📈 Bạn có nghiêm túc đầu tư trong năm 2025 không? Hãy thực hiện bước đi đầu tiên với ưu đãi giảm tới 50% từ InvestingProNhận Ưu Đãi

ICO: Xuất khẩu giảm tốc, thế giới có thể thiếu 7,3 triệu bao cà phê trong niên vụ 2022 - 2023

Ngày đăng 19:53 10/04/2023
ICO: Xuất khẩu giảm tốc, thế giới có thể thiếu 7,3 triệu bao cà phê trong niên vụ 2022 - 2023
KC
-
RC
-

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 dự báo đạt khoảng 171,3 triệu bao trong khi nhu cầu tiêu thụ lên đến 178,5 triệu bao. Thế giới sẽ thiếu hụt 7,3 triệu bao cà phê trong niên vụ 2022-2023

Trong báo cáo tháng 3, ICO cho biết sản lượng cà phê toàn cầu đã giảm 1,4% xuống còn 168,5 triệu bao trong niên vụ 2021-2022, do cây cà phê bước vào năm mất mùa theo chu kỳ sản xuất hai năm một lần và khí hậu khắc nhiệt ở một số quốc gia sản xuất chủ chốt.

Tuy nhiên, sản lượng dự kiến sẽ phục hồi và tăng 1,7% lên mức 171,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023. Chủ yếu do sản lượng của Brazil, nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới tăng theo chu kỳ hai năm một, mặc dù giá phân bón tăng cao và điều kiện thời tiết bất lợi tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất cà phê toàn cầu.

Sau khi giảm 7,2% trong niên vụ trước, sản lượng cà phê arabica toàn cầu dự kiến tăng 4,6% lên 98,6 triệu bao trong niên vụ 2022-2023. Tỷ trọng cà phê arabica trong tổng sản lượng cà phê toàn cầu dự kiến tăng lên mức 57,5% từ mức 55,9% của niên vụ 2021-2022.

Sản lượng robusta dự kiến giảm 2,1% xuống còn 72,7 triệu bao. Điều này kéo theo sản lượng của khu vực châu Á và châu Đại Dương giảm 4,6% so với vụ trước, ở mức 49,7 triệu bao.

Trong khi đó, Nam Mỹ vẫn là khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới với sản lượng dự báo vào khoảng 82,4 triệu bao, tăng 6,2% so với niên vụ 2021-2022. Trước đó, sản lượng của khu vực đã giảm 7,6% trong niên vụ 2021-2022, mức sụt giảm lớn nhất trong gần 20 năm.

Về tiêu thụ, sau mức tăng trưởng khiêm tốn 0,6% của niên vụ 2020-2021, tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng 4,2% trong niên vụ 2021-2022 lên 175,6 triệu bao. Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới cùng với nhu cầu bị dồn nén trong những năm đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong niên vụ 2021-2022.

Trong niên vụ 2022-2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc cùng với lạm phát tăng cao được cho là sẽ kìm hãm nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới.

Do đó, ICO dự báo tăng trưởng tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ chậm lại trong niên vụ 2022-2023, với mức tăng 1,7% lên 178,5 triệu bao. Trong đó, tiêu thụ cà phê của châu Âu được dự báo chỉ tăng 0,1% trong niên vụ 2022-2023 sau khi tăng 6% trong niên vụ trước.

Mặc dù vậy, thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục thâm hụt trong năm thứ hai liên tiếp, với mức thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.

Sản xuất và tiêu thụ cà phê toàn cầu qua các niên vụ. Nguồn: ICO
Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm tốc

Theo số liệu của ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm tới 18% trong tháng 2 xuống còn 8,9 triệu bao (loại 60 kg/bao). Lũy kế trong 5 tháng đầu niên vụ 2022-2023 (tháng 10/2022 đến tháng 2/2023) xuất khẩu cà phê toàn cầu chỉ đạt 48,6 triệu bao, giảm 8,7% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh đạt 7,9 triệu bao trong tháng 2, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đã giảm 8,5% (tương ứng hơn 4 triệu bao) xuống mức 43,8 triệu bao.

Sự sụt giảm được ghi nhận ở hầu hết nhóm cà phê nhân, với arabica Brazil giảm 33% trong tháng 2 xuống 2,3 triệu bao. Từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 2 năm nay, xuất khẩu cà phê arabica Brazil đã giảm 7% so với niên vụ trước, chỉ đạt 15,4 triệu bao.

Xuất khẩu nhóm cà phê arabica Colombia cũng giảm 6,8% trong tháng 2 và giảm 14,1% trong 5 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuống còn 4,7 triệu bao.

Xuất khẩu các lô hàng arabica khác giảm 16% trong tháng 2 và đánh dấu sự sụt giảm trong tháng thứ 5 liên tiếp kể từ đầu niên vụ mới. Do đó, khối lượng xuất khẩu lũy kế của nhóm cà phê này trong 5 tháng đầu niên vụ hiện tại đã giảm 18,5% xuống 6,7 triệu bao.

Không nằm ngoài xu hướng chung, xuất khẩu cà phê robusta đạt 2, 9 triệu bao trong tháng 2, giảm 13,7% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu vụ 2022-2023, xuất khẩu robusta đạt 16,9 triệu bao, giảm 13,6% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê hòa tan tăng 5,8% trong tháng 2 lên mức 0,92 triệu bao so với 0,87 triệu bao của cùng kỳ. Trong 5 tháng đầu niên vụ cà phê 2022-2023, tổng cộng đã có gần 4,6 triệu bao cà phê hòa tan đã được xuất khẩu, giảm 11,2% so với 5,1 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 5 tháng đầu niên vụ 2022-2023 (tháng 10 đến tháng 2). Nguồn: ICO
Cà phê hòa tan hiện chiếm 10,2% trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu, tăng so với mức 10,1% của tháng 2/2022. Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất thế giới, với 0,3 triệu bao được vận chuyển vào tháng 2 vừa qua.

Xuất khẩu cà phê đã rang tăng 6,2% trong tháng 2 lên 50.140 bao. Tổng cộng 5 tháng đầu niên vụ 2022-2023 đã có 292.247 bao được giao dịch trên toàn cầu, giảm so với 336.790 bao của cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu của các nhà sản xuất lớn lao dốc

Xuất khẩu cà phê các loại của khu vực Nam Mỹ đã giảm 29,8% trong tháng 2 xuống còn 3,5 triệu bao, do tổng khối lượng xuất khẩu của ba quốc gia sản xuất chính trong khu vực là Brazil, Colombia và Peru giảm 30,7%.

Hai quốc gia sản xuất lớn nhất là Brazil và Colombia giảm lần lượt 32,5% và 5,1%, xuống còn 2,4 triệu bao và 0,9 triệu bao. Xuất khẩu của Peru chứng kiến ​​sự sụt giảm mạnh hơn, lên tới 44,6%.

Sự sụt giảm xuất khẩu cũng được ghi nhận ở khu vực châu Á và châu Đại Dương, khi xuất khẩu của khu vực cũng giảm 15,3% trong tháng 2 xuống còn gần 3 triệu bao và giảm 5,6% xuống 17,4 triệu bao trong 5 tháng đầu niên vụ 2022-2023.

Trong tháng 2, hai quốc gia sản xuất hàng đầu khu vực là Việt Nam và Ấn Độ có khối lượng xuất khẩu giảm 25,3% và 9,5%, xuống 1,8 triệu bao và 0,5 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê của các khu vực trong 5 tháng đầu niên vụ 2022-2023. Nguồn: ICO
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi tăng nhẹ 2,2% lên 1 triệu bao trong tháng 2. Sau 5 tháng đầu tiên của niên vụ hiện tại, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi đạt 5,2 triệu bao, tăng 1,4% so với niên vụ trước.

Uganda, nước sản xuất cà phê lớn nhất khu vực đã xuất khẩu 0,5 triệu bao trong tháng 2, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Ngoài ra, xuất khẩu cà phê của Burundi, Bờ Biển Ngà và Congo tăng mạnh lần lượt là 62,5%, 18,1% và 30%. Tuy nhiên, một trong những nước xuất khẩu hàng đầu khu vực khác là Kenya lại giảm 43,5%.

Xuất khẩu cà phê của khu vực Trung Mỹ và Mexico tăng 2,4% trong tháng 2 lên 1,4 triệu bao, qua đó chấm dứt chuỗi 4 tháng tăng trưởng âm liên tiếp. Nhưng tính chung 5 tháng đầu tiên của niên vụ hiện tại, xuất khẩu của khu vực vẫn giảm 10,1%, đạt hơn 4 triệu tấn. Trong khu vực, xuất khẩu cà phê tháng 2 tăng ở nhiều nước như Costa Rica (tăng 6,2%), Cộng hòa Dominica (tăng 95,6%), El Salvador (tăng 12,9%) và Nicaragua (tăng 35,1%).

Giá cà phê thế giới biến động nhẹ trong tháng 3

Chỉ số giá cà phê toàn cầu được tổng hợp và theo dõi bởi ICO (I-CIP) đảo chiều giảm 2,7% trong tháng 3 xuống còn bình quân 170 US cent/pound, tương ứng với mức giá dao động trong khoảng 164,36 đến 175,93 US cent/pound.

Giá cà phê toàn cầu được theo dõi và tổng hợp bởi ICO (I-CIP). Nguồn: ICO
So với tháng trước, giá cà phê arabica Colombia và cà phê arabica khác lần lượt giảm 5,5% và 3,2% xuống 225,2 và 222,4 US cent/pound. Giá cà phê arabica Brazil giảm 4,2% xuống còn 187 US cent/pound. Riêng robusta tăng 2,5% lên mức 106,49 US cent/pound.

Trên thị trường kỳ hạn London giá robusta cũng tăng 2,5% trong khi arabica trên sàn New York giảm 2,6%.

Chênh lệch giá cà phê arabica và robusta trên sàn New York và London theo đó thu hẹp xuống còn 79,6 US cent/pound, giảm 8,2% so với mức 86,7 US cent/pound của tháng trước.

Tính đến cuối tháng 3, tồn kho arabica được chứng nhận trên sàn New York giảm 6,7% so với tháng trước xuống 0,8 triệu bao. Ngược lại, tồn kho cà phê robusta tăng 7,2% lên mức 1,3 triệu bao.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.