Giá dầu tăng khoảng 4% thứ Năm 13/6 vừa rồi khi có thông tin 2 tàu chở dầu bị tấn công tại vịnh Ô-man và một trong số đó đã bốc cháy. Trong cả ngày giá đã giảm gần về ngưỡng trước vụ tấn công. CNBC thậm chí đã thay đổi tiêu đề vài lần trong ngày để phản ánh giá dầu đang giảm – một động thái được coi như là sự bất ngờ với thị trường.
Tại một thời điểm khác, vụ tấn công tương tự với tàu trở dầu gần vịnh Ba Tư đã khiến giá dầu tăng và đà tăng được duy trì trong vài ngày. Nhưng đây đã là lần thứ 2 tàu trở dầu bị tấn công tại khu vực này trong tháng và là lần thứ 2 giá dầu gần như không có phản ứng. Tại sao thị trường dầu liên tục bỏ qua những đe dọa rõ ràng nhằm vào tuyến đường vận chuyển dầu trên biển có thể coi như là quan trọng nhất này?
Trên hết, đó bắt nguồn từ mối lo ngại của thị trường về nhu cầu sụt giảm đối với dầu. Hay nói cách khác, nhà đầu tư sợ rằng trong các tháng tiếp theo, tiêu thụ dầu có thể không tăng nhiều như dự báo trước đó. Điều này bắt nguồn từ động thái kinh tế trì trệ và ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Nhà đầu tư biết rằng các nhà đầu tư khác đang quan sát chỉ số về yêu cầu của dầu phản ánh ảnh hưởng về sụt giảm nhu cầu gây ra lên thị trường. Về cơ bản, nhà đầu tư nghĩ rằng thị trường có nhiều mối lo về nhu cầu hơn so với nguồn cung nên sợ hãi về nhu cầu sụt giảm đã trở thành vấn đề chính.
Một chỉ báo rõ ràng rằng thị trường gần như chỉ quan tâm đến động thái kinh tế toàn cầu và vấn đề thương mại là vào sáng thứ Ba khi thị trường phản ứng mạnh mẽ với dòng tweet của tổng thống Donald Trump nói về việc ông đã có một cuộc đối thoại tích cực với chủ tịch Tập Cận Bình và rằng cả 2 sẽ có một cuộc gặp gỡ tại hội nghị G20. Vào cuối ngày, giá dầu chứng kiến mức tăng lớn nhất trong ngày kể từ tháng 1.
Sản lượng sản xuất dầu của Mỹ vượt trội lượng cung
Lý do thứ 2 khiến giá dầu không phản ứng mạnh với đe dọa với tàu trở dầu tại vịnh Ba Tư là sản lượng sản xuất dầu tại Mỹ. Theo EIA, sản lượng này đạt trung bình 12,2 triệu thùng/ngày tuần trước, đồng thời, lượng dầu nhập khẩu từ Ả Rập Xê Út và Irắc cũng giảm 26% và 28% tương ứng so với năm ngoái.
Điều này đồng nghĩa Mỹ không phụ thuộc vào vấn đề an ninh của vịnh Ba Tư. Nó cũng phần nào lý giải tại sao dầu WTI lại không quá nhạy cảm với vấn đề địa chính trị tại vịnh Ba Tư thời điểm này. Hơn nữa, có quá nhiều lượng sản xuất – đặc biệt từ phía Mỹ - khiến cho tâm lý chung của thị trường không đặt nặng vấn đề với nguồn cung kể cả khi Trung Đông, Venezuela, Châu Phi và Nga đều đang khó khăn.
Một sự kiện tại vịnh Ba Tư có thể khiến giá dầu đi lên có thể là đụng độ quân sự giữa Mỹ và Iran. Giá dầu bắt đầu tăng từ 13/06 khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Mỹ đã có đủ bằng chứng chứng minh Iran đứng sau các vụ tấn công. Nhưng khi ông nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục duy trì lập trường và chính sách kinh tế đối với Iran thì giá dầu lại hạ nhiệt. Có lẽ, đụng độ quân sự giữa Mỹ và Iran có thể châm ngòi cho một động thái giá dầu, nhưng cũng có lẽ điều này sẽ không bao giờ xảy ra.
Ghi chú: Theo nhiều nguồn tin bao gồm Guardian của Anh và thời báo phố Wall cho rằng sáng nay, Iran đã bắn hạ 1 máy bay không người lái của Mỹ tại eo biển Hormuz. Lực lượng tự vệ cách mạng Iran khẳng định đó là “máy bay gián điệp” bay trên không phận của họ trong khi phía Mỹ khẳng định vụ bắn hạ này diễn ra tại không phận quốc tế.