💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Ngành rau quả lại đau đầu với bài toán bảo quản

Ngày đăng 04:30 15/04/2021
Ngành rau quả lại đau đầu với bài toán bảo quản
HCM
-

Vietstock - Ngành rau quả lại đau đầu với bài toán bảo quản

Giữa bối cảnh thiếu container và thời gian vận chuyển kéo dài, công nghệ bảo quản giúp rau quả tươi ngon lâu càng trở nên bức thiết.

Kinh doanh ngành rau quả, nhiều người vẫn nói vui "sáng rau chiều rác" nếu không có công nghệ bảo quản. Bởi lẽ, đối với rau quả tươi, khả năng cạnh tranh sẽ tăng lên khi bảo quản lâu mà vẫn giữ được chất lượng để có thời gian bán hàng dài hơn. Thị trường sẽ bớt cảnh rộ mùa phải đổ bỏ còn hết mùa thì không có hàng để bán.

Ngưng xuất hàng vì không có công nghệ bảo quản

Vina T&T Group (TP HCM (HM:HCM)) là một trong những doanh nghiệp (DN) hàng đầu xuất khẩu trái cây đi các thị trường xa như Mỹ, châu Âu (EU) nhưng ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc, buồn bã cho biết công ty ông đang phải tạm ngưng xuất khẩu xoài xanh và thanh long ruột trắng bằng đường tàu biển vì không có công nghệ bảo quản.

Rau quả tươi được lưu chuyển tại kho CASS (Long An)

"Đây là 2 loại quả tươi chúng tôi đã bảo quản được 30-35 ngày nhưng nay thời gian vận chuyển trên biển kéo dài hơn trước, hàng đến nơi không kịp bán. Nếu bây giờ có công nghệ bảo quản giúp xoài xanh và thanh long ruột trắng vẫn tươi khi đến Mỹ, EU sau 1 tuần là chúng tôi sẵn sàng mua ngay. Hiện tại, DN chủ yếu tập trung xuất khẩu bằng đường hàng không" - ông Tùng bộc bạch.

Theo ông Tùng, công nghệ bảo quản đối với hầu hết các loại trái cây hiện là "bí mật kinh doanh" của từng DN chứ không phải quy trình chung được công bố rộng rãi. Bởi lẽ, để chọn được công nghệ và triển khai thực tiễn, DN nào cũng phải trả giá rất nhiều nên không thể chia sẻ được.

Không đưa ra yêu cầu quá khó như Tập đoàn Vina T&T, ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An, chỉ mong giữ được thanh long tươi thêm 7-10 ngày đã giúp cho loại quả này đỡ bấp bênh. "Thời điểm thuận mùa thu hoạch rộ, thanh long giữ lại kho lạnh thêm 7-10 ngày, tránh bán ra ồ ạt sẽ giữ được giá. Còn khi mùa nghịch, cần có kho lạnh chờ gom hàng đủ số lượng để giao cho khách. Vấn đề hiện nay là dù tổng công suất kho lạnh tại Long An đủ cho nhu cầu trữ thanh long nhưng các chủ kho đồng thời cũng kinh doanh thanh long nên nhiều thời điểm, kho bỏ trống nhưng họ vẫn không cho nông dân, HTX thuê vì lý do cạnh tranh. Do đó, vẫn có tình trạng thanh long phải bán đổ bán tháo vì thiếu kho trữ. Trong khi đó, nông dân, HTX không đủ vốn để đầu tư kho bảo quản riêng nên rất cần các đơn vị đầu tư xây dựng và cung cấp dịch vụ bảo quản chuyên nghiệp" - ông Trịnh bày tỏ.

Cần giải pháp đồng bộ

Từ kinh nghiệm xây kho lạnh cho khách hàng, bà Quách Thị Lệ Chân, Giám đốc Công ty TNHH Bảo quản rau quả CASS (Long An) và cộng sự đã quyết định đầu tư hệ thống kho bảo quản nông sản tươi dùng công nghệ điều chỉnh khí hoàn toàn tự động đầu tiên tại Việt Nam với sức chứa lên đến 4.000 pallet (2.000-4.000 tấn, tùy mặt hàng).

Đây là công nghệ được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng, giúp kéo dài thời gian bảo quản tươi lên 2-4 lần so với bảo quản lạnh thông thường. Theo đó, không khí trong kho được rút bớt ôxy về dưới 3% và tăng nitơ lên hơn 90% (bình thường hơn 78%) giúp rau quả tươi giảm hô hấp và rơi vào trạng thái "ngủ sâu", từ đó kéo dài tuổi thọ rau quả và giảm tối đa mất chất dinh dưỡng.

Theo bà Lệ Chân, từ khi dịch Covid-19 làm tác động mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng toàn cầu, khách hàng thuê kho nhiều hơn do nhu cầu phát triển trong tình hình mới. "Chúng tôi đã nhận bảo quản rất nhiều loại rau quả như: chanh, khoai lang, thanh long, sapoche..., thời gian khách hàng lấy ra trung bình từ 7-10 ngày với chất lượng rất tốt. Trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi giữ được nhiều mặt hàng hơn 20 ngày, ngay cả với mặt hàng khó là cherry cho khách hàng nhập khẩu về phân phối trong nước. Nhờ hiệu quả từ công nghệ bảo quản mới nên dù chi phí gửi kho chúng tôi cao hơn gửi kho lạnh thông thường 3 lần, nhiều đối tác vẫn tăng lượng hàng gửi vào" - bà nhìn nhận.

Hiện tại, kho CASS chỉ nhận rau quả đã qua sơ chế đóng gói. Trong tương lai, DN này còn mở thêm dịch vụ sơ chế, rửa, xử lý nhiệt, kiểm tra chất lượng, đóng gói để nông dân, thương lái có thể đến gửi nông sản thô. Theo bà Lệ Chân, sự đầu tư của DN hiện chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu dịch vụ sau thu hoạch của ĐBSCL, góp phần hạn chế tình trạng được mùa mất giá, nâng cao giá trị nông sản Việt.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhấn mạnh công nghệ bảo quản hết sức quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của rau quả tươi. "Quả cherry vỏ mỏng, mọng nước nhưng Chile có công nghệ bảo quản tươi đến 60 ngày nên bán hàng sang Trung Quốc rất tốt. Hàng vận chuyển bằng đường tàu nhưng đến nơi vẫn tươi, đỏ mọng và đẹp mắt nên người tiêu dùng Trung Quốc rất ưa chuộng. Tuy nhiên, công nghệ cần đồng bộ chứ không đơn giản là kho bảo quản. Trước tiên từ giống, canh tác đến thu hoạch và các vấn đề khác. Hiện tại, các kho bảo quản của chúng ta chỉ phục vụ vào thời gian cao điểm khi thu hoạch rộ hoặc vài ngày trong thời gian gom đủ hàng. Vì vậy, các DN đầu tư cho thuê kho đều tính toán rất kỹ để bảo đảm hiệu quả kinh doanh nên số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực này chưa nhiều" - ông Nguyên nhận xét.

Mục tiêu vào tốp 5 thế giới

Cuối tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đến năm 2030, toàn ngành xuất khẩu được 8-10 tỷ USD (từ mức 3,26 tỷ USD năm 2020), đưa Việt Nam vào tốp 5 thế giới. Đề án cũng đặt mục tiêu tổn thất sau thu hoạch giảm 1%/năm với hơn 70% cơ sở bảo quản, chế biến rau quả đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến.

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.