Chiến tranh giá dầu năm 2020: Giữa Mỹ và OPEC, một trong hai phải nhượng bộ

Ngày đăng 15:04 31/03/2020

COVID-19 đang tác động thế giới bằng nhiều cách khác nhau, có thể kể đến việc chính phủ khuyến khích người dân hạn chế đi lại. Hay mới đây nhất, Hoa Kỳ - quốc gia luôn khuyến khích đẩy mạnh sản xuất dầu – lại đang kêu gọi Riyadh và OPEC làm điều ngược lại. Nếu không, Hoa Kỳ sẵn sàng cắt giảm nguồn cung dầu của mình.

Công ty Pioneer Natural Resources (NYSE: PXD) và Parsley Energy (NYSE: PE) - hai nhà sản xuất dầu thô hàng đầu của Texas, tiểu ban có lượng dự trữ dầu lớn nhất của Mỹ - đang yêu cầu một cuộc họp khẩn cấp với các cơ quan quản lý để xem xét việc cắt giảm sản lượng dầu.

WTI Weekly Price Chart

Biểu đồ giá hợp đồng tương lai dầu WTI theo tuần

Ủy ban Đường sắt Texas (TRC) cho biết Texas đang lên kế hoạch thiết lập hạn ngạch dầu đối với các nhà sản xuất của mình. Nếu vậy, đây sẽ là luật lệ đầu tiên của Texas đối với các nhà khai thác dầu kể từ năm 1970. Nhà lãnh đạo của các công ty dầu khí của Texas cũng tiếp cận TRC để bàn bạc về việc can thiệp vào thị trường dầu mỏ. Texas chính là tiền đề của OPEC – một tổ chức có thể điều tiết giá dầu thông qua việc quản lý nguồn cung.

Nguyên nhân dẫn đến quyết định cắt giảm sản lượng dầu

Ngay từ trước khi cuộc chiến giá dầu diễn ra, ủy ban vốn đang lên xem xét đặt các hạn ngạch sản xuất lên ngành công nghiệp dầu mỏ do lượng gas khổng lồ các nhà máy đá phiến ở Texas sản xuất ra.

Ryan Sitton, ủy viên của TRC, đã có một cuộc nói chuyện với tổng thư ký củ OPEC Mohammed Barkindo để bàn bạc về một thỏa thuận quốc tế đảm bảo sự ổn định kinh tế sau khi dịch COVID-19 đã được khống chế.

Nghi ngờ về tính khả thi của kế hoạch

Bên cạnh những động cơ mạnh mẽ khiến cho TRC xem xét việc thiệt lập hạn ngạch sản xuất, bao gồm dự định can thiệp từ trước, cuộc nói chuyện giữa Sitton và Barkindo, cuộc họp sắp tới giữ công ty Pioneer, Parsley và cơ quan quản lý, kế hoạch mới của TRC lại vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Cụ thể, chủ tịch TRC - Wayne Christian tỏ ý không đồng tình với dự luật mới của TRC. Ông cho rằng: “Không điều gì có thể đảm bảo rằng các quốc gia khác sẽ ủng hộ việc đặt hạn ngạch sản xuất dầu. Bên cạnh đó, TRC chưa từng áp dụng dự luật mới trong 40 năm, chúng ta không có kinh nghiệm, cũng như không có đủ khả năng về công nghệ thông tin với vấn đề này.”

Viện Dầu khí Hoa Kỳ cũng bày tỏ ý kiến chỉ trích kế hoạch này. Mike Wirth, giám đốc điều hành của công ty dầu mỏ Chevron (NYSE: CVX), cũng thẳng thừng từ chối hợp tác với lí do các doanh nghiệp không thể chịu được sức ép với số lượng dầu bị cắt giảm.

Nhưng trong bối cảnh chỉ số West Texas Intermediate đạt mức thấp nhất trong 18 năm là 19.27 đô la vào thứ Hai, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng toàn cầu, cuộc chiến sản xuất và giá dầu giữa Ả Rập Xê Út  và Nga ngày càng nghiêm trọng, Goldman Sachs ước tính rằng nhu cầu dầu thô sẽ giảm xuống mức 26 triệu thùng/ngày, hoặc thấp hơn 25% so với mức thông thường. Liệu các nhà sản xuất dầu của Hoa Kỳ có còn sự lựa chọn nào khác không?

Từ NOPEC đến OPEC

Chỉ hơn một năm trước, Quốc hội Hoa Kỳ vẫn phản đối hai dự luật về việc điều chỉnh sản lượng dầu, bao gồm cả dự luật đang được Pioneer, Parsley và Sitton lên kế hoạch. Đạo luật phản đối sản xuất và xuất khẩu dầu (NOPEC) và đạo luật bảo vệ an ninh của Mỹ trước sự can thiệp của Nga (DASKA) đã được soạn thảo để đối phó với OPEC và Nga trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.

Thế nhưng tình thế đã hoàn toàn thay đổi. Theo các nhà phân tích, nếu WTI không đạt mức 40 đô la vào cuối năm nay, ít nhất 30% nhà máy sản xuất dầu tại Mỹ sẽ phá sản, bất kể nỗ lực cắt giảm chi tiêu, khai thác và sản xuất.

Niềm hi vọng duy nhất hiện nay cho Texas có lẽ chỉ là Ả Rập Xê Út thay đổi suy nghĩ. Tuy nhiên, cho đến nay, Ả Rập Xê Út vẫn đang tăng sản lượng dầu lên tới 30% để đạt mức 12,3 triệu thùng mỗi ngày vào cuối tháng 4. Ả Rập Xê Út cũng đã từ chối những lời đề nghị hợp tác từ chính quyền Trump.

Trên thực tế, cả Ả Rập Xê Út và Nga đều đang cố gắng để tranh giành thị phần từ Mỹ. Trong quá khứ, Mỹ luôn là quốc gia tăng sản trong ba năm qua, là nhà sản xuất dầu số 1 thế giới với sản lượng 13 triệu thùng/ngày; trong khi Ả Rập Xê Út luôn tích cực ủng hộ cắt giảm sản xuất theo sáng kiến ​​của OPEC +, còn chính quyền Nga thì không tuân thủ theo những nguyên tắc đã đề ra. 

Tình thế đã thay đổi, sức mạnh giờ nằm trong tay của Ả Rập Xê Út, trong khi Mỹ đang phải đối mặt với sự tàn phá nặng nề đối với ngành sản xuất dầu.

Tất cả đều bị ảnh hưởng

Điều này không có nghĩa là Ả Rập Xê Út và Nga sẽ không bị tổn thương từ cuộc chiến giá dầu này. Ả Rập Xê Út cần giữ giá dầu ở mức 80 đô la cho ngân sách của mình. Ả Rập Xê Út đang tìm cách cắt giảm 25% chi tiêu  của công ty Saudi Aramco (SE: 2222).

Công ty dầu mỏ của Nga, Rosneft (MCX: ROSN) đang bán một số tài sản để củng cố tài chính. Nga cũng dự kiến ​​sẽ phải đối phó với sự sụp đổ về nhu cầu dầu đối với Urals, một thành phần dầu thô nặng được sản xuất ở Ural, Tây Siberia và Povolzhye, và có mức giá cao hơn hẳn so với dầu Brent.

Brent Futures Weekly Price Chart

Biểu đồ giá hợp đồng tương lai của dầu Brent

Ảnh hưởng nặng nề có thể khiến hai gã khổng lồ phải nhún nhường và phải đồng ý việc cắt giảm sản lượng..

“Sẽ không có ai là người chiến thắng.Hiện tại, chiến tranh giá dầu đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người và các nước sẽ buộc phải giảm cung do giá dầu giảm" Olivier Jakob – nhà tư vấn của công ty dầu mỏ Thụy Sĩ Petromatrix nói.

Energy Intelligence, một công ty tư vấn có trụ sở tại New York, đồng ý “chiến tranh giá dầu, thị trường tài chính bất ổn và dự báo về suy thoái kinh tế sẽ buộc nhà giao dịch phải tham gia điều tiết lại thị trường.”

Liệu sẽ có một OPEC phiên bản 2.0 ở Houston? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.