USD gặp khó khăn trong Q1. Sau khi giảm mạnh hồi đầu năm, cặp USD/JPY đã tăng ổn định từ 104,78 lên mức cao 112,13.
Cặp EUR/USD đã đạt mức thấp mới trong nhiều tháng nhưng đồng bạc xanh đã mất giá trị so với đồng Bảng, AUD, New Zealand và Canadian. Có rất nhiều sự kiện xảy ra trong 3 tháng vừa qua. Tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu, lãi suất trái phiếu giảm và ngân hàng trung ương thảo luận về việc tăng lãi suất chậm lại và các chương trình kích thích kinh tế. Ở Mỹ, đường cong lãi suất đảo ngược làm dấy lên quan ngại về cuộc suy thoái mới, và ở Châu Âu, nhà đầu tư vẫn đang dõi theo từng chi tiết nhỏ của câu chuyện Brexit. Điều này ám ảnh thị trường tài chính trong Q2 và trên thị trường ngoại hối, cũng có cuộc chiến giữa các chính sách về khẩu vị rủi ro và ngân hàng trung ương. Trong thời gian tới, thị trường sẽ công bố nhiều thông tin kinh tế. RBA sẽ tổ chức cuộc họp chính sách cùng nhiều báo cáo kinh tế quan trọng từ Mỹ, Anh, Úc và Canada. Điều này có nghĩa là không chỉ chúng tôi kỳ vọng về diễn biến mới đối với AUD, nhưng các loại tiền tệ khác biến động ngày càng mạnh.
USD
Đánh giá dữ liệu
- Số nhà mới bắt đầu 1162K so với dự kiến 1210K
- Cấp phép xây dựng 1296K so với dự kiến 1305K
- Chỉ số giá nhà S&P Case Shiller 0,11% so với dự kiến 0,3%
- Chỉ số Fed Richmond 10 so với dự kiến 10
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Conference Board 124,1 so với dự kiến 132,5
- Cán cân thương mại -$51,1B so với dự kiến -$57B
- Cán cân vãng lai -134,4B so với dự kiến -130B
- Điều chỉnh GDP Q4 2,2% so với dự kiến 2,3%
- Chi tiêu cá nhân 2,5% so với dự kiến 2,6%
- Đơn xin trợ cấp thất nghiệp 211K so với dự kiến 220K
- Tỷ lệ nhà chờ -1% so với dự kiến -0,5%
- Thu nhập cá nhân 0,2% so với dự kiến 0,3%
- Chỉ tiêu cá nhân 0,1% so với dự kiến 0,3%
- Doanh số nhà mới 667K so với dự kiến 620K
- Chỉ số tâm lý University of Michigan 98,4 so với dự kiến 97,8
Dữ liệu cần lưu ý
- Doanh số bán lẻ – Khả năng có bất ngờ tăng do giá khí gas và tiền lương tăng mạnh trong tháng 2
- Hàng hoá lâu bền - Số đơn hàng hoá lâu bền khó dự báo nhưng số đơn hàng của Boeing (NYSE:BA) chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng sau 2 tai nạn
- Chỉ số ISM phi sản xuất – Cần phải xem báo cáo sản xuất nhưng có thể sẽ giảm do báo cáo NFP tháng trước không đạt kỳ vọng
- Bảng lương phi nông nghiệp - Tăng trưởng việc làm hồi phục sau khi bất ngờ giảm mạnh tháng trước.
Mốc quan trọng
- Hỗ trợ 110,00
- Kháng cự 112,00
Đường cong lãi suất trái phiếu Mỹ đảo ngược? Người mua USD có nên lo lắng?
Câu chuyện quan trọng nhất trên thị trường tài chính hiện nay là đường cong lãi suất trái phiếu Mỹ đảo ngược. Lần đầu tiên kể từ năm 2007, lãi suất trái phiếu 10 năm thấp hơn lãi suất trái phiếu 3 tháng, điều này khiến nhà đầu tư lo lắng. Nền kinh tế Mỹ suy thoái 7 lần trong vòng 5 thập kỷ qua và đường cong lợi suất trái phiếu đều đảo ngược ngoại trừ 1 lần. Lý do tại sao đường cong lãi suất lại đảo người là tín hiệu chính sách về cuộc suy thoái là do khi lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn, nhà đầu tư đang quan ngại về triển vọng kinh tế trong ngắn hạn và yêu cầu được bù đắp nhiều hơn trong khoảng thời gian này. Thị trường chứng khoán dường như đang tạo đỉnh để tăng.
Bạn có nên lo lắng không? KHÔNG, trong ngắn hạn. CÓ, trong dài hạn.
Trong tuần vừa qua, nhà đầu tư ngoại hối liên tục thay đổi tâm lý, khi chấp nhận, khi từ bỏ rủi ro. Nhà đầu tư phải đưa ra quyết định khó khăn rằng liệu lãi suất trái phiếu giảm là tiêu cực hay tích cực đối với thị trường chứng khoán. Mặt khác, lãi suất thấp hơn là tín hiệu tốt đối với việc vay vốn nhưng đường cong lãi suất bị đảo ngược lại cho thấy dấu hiệu về lãi suất giảm và tâm lý bi quan của ngân hàng trung ương. Trong tháng qua, các ngân hàng trung ương lớn đều quan ngại về tăng trưởng nội địa cũng như toàn cầu và nhà đầu tư trái phiếu cuối cùng cũng nghe thấy điều mà họ phải nói. Nhà đầu tư chứng khoán, mặt khác bỏ qua các tín hiệu này, khi các chỉ số đang dao động quanh ngưỡng cao trong 3 tháng. Diễn biến trái chiều đối với USD là một tín hiệu cho thấy nhà đầu tư ngoại hối cũng đang không chắc chắn điều gì sẽ quan trọng hơn - tâm lý từ bỏ rủi ro hay suy thoái Mỹ. Trong ngắn hạn, không cần phải quá lo lắng vì nếu thực sự có suy thoái, lịch sử chứng minh sẽ mất khoảng 12+ tháng sau khi đường cong lãi suất đảo ngược. Nhìn chung, trong 60 năm qua, có tổng cộng 9 lần đường cong lãi suất đảo ngược, thị trường chứng khoán sẽ không tạo đỉnh sau 8 tháng. Điều này có nghĩa là thị trường chứng khoán vẫn có thể giữ được mức tăng trong ngắn hạn cho đến khi việc suy thoái kinh tế trở nên rõ ràng hơn. Đồng thời, đường cong lãi suất trái phiếu có thể đảo ngược trở lại bình thường, rồi lại đảo ngược lại như nhiều lần trước đây.
Trong dài hạn, những lần đường cong lãi suất đảo ngược trong quá khứ đều đúng khi Fed và ECB cảnh báo về việc tăng trưởng chậm lại. Nhiều khả năng sẽ có suy thoái trong năm 2020 hoặc 2021. Nhưng giống như chứng khoán, đường cong lãi suất trái phiếu đảo ngược không hoàn toàn tiêu cực đối với USD. Lần cuối lãi suất trái phiếu 3 tháng vượt ngưỡng lãi suất trái phiếu 10 năm là trong năm 2008, đó là ngay trước khi chỉ số USD tăng trước tâm lý từ bỏ rủi ro. Trước đó trong năm 2006, USD giảm khi mới đảo chiều ban đầu nhưng hồi phục nhanh chóng. Điều đó cũng đúng trong năm 2000, chỉ số USD tích luỹ và sau đó tăng cao hơn.
Mặc dù đường cong lãi suất đảo ngược có thể hỗ trợ USD, trong ngắn hạn, tâm điểm vẫn là chính sách tiền tệ của fed và liệu nền kinh tế có thực sự yếu đến nỗi Fed cần phải giảm dự báo số lần tăng lãi suất xuống 0 trong năm nay. Cách USD hồi phục nhanh như thế nào sẽ hỗ trợ kết quả doanh số bán lẻ, báo cáo ISM và bảng lương phi nông nghiệp trong thời gian tới. Nếu chi tiêu, hoạt động kinh tế và tăng trưởng việc làm còn yếu, cặp USD/JPY sẽ tiếp tục giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu những báo cáo này cải thiện so với tháng trước, cặp này có thể tăng.
AUD, NZD, CAD
Dự báo dữ liệu
Úc
- Không có dữ liệu
New Zealand
- RBNZ phát biểu khả năng giảm lãi suất cao hơn so với tăng lãi suất
- Cán cân thương mại 12M so với dự kiến -200M
- ANZ Triển vọng hoạt động 6,3 so với trước đó 10,5
- ANZ Niềm tin doanh nghiệp -38 so với trước đó -30,9
- ANZ Niềm tin người tiêu dùng 0,8% so với trước đó -0,7%
- Tỷ lệ cấp phép xây dựng 1,9% so với trước đó 16,5%
Canada
- Cán cân thương mại -4,25B so với dự kiến -3,55B
- GDP theo tháng 0,3% so với dự kiến 0,1%
- GDP theo năm 1,6% so với dự kiến 1,3%
Đánh giá dữ liệu
Úc
- RBA Quyết định lãi suất của RBA
- AU PMI sản xuất
- AU Doanh số bán lẻ, Cán cân thương mại và PMI dịch vụ – Khả năng có bất ngờ giảm do tăng trưởng toàn cầu và Trung Quốc suy yếu.
New Zealand
- Không
Canada
- IVEY PMI – Khả năng hồi phục sau báo cáo giảm trong tháng trước
- Báo cáo việc làm – Dự kiến suy yếu sau 2 tháng
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ AUD 0,7000 NZD 0,6700 CAD 1,3200
- Kháng cự AUD 0,7200 NZD 0,6900 CAD 1,3450
AUD có thể bứt phá với công bố từ ngân hàng Úc?
Nhà đầu tư đang rút khỏi tiền tệ hàng hóa khi mà lo ngại về tăng trưởng toàn cầu suy yếu gia tăng. Những nền kinh tế nhỏ thường nhạy cảm hơn khi mà đối tác thương mại lớn của họ đang suy thoái. Tuần vừa rồi, chúng ta thấy lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc giảm 14% và giảm nhiều đến mức cần thiết có thêm sự kích thích từ ngân hàng trung ương. Nhưng cắt giảm thuế tại Trung Quốc sẽ có hiệu lực trong tuần này và chính phủ muốn biết hiệu quả của chính sách này đối với kinh tế trước khi tiến hành thêm động thái khác. Ngân hàng Úc sẽ có cuộc họp chính sách tiền tệ trong thứ Ba và họ cũng đồng quan điểm này. Cho dù ngân hàng New Zealand nói về việc nới lỏng trong tuần trước, ngân hàng Úc liên tục nhắc lại động thái lãi suất tiếp theo nên là tăng chứ không phải giảm. Kể từ tháng 2, chúng ta đã chứng kiến kỳ vọng lạm phát tăng, chi tiêu tiêu dùng phục hồi và tỷ lệ thất nghiệp giảm đến mức đáy kể từ 2011. Những cải tiến này giúp bù đắp với nền kinh doanh và niềm tin người dùng suy giảm cũng như là trì trệ từ thương mại Trung Quốc. Nên trong khi mà khả năng hấp thụ rủi ro làm AUD giảm, thì quyết định lại suất của ngân hàng Úc có thể thúc đẩy đồng tiền này. Ngoài tuyên bố về chính sách tiền tệ, chúng ta cũng có dữ liệu về doanh số bán lẻ, cán cân thương mại, PMI sản xuất và dịch vụ được đưa ra. Về mặt kỹ thuật, cặp tiền này nằm trong phạm vi chênh lệch âm và sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi bứt phá lên trên 0,7150.
Mặt khác, NZD có thể sẽ giao dịch thấp hơn nữa. Thứ Tư rồi, NZD/USD trải qua phiên giảm điểm trong ngày sâu nhất trong 7 tuần khi ngân hàng trung ương công bố chính sách tiền tệ. Lần cuối NZD/USD giảm tới mức này là khi tỷ lệ thất nghiệp tăng nhiều hơn dự báo. Lần này, ngân hàng New Zealand gây ngạc nhiên khi nói rằng họ nghiêng về cắt giảm lãi suất hơn so với tăng khi mà cân bằng rủi ro đang chuyển sang sườn giảm do dấu hiệu rõ ràng hơn về suy thoái toàn cầu. Đây là bước đi lớn đối với thống đốc Orr, người trong tháng trước vừa phát biểu rằng cơ hội để nới lỏng và không tăng cho dù tăng trưởng bị giảm hạng. Điểm dừng tiếp theo cho NZD/USD có thể là đáy tháng 3 gần 0,6750.
USD/CAD đóng phiên ở đỉnh 2 tháng cho dù giá dầu phục hồi. Trong khi giá dầu thô đang dao động gần đỉnh 5 tháng, nhà đầu tư trở nên lo ngại hơn về tăng trưởng suy yếu tại Mỹ có thể ảnh hưởng tới Canada. Thâm hụt thương mại không có nhiều cải thiện trong tháng 1. Tăng trưởng GDP phục hồi nhưng không đủ để xóa đi nghi ngại thị trường về một đợt khủng hoảng tại Mỹ có thể khiến Canada chịu ảnh hưởng. Tuần này sẽ là 1 tuần quan trọng với CAD khi mà IVEY PMI và báo cáo việc làm sẽ được công bố.
Rà soát Dữ liệu
- Khảo sát doanh số phân phối CBI -18 so với dự kiến 4.
- Niềm tin GfK -13 so với dự kiến -14.
- Giá nhà 0,2% so với dự kiến 0%.
- Phê duyệt thế chấp 64,3K so với dự kiến 65K.
- GDP QIV 0,2% so với dự kiến 0,2%.
- Bảng cân đối tài khoản hiện tại -23,7 tỷ so với dự kiến -22,9 tỷ.
Xem trước dữ liệu
- PMI sản xuất Anh – khả năng giảm khiến CBI giảm.
- PMI dịch vụ Anh – tăng trưởng sẽ tiếp tục thấp với Brexit thiếu chắc chắn.
Mốc quan trọng
- Hỗ trợ 1,2800
- Kháng cự 1,3300
Trong những nỗ lực cuối cùng để thử thái độ của Hạ Viện sau khi bà May đưa ra đề xuất từ chức nếu thỏa thuận Brexit của bà được phê duyệt, bà vẫn đối mặt với thất bại khi thành viên Hạ Viện đã bác bỏ với số phiếu bầu 334 vs 286. Anh vẫn còn thời gian đến 11/04 để lên kế hoạch khác hoặc buộc phải rời khỏi liên minh Châu Âu mà không có thỏa thuận – kịch bản sẽ khiến nền kinh tế Anh và đồng tiền này rơi vào vòng xoáy giảm. EU không lạc quan và họ nghĩ rằng “không có thỏa thuận” vào 12/04 là kịch bản có khả năng xảy ra nhất. EU đã chuẩn bị cho điều này từ tháng 12/2017. Lợi ích của WA, bao gồm cả giai đoạn chuyển giao sẽ không mô phỏng trong kịch bản “không thỏa thuận”. Những thỏa thuận rời rạc cho các ngành không phải là một lựa chọn. Chủ tịch hội đồng Châu Âu Donald kêu gọi 1 cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp vào 10/04 để bàn bạc về yêu cầu tư phía Anh. Eu có kế hoạch dự phòng để duy trì trong 6-9 tháng nhưng không có gì đảm bảo cho sau đó. Có 3 khả năng sẽ xảy ra trong lúc này: Anh rời EU mà không có thỏa thuận, bà May từ chức và Anh yêu cầu kéo dài hơn hoặc bà May sẽ chịu cúi đầu trước EU khi tự yêu cầu trì hoãn. Kịch bản được đánh giá cao nhất là bà May từ chức và đó có thể sẽ là phương án tốt nhất để GBP tăng. Brexit vẫn là yếu tố ảnh hưởng đến Bảng Anh lớn nhất trong tuần nhưng cũng có những báo cáo khác như PMI được công bố, có điều với Brexit bất ổn thì dữ liệu dường như khó thể có cải thiện.
Rà soát Dữ liệu
- IFO môi trường kinh doanh Đức 99,6 với dự kiến 98,5.
- IFP dự báo Đức 95,6 với dự kiến 94.
- IFO định giá hiện tại Đức 103,8 với dự kiến 102,9.
- Niềm tin GfK Đức 10,4 với dự kiến 10,8.
- CPI qua tháng Đức 0,4% với dự kiến 0,6%.
- CPI qua năm Đức 1,3% với dự kiến 1,5%.
- Niềm tin kinh doanh Châu Âu 105,5 với dự kiến 105,9.
- Niềm tin công nghiệp Châu Âu -1,7 với dự kiến -0,6.
- Doanh số bán lẻ Đức 0,9% với dự kiến -1%.
- Thay đổi thất nghiệp Đức -7K với dự kiến -10K.
- Tỷ lệ thất nghiệp Đức 4,9% với dự kiến 4,9%.
Xem trước dữ liệu
- CPI và thất nghiệp khu vực Châu Âu dường như sẽ giảm với tăng trưởng Đức trì trệ.
- PPI Châu Âu có thể giảm với CPI Đức giảm và PPI doanh số bán lẻ khu vực Châu Âu suy yếu.
- Sản lượng công nghiệp Đức – cần xem đơn hàng nhà máy như thế nào
Mốc quan trọng
- Hỗ trợ 1,1200
- Kháng cự 1,1400
Lãi suất trái phiếu Đức âm – Euro hướng về ngưỡng 1,10?
Lãi suất trái phiếu cũng giảm ở Châu Âu. Trong tuần qua, lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm xuống mức thấp trong 2,5 năm, âm lần đầu tiên kể từ năm 2016. Đây là tín hiệu giảm giá đối với đồng tiền nhưng euro giảm một phần do lãi suất trái phiếu Mỹ giảm. Với lãi suất âm, euro sẽ giao dịch ở ngưỡng 1,10, không phải ngưỡng 1,12 nhưng với lãi suất trái phiếu 10 năm quá thấp, chênh lệch lãi suất thực sự đang dịch chuyển nhờ ủng hộ cặp EUR/USD và làm chậm đà giảm. Cặp này vẫn đang giảm và sẽ không lâu ngưỡng hỗ trợ sẽ đạt được. Cặp EUR/JPY cũng có thể giảm sâu hơn do lãi suất trái phiếu Đức giảm dưới lãi suất trái phiếu Nhật với cùng kỳ hạn kể từ năm 2016. Mặc dù mức thấp mới trong 2 năm đã đạt được trong tuần qua, chúng tôi cho rằng cặp EUR/JPY giảm xuống mức 123 và có thể xuống 122. Trong khi đó, dữ liệu khu vực Châu Âu trái chiều. Niềm tin người tiêu dùng Đức cải thiện nhưng niềm tin khu vực Châu Âu giảm và áp lực lạm phát hạ nhiệt. Trong tuần này, có nhiều báo cáo ảnh hưởng đến USD hơn là euro, vì vậy cặp này dự kiến sẽ lấy tín hiệu từ phản ứng của thị trường đối với dữ liệu Mỹ.