💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Kẽ hở khiến nông sản Việt bị đội lốt

Ngày đăng 14:02 20/11/2018
Kẽ hở khiến nông sản Việt bị đội lốt

Vietstock - Kẽ hở khiến nông sản Việt bị đội lốt

Khoai tây, cà rốt Trung Quốc đội lốt rau quả Đà Lạt; quýt Trung Quốc bán với mác quýt Thái; gừng, tỏi Trung Quốc “trồng” ở Tiền Giang...

 

Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) bắt quả tang vụ khoai tây Trung Quốc trộn đất đỏ giả hàng Đà Lạt - ẢNH: LÂM VIÊN

Đó là thực trạng đáng buồn của nông sản Việt ngay tại thị trường nội địa, theo nhận định của Bộ Công thương về hiện tượng hàng ngoại đội lốt nông sản Việt.

Không có quy định nhận diện hàng Việt

Ngoài các hàng rào thuế, giải pháp hữu hiệu nhất là việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật. Khi đó hàng hóa chất lượng đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản rồi thì không lo họ giả xuất xứ nữa.

PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ mới đây, Bộ Công thương chỉ ra 3 nguyên nhân chính: Thứ nhất là các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa không yêu cầu thương nhân phải ghi nhãn hàng hóa đối với nông thủy sản bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Thứ hai, các quy định của pháp luật về truy xuất nguồn gốc chưa được áp dụng một cách toàn diện và triệt để đối với nông thủy sản. Nghị định 15/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm có quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm nhưng chỉ áp dụng đối với sản phẩm “không bảo đảm an toàn” hoặc khi cơ quan nhà nước có yêu cầu. Thứ ba, pháp luật chưa có quy định về việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là sản phẩm của VN. Pháp luật đã có các quy định chi tiết về cách xác định một sản phẩm được coi là có xuất xứ VN.

Tuy nhiên, các quy định này mới được áp dụng cho hàng xuất khẩu, không áp dụng đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường VN. Do vậy, trong rất nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng không biết phải căn cứ vào đâu để xác định một sản phẩm có phải là sản phẩm “của VN” hay không.

Bộ Công thương nhận định, hàng nông thủy sản bán ở các chợ truyền thống hầu hết không có nhãn mác, bao bì xuất xứ nên dễ dàng đội lốt hàng Việt mà ngành chức năng hầu như không thể phát hiện và xử lý. “Ngay cả khi có lý do để nghi ngờ thì cũng không có căn cứ pháp lý để khẳng định một sản phẩm nào đó không phải là sản phẩm của VN”, văn bản của Bộ Công thương nêu thực trạng.

Để giải quyết những bất cập trên, Bộ Công thương kiến nghị giao Bộ Khoa học - Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát các quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với nông thủy sản tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định như thế nào là sản phẩm của VN để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước nhằm chống gian lận xuất xứ VN và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát lại các quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), nhận định: Việc truy xuất nguồn gốc có 3 mục đích: bảo đảm an toàn thực phẩm, để chứng minh xuất xứ - chống hàng giả và quan trọng là để quản lý. Thế nhưng hiện VN không có tiêu chuẩn và quy định chuỗi sản xuất - thương mại phải thực hiện truy xuất nguồn gốc.

"Chúng ta đang có sự nhầm lẫn giữa truy xuất nguồn gốc và minh bạch thông tin và cho rằng sản phẩm có dán QR code hoặc có Bar code là có truy xuất nguồn gốc. Thực tế, nhiều sản phẩm có 2 code trên nhưng không có thông tin về an toàn thực phẩm, kể cả nguồn gốc, nơi sản xuất, lượng thu hoạch và đường đi của số sản phẩm được thu hoạch rồi đưa ra thị trường. QR và Bar code chỉ là phương tiện lấy thông tin, không có nghĩa là có truy xuất nguồn gốc", TS Minh nói.

Quản lý từ nguồn nhập?

Trên thực tế, ngoài những sản phẩm xuất khẩu, phần lớn hàng nông sản của VN sản xuất trên quy mô nhỏ lẻ, đi từ vườn ra chợ thông qua thương lái thu gom mà không qua các khâu chế biến. Điều này gây nhiều khó khăn trong việc đóng bao bì, nhãn mác hoặc truy xuất nguồn gốc… Đây cũng là nguyên nhân khiến hàng ngoại, mà chủ yếu là hàng hóa chất lượng thấp nhập khẩu bằng đường tiểu ngạch dễ dàng trà trộn đội lốt hàng Việt.

Để giải quyết bài toán này có 2 giải pháp quan trọng. Thứ nhất là hạn chế tối đa thương mại tiểu ngạch, tăng cường đường chính ngạch, như vậy hàng ngoại ít có cơ hội đội lốt hàng Việt. Thứ hai là tổ chức sản xuất nội địa theo hướng an toàn chất lượng và có truy xuất nguồn gốc.

“Đây đều là những vấn đề hết sức khó khăn. Nếu Chính phủ đặt việc bảo vệ sức khỏe cho người dân là ưu tiên thì phải quy định đúng, tổ chức đúng và kiểm soát đúng”, TS Minh nhấn mạnh.

PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen lại cho rằng: Trên nền sản xuất nhỏ lẻ và hệ thống phân phối chưa hoàn chỉnh của VN, để thực hiện những việc trên là rất khó. Trường hợp thực hiện được, giá cả hàng hóa sẽ vượt quá khả năng chịu đựng của người tiêu dùng. Cách đơn giản hơn là quản lý từ nguồn nhập khẩu. Ngoài các hàng rào thuế, trong trường hợp này giải pháp hữu hiệu nhất là việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật. Khi đó hàng hóa chất lượng đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản rồi thì không lo họ giả xuất xứ nữa.

Chí Nhân

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.