Diễn biến TTCK thế giới:
- TTCK toàn cầu duy trì đà tăng sang tuần thứ 2 liên tiếp nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và USD tiếp tục hạ nhiệt
- Chỉ số S&P500 ghi nhận tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp và đóng cửa cao nhất trong 7 tuần vừa qua.
- Thị trường chờ đợi dữ liệu lạm phát trong tháng 10 và đang được dự báo sẽ tiếp tục hạ nhiệt.
- Kinh tế Trung Quốc tiếp tục trong tình trạng giảm phát, đà phục hồi còn mong manh
- Tăng trưởng GDP khu vực Eurozone giảm trong Q3/2023 đánh đấu quý giảm đầu tiên kể từ sau đại dịch.
Diễn biến TTCK Việt Nam:
- Chỉ số VN-Index tăng điểm tuần thứ 2 liên tiếp nhưng kiểm nghiệm chưa thành công kháng cự Fibonacci 38.2% và MA200 ngày.
- Thanh khoản trung bình toàn thị trường tuần này tăng trở lại mức 20.000 tỷ đồng tăng ~28% so với tuần trước.
- Tuần này, cùng với diễn biến đáo hạn Phái sinh, chỉ số VN-Index có thể sẽ tích lũy quanh mức 1.075 – 1.115 trước khi vượt qua kháng cự MA200 để quay trở lại xu hướng tăng.
Bối cảnh kinh tế và TTCK toàn cầu trong tuần qua còn nhiều biến số không chắc chắn tuy nhiên diễn biến thị trường vẫn duy trì đà tăng điểm tích cực nhưng khá phân hóa. Đà tăng duy trì tại Mỹ và Châu Á trong khi đó giảm trở lại ở thị trường Châu Âu.
Tâm điểm chú ý trong tuần qua là Bài phát biểu của Chủ tịch Fed và như thường lệ, ông vẫn duy trì giọng điệu “diều hâu” khi cho biết NHTW Mỹ sẽ tiếp tục hành động thận trọng nhưng sẽ không ngần ngại thắt chặt chính sách hơn nữa nếu thích hợp.
Sự thận trọng được nhìn nhận từ việc Fed sẽ tránh nguy cơ thắt chặt quá mức nhưng một mặt cam kết đảm bảo lãi suất đủ cao để đưa lạm phát về mục tiêu 2%. Lạm phát đã giảm tốc nhưng vẫn cao hơn mục tiêu của Fed, ở mức 3,4% trong năm tính đến tháng 9. Do đó dữ liệu lạm phát dự kiến được công bố trong tuần tới sẽ là tâm điểm thu hút sự chú ý. Các quan chức Fed dự kiến sẽ họp lại vào ngày 12-13 tháng 12 và các nhà giao dịch đang đặt cược rằng họ đang ở đỉnh điểm của chu kỳ tăng lãi suất và sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6 năm 2024.
Về sự lịch kinh tế, dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 14/11 và là một trong những thông tin tiêu điểm trong tuần tới. Trong đó, giới phân tích dự báo lạm phát toàn phần (CPI) của Mỹ sẽ tiếp tục xu hướng hạ nhiệt xuống mức 3.3% trong tháng 10 và thấp hơn mức 3.7% của tháng 9 nhờ giá xăng dầu hạ nhiệt trở lại. Lạm phát theo tháng (mom) chỉ tăng 0.1% thấp hơn so với mức 0.4% của tháng trước. Tuy nhiên, lạm phát lõi (core CPI) sẽ duy trì đi ngang ở mức 4.1%.
Đối với diễn biến thị trường trong nước, chỉ số VN-Index tiếp tục ghi nhận tuần hồi phục thứ 2 liên tiếp nhờ động lực chính từ : 1) Tỷ giá có tín hiệu hạ nhiệt trở lại; 2) Kỳ vọng có những giải pháp hỗ trợ cho thị trường BĐS sau Hội nghị trực tuyến giữa NHNN và Bộ Xây dựng theo công điện 993/CĐ-TTg.
Mặc dù diễn biến thị trường đầu tuần khá thận trọng khi lo ngại lượng hàng bắt đáy T+ về tài khoản tuy nhiên áp lực gần như không đáng kể. Trong đó, phiên bùng nổ theo đà diễn ra vào Thứ Tư với thanh khoản cao đã kích hoạt dòng tiền quay trở lại thị trường.
Tuy nhiên áp lực chốt lời sớm cũng đã diễn ra về cuối tuần khiến VN-Index giảm hơn 1.1% khi chỉ số cũng kiểm nghiệm chưa thành công kháng cự kháng cự MA200 kết hợp với Fibonacci 38.2% ở vùng 1.115 – 1.125 điểm. Đây cũng là vùng điểm được dự báo thị trường có thể gặp các rung lắc kỹ thuật trước áp lực chốt lời ngắn hạn. Do đó, nhịp điều chỉnh và tích lũy có thể sẽ tạo nền giá mới và hấp thụ lượng cung chốt lời sau nhịp hồi chữ V kể từ đáy. Nền giá tích lũy trong thời điểm này có thể sẽ xoay quanh vùng 1.075 – 1.115 trước khi vượt qua kháng cự MA200 để quay trở lại xu hướng tăng.
Tuần này, thị trường sẽ chờ đợi dữ liệu lạm phát tại Mỹ, diễn biến đáo hạn Phái sinh, do đó về xu hướng thường thấy là khá trung tính với khả năng cao là sideway rung lắc trong biên độ hẹp và dao động trên nền tích lũy mới. Về diễn biến vĩ mô, tỷ giá đang hạ nhiệt đáng kể tác động tích cực tới diễn biến chung của thị trường. Nếu NHNN dừng hẳn việc phát hành tín phiếu hút tiền, sẽ có gần 56.000 tỷ đồng bơm ròng vào hệ thống trong tuần này và 25.551 tỷ trong tuần kế tiếp.
Kịch bản lạc quan (70%): Chỉ số VN-Index tích lũy quanh mức 1.075 – 1.115 nhằm hấp thụ lượng cung chốt lời và thiết lập nền giá trước khi vượt qua kháng cự MA200 để trở lại xu hướng tăng. Vùng hỗ trợ ngắn hạn: 1.075-1.084, kháng cự ngắn hạn 1.115 – 1.124 – 1.144 điểm.
Kịch bản thận trọng (30%): Trong trường hợp Chỉ số VN-Index không vượt qua MA200 và có diễn biến bất ngờ giảm trở lại để mất hỗ trợ mạnh 1.064 điểm với thanh khoản cao, khả năng để mất ngưỡng hỗ trợ 1.000 điểm có thể diễn ra. Vùng đáy kỹ thuật có thể sẽ nằm ở quanh mốc 986 ~ 1.000 điểm trong kịch bản này.
Chiến lược đầu tư: Vùng rung lắc ngắn hạn đang xây nền giá mới và thu hút thanh khoản cho dòng tiền đến sau do đó, NĐT có thể xem xét mở vị thế mua tích lũy trong vùng hỗ trợ từ 1.075 – 1.095 điểm với những nhóm cổ phiếu đang trong trend phục hồi và thu hút được dòng tiền tham gia của thị trường như Chứng khoán, BĐS, Vật liệu xây dựng, Ngân hàng…Ngược lại nếu kịch bản thận trọng được kích hoạt, NĐT có thể giảm tỷ trọng danh mục trading, dừng lại quan sát cho đến khi xu hướng rõ ràng hơn.
Danh mục nhóm cổ phiếu theo dõi :
- Ngân hàng (CTG (HM:CTG), VPB (HM:VPB), SHB (HM:SHB), OCB, LPB (HM:LPB), VIB (HM:VIB))
- Chứng khoán (SHS (HN:SHS), MBS (HN:MBS), VCI (HM:VCI), BSI)
- Bất động sản (HDC (HM:HDC), DIG (HM:DIG), CEO, DXG (HM:DXG), PDR (HM:PDR))
- BĐS KCN (IDC (HN:IDC), NTC (HM:NVL), VGC (HN:VGC))
- Logistic (GMD (HM:GMD))
- Thép (HPG (HM:HPG), NKG (HM:NKG), VGS)
- Vật liệu xây dựng (BMP (HM:BMP), NTP (HN:NTP))
- Xây dựng hạ tầng (CTD (HM:CTD), CTR (HM:CTR), DPG)