Iweala

Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, là cựu giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới, Bộ trưởng Tài chính Nigeria, Chủ tịch hội đồng quản trị của Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI). Bà là thành viên xuất sắc tại Viện Brookings và là Lãnh đạo Công chúng Toàn cầu tại Đại học Harvard.

Okonjo-Iweala đã có kinh nghiệm 25 năm làm việc tại Ngân hàng Thế giới. Bà cũng từng đảm nhiệm hai nhiệm kỳ Bộ trưởng Tài chính Nigeria (2003–2006, 2011–2015) dưới thời Tổng thống Olusegun Obasanjo và Tổng thống Goodluck Jonathan. Bà là người phụ nữ đầu tiên giữ chức Bộ trưởng Tài chính của Nigeria và cũng là bộ trưởng tài chính duy nhất từng phục vụ qua hai đời tổng thống. Năm 2005, Euromoney vinh danh bà là Bộ trưởng Tài chính toàn cầu của năm.

Nguồn: Wikipedia

Phòng Tư vấn Vietstock

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.