BeInCrypto - Câu chuyện nợ trần của Hoa Kỳ tiếp tục là đề tài được chú ý trong tháng 5 này. Những khảo sát và động thái gần đây có thể giúp dự đoán phần nào tầm ảnh hưởng nếu nợ công Mỹ vượt mức trần.
Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.
Bitcoin hưởng lợi trước nỗi sợ nước Mỹ “vỡ nợ”
Khảo sát được thực hiện bởi Bloomberg trên hơn 600 nhà đầu tư nhỏ lẻ và chuyên nghiệp cho thấy góc nhìn của họ về Bitcoin trong tình huống trên như sau:
- Nếu nợ công vượt mức trần, các nhà đầu tư nhỏ lẻ thể hiện tâm lý hào hứng với việc mua Bitcoin hơn là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Bitcoin xếp thứ 3 sau Vàng và Trái phiếu kho bạc Mỹ trong việc lựa chọn tài sản trú ẩn.
- Bitcoin dù được xếp trên đô la Mỹ khi được hỏi “Bạn sẽ mua gì khi nợ công Mỹ vượt trần?” nhưng không có nhiều sự chênh lệch (có thể xem là ngang bằng). Khảo sát này một lần nữa nhấn mạnh sức hấp dẫn của Vàng khi là tài sản được nghĩ đến hàng đầu đối với cả nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhỏ lẻ.
Trái ngược với khảo sát, trong tháng 5 này giá Vàng đã giảm biên độ gần 100 USD và giá Bitcoin đã giảm biên độ gần 5,000 USD (kể từ đỉnh gần nhất).
Tiền lãi ngang bằng với ngân sách quốc phòng Mỹ
Đa phần các phân tích để nghiêng về khả năng cả hai Đảng sẽ đi đến một đồng thuận và nợ trần lại tiếp tục được nâng lên. Dù rằng giải pháp này không có gì mới, nhưng cho đến hiện nay dữ liệu đang cho thấy một sự gia tăng đến mức “điên rồ”.
Nợ trần của Hoa Kỳ liên tục nâng lên những mức mới trong hơn 50 năm qua. Nguồn: visualcapitalist
Nợ trần của Mỹ đang là 31,4 nghìn tỷ USD. Và bộ trưởng tài chính Janet Yellen đã thông báo rằng dự trữ tiền mặt của Mỹ có thể cạn kiệt vào ngày 1/6 tới đây. Từ năm 1960, mức nợ trần đã được nâng đến 78 lần. Và người ta vẫn tin rằng nó sẽ cứ thế nâng mãi. Nhưng vài thông tin rút ra từ biểu đồ trên rất đáng báo động:
- Nước Mỹ mỗi năm phải trả 928 tỷ đô tiền lãi, nghĩa là đang ngang bằng với ngân sách quốc phòng nói chung. Và thật đáng kinh ngạc nếu số lãi này vượt hơn cả ngân sách quốc phòng.
- Tỷ lệ Nợ trên GPD năm 2020 là 129% – cao nhất trong 50 năm qua. Nói theo ngôn ngữ bình dân là “Nước Mỹ làm không đủ trả nợ”.
Vấn đề đàm phán để nâng mức nợ trần trong giai đoạn này khác với quá khứ là nó có thể khốc liệt và tốn thời gian hơn. Lý do chính là vì sự phân cực chính trị diễn ra trầm trọng hơn trong những năm gần đây. Điều này có thể dẫn đến bế tắc gây ra hậu quả tai hại.
Việc nâng nợ trần không mới, nhưng hệ quả sẽ ra sao?
Rủi ro hệ thống đang dần hiện rõ khi mà nợ trần cứ tăng cao mãi. Trên lý thuyết những hệ quả này có thể nhẹ hơn so với thực tế.
- Điểm tín dụng của nước Mỹ sẽ giảm, gây mất lòng tin với nhà đầu tư (chủ nợ). Họ có thể sẽ không kỳ vọng nhiều vài trái phiếu kho bạc Mỹ và cắt giảm nó hoặc chuyển sang một nơi khác. Điều này gây nên phản ứng dây chuyền tiêu cực lan rộng toàn cầu.
- Nợ trần tăng có thể làm trầm trọng thêm quá trình phi đô la hóa vốn đang mạnh dần trong hai năm qua. Khiến cho uy tín của đồng đô bị xói mòn trên trường quốc tế.
- Lãi suất sẽ cao hơn làm chậm tăng trưởng kinh tế vì không có vay nợ mới. Nó còn gây rắc rối cho các ngân hàng vốn đang gặp khó khăn sau một loạt sự sụp đổ gần đây vì không thể huy động được nguồn tiền gửi. Lãi suất cao cũng bóp dòng tiền chảy vào cố phiếu khiến giá giảm mạnh.
Trong sự hỗn loạn đó, bất cứ tài sản nào mà các nhà đầu tư cho rằng sẽ lưu trữ được giá trị sẽ hiện rõ. Bitcoin xuất hiện trong khảo sát trên đã mở ra một phép thử vô tiền khoáng hậu đang đến rất gần.
Bạn nghĩ sao về nợ trần của Mỹ và những ảnh hưởng của nó đến Bitcoin?