Viết bởi Kathy Liên, Giám đốc điều hành Chiến lược ngoại hối Công ty quản lý tài sản BK
Sau 3 phiên tích luỹ, cặp USD/JPY bứt phá lên xu hướng tăng trước khi Ngân hàng trung ương Nhật công bố chính sách tiền tệ. Thị trường cho rằng chính sách sẽ không thay đổi nhưng lãi suất trái phiếu 10 năm của Nhật đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang bình ổn hơn. Câu hỏi lớn đặt ra là tình hình thương mại suy thoái sẽ buộc BoJ điều chỉnh đánh giá về kinh tế. Thâm hụt thương mại đạt mức cao nhất trong 6 năm do xuất khẩu giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Trong khi dịp nghỉ Tết Nguyên đán ảnh hưởng đến nhu cầu, xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm mạnh nhất trong 2 năm. Giống nhiều quốc gia trên thế giới, Nhật bị ảnh hưởng nặng nề do tăng trưởng toàn cầu chậm lại nhưng nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này đặc biệt dễ bị tổn thương do việc tăng thuế tiêu dùng dự kiến tăng trong năm nay. Tuy nhiên, khi thị trường tài chính ổn định, Fed sẽ chậm lại việc thắt chặt kinh tế và Trung Quốc triển khai các biện pháp kích thích, triển vọng cũng không quá nghiệt ngã cho việc nới lỏng chính sách. Chúng tôi cho rằng BoJ sẽ hạ đánh giá về GDP và xuất khẩu và giữ nguyên ở mức đó, nhưng điều này cũng đủ khiến đồng Yên giảm và hỗ trợ cặp USD/JPY tăng.
Nhà đầu tư dường như đã quên các báo cáo kinh tế hôm qua của Mỹ. Nhập khẩu và xuất khẩu tăng hơn dự kiến nhưng đơn xin trợ cấp thất nghiệp cũng tăng và doanh số nhà mới giảm 6,9%. Nhu cầu nhà mới giảm là một điều đáng quan ngại nhưng có thể điều này bị ảnh hưởng do Chính phủ đóng cửa. Lạm phát, thị trường việc làm và hoạt động nhà đất chậm lại, Fed sẽ họp trong tuần tới và họ không có lý do nào để thay đổi quan điểm “kiên nhẫn" đối với lãi suất. USD bỏ qua kết quả của các báo cáo này do mặc dù tăng trưởng thị trường Mỹ còn yếu, bất ổn ở những quốc gia khác còn lớn hơn. Đồng thời, chỉ số sản xuất của New York và khảo sát tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan dự kiến sẽ tốt do thị trường chứng khoán diễn biến tích cực vào cuối tháng 2.
Chúng tôi cập nhật tin tức thị trường trước khi có kết quả của cuộc bỏ phiếu Brexit lần cuối trong tuần này nhưng chắc chắn thị trường vẫn ủng hộ gia hạn Điều 50. Các nhà lập pháp đã từ chối thoả thuận rút lui của Thủ tướng Theresa May và một Brexit không có thoả thuận vì vậy, lựa chọn duy nhất là yêu cầu EU gia hạn và thảo luận lộ trình tiếp theo. GBP giảm trong ngày hôm qua do yêu cầu trì hoãn Điều 50 vẫn không có kết quả. Khác biệt duy nhất là mối đe doạ về một Brexit không có thoả thuận đã biến mất - ngay cả khi bà May vẫn cố “vớt vát" rằng: Về mặt kỹ thuật, khả năng không có thoả thuận vẫn là điều mặc định cho đến khi có thoả thuận cụ thể chính thức. EU sẽ gia hạn cho Anh nhưng vấn đề là trong bao lâu. Nếu Anh yêu cầu trì hoãn ngắn, ví dụ trong 2 tháng, các nhà đầu tư GBP sẽ cảm thấy thất vọng vì nếu Anh và EU không thể đạt được thoả thuận sau 2 năm, ít khả năng họ sẽ thống nhất được trong tháng 6. Nếu lựa chọn trì hoãn dài, 1 năm hoặc hơn, GBP chắc chắn sẽ tăng mạnh. Dựa vào nhận xét của Chủ tịch EU Tusk ngày hôm qua, có lẽ họ sẽ muốn trì hoãn thời gian dài hơn. Ông Tusk đã chia sẻ trên Twitter rằng: “Trong quá trình tham vấn của tôi trước #EUCO (hội nghị thượng đỉnh EU), tôi sẽ kêu gọi EU27 chấp thuận gia hạn thời gian dài nếu Anh thấy cần phải suy nghĩ lại về chiến lược Brexit và xây dựng được nhiều ý kiến ủng hộ hơn".
Sau 4 phiên tăng liên tiếp, Euro cũng giảm theo Bảng Anh. Các loại tiền tệ hàng hoá cũng bị bán mạnh do dữ liệu của Trung Quốc giảm. Theo báo cáo mới nhất, nền kinh tế Trung Quốc không được cải thiện nhiều. Tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng giảm xuống 8,2% trong tháng 2 với tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm từ 6,2% xuống 5,3%. Điều này một phần do tháng vừa qua có dịp nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng việc kinh tế Trung Quốc suy yếu là điều không thể chối cãi. Cuộc họp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình bị dời lại ít nhất là đến tháng 4, và dường như họ cũng sẽ không sớm đạt được thoả thuận. Không có thông tin nào là tích cực đối với Đô la Úc và Đô la New Zealand, những loại tiền này trước đó đã hưởng lợi từ tâm lý tích cực khi đạt được thoả thuận thương mại.