💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Vừa đón tin vui, thế mạnh 8 tỷ USD của Việt Nam bị cảnh báo nguy hiểm

Ngày đăng 15:50 20/03/2021
Vừa đón tin vui, thế mạnh 8 tỷ USD của Việt Nam bị cảnh báo nguy hiểm

Vietstock - Vừa đón tin vui, thế mạnh 8 tỷ USD của Việt Nam bị cảnh báo nguy hiểm

Ngành thủy sản vừa nhận tin vui khi xuất khẩu bật tăng sau một thời gian lao dốc. Song, thế mạnh 8,5 tỷ USD này của Việt Nam lại nhận thêm cảnh báo nguy hiểm khi dịch bệnh trên tôm, cá có nguy cơ gia tăng.

* Số lô hàng thủy sản xuất khẩu bị Trung Quốc trả về 'tăng đột biến'

Tôm, cá tra bị thiệt hại nặng

Báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại ở nước ta là hơn 46.217 ha, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, so với cùng kỳ năm 2019, diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại khoảng 43.340 ha, cao gấp 1,94 lần; diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại hơn 1.426 ha, gấp gần 5,76 lần, chiếm 25% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước. Ngoài ra, còn có 1.452 ha diện tích nuôi nghêu/ngao, tôm càng xanh và một số loài thủy sản nước ngọt khác bị thiệt hại.

Đáng chú ý, phạm vi và diện tích có tôm thiệt hại hoặc bị mắc bệnh đều tăng so với năm 2019. Theo đó, diện tích tôm bị mắc bệnh tăng 7,4% so với cùng kỳ. Đặc biệt, 76,45% diện tích tôm bị thiệt hại nhưng chưa xác định được nguyên nhân.

Năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt tại tăng gấp gần đôi so với năm 2019

Sang năm 2021, từ đầu năm đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 1.897 ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020. Dù diện tích thủy sản nuôi trồng bị thiệt hại giảm mạnh, song ông Nguyễn Văn Long - Phó Cục trưởng Cục Thú y - vẫn cảnh báo, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao.

Nguyên nhân được cho là bởi người nuôi tôm bắt đầu tăng thả nuôi, trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp; Các loại mầm bệnh nguy hiểm còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm.

Ngoài ra, các yếu tố bất lợi như nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường nhanh, mạnh, theo hướng cực đoan,... có thể làm tôm chậm lớn (không lột xác), kém phát triển, sức đề kháng yếu; điều kiện môi trường biến đổi lại tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh cho tôm.

Thủy sản xuất khẩu bị trả về tăng đột biến

Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) cho thấy, từ đầu năm 2021 đến nay, số lượng lô hàng thủy sản xuất khẩu vi phạm chất lượng an toàn thực phẩm bị trả về tăng đột biến, lên tới 40 lô hàng (năm 2020 chỉ có 14 lô bị trả về).

Đáng chú ý, chỉ hơn hai tháng đầu năm nay, có tới 15 lô thủy sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bị trả về, trong khi cả năm 2020 chỉ có 6 lô.

Chia sẻ về vấn đề trên tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2021, ông Ngô Hồng Phong - Phó Cục trưởng NAFIQAD (Bộ NN-PTNT) - cho biết, phía Trung Quốc gần đây cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh, tôm đã xử lý nhiệt của Việt Nam phát hiện dương tính với bệnh hoại tử, virus đốm trắng.

Chưa kể, các thị trường khác cũng liên tục thay đổi quy định chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu. 

Cơ quan chức năng cảnh báo, nếu không kiểm soát tốt dịch bệnh ở thủy sản nuôi trồng sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu

Cụ thể, sản phẩm tôm đáp ứng quy định về xử lý nhiệt (tôm nấu chín) theo quy định của Hàn Quốc sẽ được miễn kiểm dịch. Tuy nhiên, thời gian xử lý nhiệt lại dài, gây ảnh hưởng đến cảm quan của sản phẩm (màu sắc, mùi vị,... ). Thị trường này cũng bổ sung 5 chỉ tiêu bệnh đối với một số loài/dạng sản phẩm thủy sản. Từ 1/8 tới, các lô hàng xuất khẩu vào Hàn Quốc phải kèm theo chứng thư chứng nhận kiểm dịch đối với 5 bệnh này.

Hay sản phẩm tôm chưa nấu chín xuất khẩu sang Úc phải được kiểm tra, phân hạng tại cơ sở chế biến được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu chứng nhận và kiểm soát; không có các dấu hiệu mắc bệnh; mỗi lô tôm sản xuất (sau chế biến) được lấy mẫu xét nghiệm âm tính đối với virus đốm trắng, đầu vàng...

Để đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, theo ông Phong, các ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát, hậu kiểm về chất lượng, an toàn thực phẩm, xuất xứ nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ.

Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiến, cho biết, sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại nhiều thị trường. Năm 2020, xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt 8,5 tỷ USD. Hai tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng, đặc biệt là mặt hàng tôm.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, năm nay xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 8,8 tỷ USD

Tâm An

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.