📈 Bạn có nghiêm túc đầu tư trong năm 2025 không? Hãy thực hiện bước đi đầu tiên với ưu đãi giảm tới 50% từ InvestingProNhận Ưu Đãi

Bầu cử Mỹ và thị trường Hàng hóa: Biến động ngắn hạn - Tăng giá dài hạn

Ngày đăng 18:59 12/10/2020
Cập nhật 17:31 09/07/2023

Bài viết này viết riêng cho Investing.com

  • Ngành năng lượng trong tầm ngắm
  • Coronavirus là vấn đề hàng đầu
  • Rủi ro lợi nhuận trong tương lai. 
  • Kế hoạch giảm quy mô thị trường hàng hóa trong dài hạn

Vào ngày 3 tháng 11, cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để chọn người sẽ trở thành tân Tổng thống Hoa Kỳ trong bốn năm tới cũng như bầu các đại diện trong Hạ viện; một số bang cũng sẽ bỏ phiếu cho các thành viên của Thượng viện. Kết quả của cuộc bầu cử sẽ quyết định chương trình nghị sự của đảng nào sẽ định hình chính sách đối nội và đối ngoại khởi xướng trong những năm tới.

Thị trường phản ánh bối cảnh kinh tế và chính trị. Vì Mỹ là nền kinh tế hàng đầu thế giới, cuộc bầu cử sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống tài chính toàn cầu.

Trong mạng lưới đó, hàng hóa có khả năng là lớp tài sản dễ biến động nhất. Sản xuất nguyên liệu thô thường là vấn đề của địa phương.

Bao gồm các sản phẩm từ khoáng sản, kim loại, quặng và năng lượng đến từ các khu vực trên thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp thì đến từ các quốc gia có đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào để hỗ trợ cho cây trồng.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đang ở khắp nơi. Hàng hóa hỗ trợ cuộc sống hàng ngày cho tất cả mọi người trên hành tinh của chúng ta. Cuộc bầu cử sắp tới sẽ ảnh hưởng đến giá hàng hóa trong những năm tới.

Ngoài ra, khả năng xuất hiện thị trường tăng giá đối với giá nguyên liệu thô đang tăng cao. Làn sóng kích thích từ ngân hàng trung ương và mức viện trợ chưa từng có tiền lệ của chính phủ đang làm tăng nguồn cung tiền. Khi tiền pháp định mất giá, áp lực của lạm phát có khả năng đẩy giá hàng hóa cao hơn trong những năm tới.

Do đó, kết quả cuộc bầu cử tháng 11 của Mỹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hệ thống tài chính toàn cầu bắt đầu từ đầu năm 2021.

1. Ngành năng lượng có triển vọng

Mỹ hiện là nhà sản xuất dầu thô và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 13,1 triệu thùng/ngày trong tháng Ba trong khi tính đến ngày 2 tháng 10, sản lượng vẫn ở mức 11 triệu thùng/ngày. Những khám phá lớn về khí tự nhiên trong đá phiến tại Marcellus và Utica đã làm tăng dự trữ hàng hóa năng lượng của Hoa Kỳ. Đồng thời, những tiến bộ công nghệ trong việc khai thác dầu mỏ và khí đốt từ vỏ trái đất cùng môi trường quản lý thân thiện với ngành năng lượng dưới thời chính quyền ông Trump đã hỗ trợ sự gia tăng sản xuất nhiên liệu hóa thạch truyền thống.

Đảng Dân chủ dường như đang dẫn trước đáng kể trong các cuộc thăm dò chính trị khi chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là tới cuộc bầu cử. Đảng đối lập không chỉ có thể chiếm được Nhà Trắng mà còn có thể chiếm đa số ghế tại Thượng viện Hoa Kỳ và giữ quyền kiểm soát Hạ viện. Việc đảng Dân chủ chiếm hầu hết các nhánh trong chính phủ Mỹ có khả năng sẽ tạo ra nhiều quy định hơn với ngành sản xuất năng lượng và thay vào đó hướng tới các nguồn thay thế để lại ít khí thải carbon hơn cho môi trường.

Trong khi đó, sản lượng dầu khí của Mỹ sụt giảm sẽ không khiến nhu cầu ngắn hạn đối với các mặt hàng năng lượng giảm mạnh. Tuy nhiên, nó có thể chuyển giao quyền lực và ảnh hưởng trên thị trường cho các tập đoàn dầu mỏ quốc tế của OPEC và Nga.

Trong thế giới hàng hóa, chính sách năng lượng của Hoa Kỳ cùng tác động của nó đối với phần còn lại của thế giới có thể tạo ra một sự thay đổi đáng kể và tác động đến cả bối cảnh kinh tế lẫn chính trị trên toàn cầu. Cuộc bầu cử là một cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của đầu ra ngành năng lượng Mỹ khi chính quyền hiện tại vẫn đang dành sự ủng hộ cho việc khoan dầu và fracking.

2. Coronavirus là vấn đề hàng đầu

Tuy nhiên, vấn đề hàng đầu đối với nhiều cử tri là đại dịch Covid-19 toàn cầu và cách phản ứng của Chính quyền Trump đối với Coronavirus. Vấn đề này lại được đưa lên đầu danh sách khi làn sóng dịch bệnh thứ hai bắt đầu càn quét qua Châu Âu và Mỹ.

Tổng thống Trump và nhiều người thân cận của ông, bao gồm cả đệ nhất phu nhân, đã nhiễm virus. Nếu Tổng thống Mỹ có thể mắc bệnh, thì tất cả mọi người đều tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh. Với hơn 210.000 ca tử vong và hơn 7,4 triệu ca mắc bệnh ở Mỹ tính đến ngày 9 tháng 10, đại dịch này đang là mối quan tâm hàng đầu của cử tri.

Nên nhớ lại rằng Coronavirus đã gây ra nhiều hơn một vấn đề gây ra sự sai lệch trên thị trường hàng hóa. Việc ngừng hoạt động và đình trệ tại các cơ sở sản xuất và chế biến đã dẫn đến việc doanh thu thấp đối với nhà sản xuất và giá cả tăng cao, cùng với đó là khả năng cung ứng của nhiều mặt hàng đối với người tiêu dùng bị thu hẹp.

Lean Hogs Weekly TTM

Coronavirus cũng đã tàn phá các chuỗi cung ứng của Mỹ và toàn cầu. Có lẽ ví dụ điển hình nhất là trong nhóm ngành protein động vật thuộc lớp tài sản nguyên liệu thô. Những người chăn nuôi và sản xuất đã chứng kiến nhu cầu sụt giảm đối với các sản phẩm từ gia súc, lợn và các vật nuôi khác khi các nhà máy chế biến gặp sự cố đình trệ.

Tình hình này đã ảnh hưởng đến giá dầu tương lai vào đầu năm nay ngay cả khi trữ lượng đã trở nên quá lớn dẫn đến việc dư thừa nguồn cung dầu. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã không được hưởng lợi từ giá thấp do sự khan hiếm hàng ngày càng tăng. Trên thực tế, giá cả đã tăng lên. Nhiều thị trường và nhà bán lẻ đã hạn chế việc mua hàng và tăng giá lên.

Một ví dụ khác đến từ thị trường gỗ xẻ. Giá gỗ tương lai đã tăng lên mức kỷ lục 1000 USD cho mỗi 1.000 board feet (bf đơn vị đo lường đối với gỗ xẻ) vào tháng 9.Lumber Weekly TTM

Lãi suất thấp và sự di cư từ các trung tâm đô thị đã làm tăng nhu cầu mua nhà mới. Đồng thời, tình trạng đóng cửa và số lượng người làm việc tại nhà và nghỉ việc ngày càng tăng đã khiến nhu cầu về gỗ cho các dự án cải tạo nhà tăng lên. Các nhà máy đóng cửa hoặc ngừng hoạt động cũng gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Vẫn còn rất nhiều ví dụ khác về hậu quả nghiêm trọng mà đại dịch gây ra đối với chuỗi cung ứng của một số thị trường hàng hóa trong những tháng qua.

3. Rủi ro lợi nhuận trong tương lai

Có một điều bất hợp lý đó là các giai đoạn rủi ro do virus gây ra lại chính là yếu tố khiến hàng hóa tăng giá nhiều nhất trong những năm tới. Rủi ro khiến giá tất cả tài sản đều giảm, như chúng ta đã chứng kiến hồi đầu năm khi giá dầu thô WTI tương lai rơi vào vùng suy giảm trầm trọng; giá đồng giảm xuống gần 2 USD/pound; giá bạc giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009; giá gỗ xẻ xuống mức thấp nhất là 251,50 USD/1.000 bf, cùng nhiều mặt hàng khác đã giảm đáng kể và chạm đáy vào tháng Ba và tháng Tư năm 2020.

Một giai đoạn rủi ro khác có thể có tác động tương tự đến lớp tài sản nguyên vật liệu. Tuy nhiên, liệu pháp kinh tế để giảm thiểu rủi ro chính là động lực tăng giá hàng hóa trong dài hạn. Làn sóng thanh khoản của ngân hàng trung ương, nới lỏng định lượng và lãi suất thấp trên đường cong lợi suất kết hợp với các biện pháp kích thích của chính phủ bao gồm các gói cứu trợ, tăng bảo hiểm thất nghiệp và tiền trợ cấp cho các cá nhân đều có một điểm chung: Tất cả đều khiến nguồn cung tiền tăng lên.

Việc gia tăng nguồn cung tiền ảnh hưởng đến giá trị của tất cả các loại tiền tệ pháp định. Tác động lạm phát của thanh khoản, kích thích và mức nợ tăng lên làm “xói mòn” giá trị của các loại tiền tệ. Lạm phát có xu hướng thúc đẩy giá cả hàng hóa. Do đó, các giai đoạn rủi ro gây ra sự giảm giá hàng hóa sẽ tạo ra tiềm năng tăng giá cao hơn trong tương lai.

Tính thanh khoản và các gói kích thích sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã gây ra một đợt phục hồi đáng kể cho lớp tài sản hàng hóa và sau đó đưa giá lên mức cao nhất trong nhiều năm hay thậm chí là mọi thời đại vào năm 2012. Trong khi nguyên nhân dẫn đến hành động của ngân hàng trung ương và chính phủ cách đây mười năm lại rất khác so với hiện tại, tuy nhiên các tác dụng phụ của việc tăng nguồn cung tiền dự báo sẽ như nhau.

4. Kế hoạch giảm quy mô thị trường hàng hóa trong dài hạn 

Giai đoạn rủi ro trong những tuần và tháng tới có thể đẩy giá hàng hóa xuống thấp hơn. Tuy nhiên, tình hình tài chính toàn cầu đang hỗ trợ mức giá cao hơn nhiều của thị trường hàng hóa trong những năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã thông báo với các thị trường về kỳ vọng lãi suất ngắn hạn sẽ được duy trì ở mức 0% tới năm 2023.

Ngân hàng trung ương sẽ chấp nhận tỷ lệ lạm phát tăng trên mức 2% mục tiêu. Mức thâm hụt của Hoa Kỳ hiện trên 27 nghìn tỷ USD và vẫn đang tiếp tục tăng lên. Một đợt kích thích kinh tế khác sẽ đẩy mức thâm hụt vượt quá 30 nghìn tỷ USD. Giá trị của tiền đang ngày càng giảm.

Đồng thời, dân số toàn cầu tiếp tục tăng khoảng 20 triệu người mỗi quý. Đầu thế kỷ này, trên hành tinh của chúng ta chỉ có 6 tỷ người.US and World Population Clock

Tính tới cuối tuần trước, dân số đã tăng hơn 28% so với hai thập kỷ qua ở mức trên 7,688 tỷ người. Dân số tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng, nhà ở và quần áo tăng cao hơn vào năm 2020 so với năm 2000. Theo đó, nhu cầu sẽ lớn hơn vào năm 2021 so với năm 2020, vì gia tăng dân số là một áp lực mạnh mẽ đối với phía cầu của phương trình cơ bản cho nguyên liệu thô. Và, như chúng tôi đã nêu ở trên, hàng hóa là yếu tố thiết yếu đáp ứng các yêu cầu cơ bản của mọi người trên toàn thế giới mỗi ngày.

Rủi ro trong loại tài sản hàng hóa có thể mang đến cơ hội vàng cho các nhà đầu tư trong những tuần và tháng tới. Kích thích và thanh khoản là động lực tăng giá cho hàng hóa và chúng có khả năng sẽ tiếp tục và thậm chí là gia tăng trong những năm tới. Sự gia tăng của cung tiền và sự suy giảm trong sức mua là một yếu tố tăng giá khác đối với các nguyên liệu thô cung cấp thức ăn, năng lượng, nhà ở và quần áo trên thế giới.

Cuộc bầu cử Mỹ có thể gây ra nhiều biến động trên thị trường ở tất cả các loại tài sản. Bất kể kết quả ra sao thì đều có khả năng sẽ dẫn đến giá hàng hóa cao hơn trong những năm tới.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.