🐦 Ưu đãi sớm giúp bạn tìm được cổ phiếu sinh lời nhất mà lại tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm tới 55% với InvestingPro vào ngày Thứ Sáu ĐenNHẬN ƯU ĐÃI

Tuần tiếp theo: TTCK, USD bắt đầu điều chỉnh; giá dầu dự báo vượt ngưỡng $100

Ngày đăng 00:49 30/07/2018
US500
-
DJI
-
US2000
-
INTC
-
CL
-
IXIC
-
JP10YT=XX
-
META
-
TWTR
-
DXY
-
  • Các yếu tố cơ bản và kỹ thuật hỗ trợ thị trường tăng sau phiên điều chỉnh chốt lời của nhà đầu tư.
  • Chỉ số Dow Jones diễn biến vượt trội so với chỉ số S&P 500 và chỉ số Russell 2000 do nhà đầu tư đã vượt qua quan ngại về thương mại.
  • USD cảm thấy khó khăn trong việc duy trì xu hướng tăng, các chuyên gia tại Morgan Stanley cho rằng USD đang đạt đỉnh.
  • Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc tuần tăng điểm khi các công ty báo cáo kết quả kinh doanh khả quan, tuy nhiên phiên giảm ngày thứ 6 cho thấy nhà đầu tư không sẵn sàng nắm giữ cổ phiếu trong cuối tuần, báo hiệu khả năng điều chỉnh ngắn hạn do các lực chốt lời.

    Trong tương lai, triển vọng tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận vẫn khá thuận lợi. Câu hỏi đặt ra là liệu tăng trưởng vĩ mô và vi mô có đủ bù đắp những quan ngại về lãi suất và thương mại. Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm tích cực do xu hướng vẫn đang đi lên. Nhà đầu tư nhìn chung thể hiện tâm lý khá tự tin bất chấp các mối đe doạ vĩ mô và dấu hiệu bán tháo ngày thứ 6.

    Biểu đồ tuần chỉ số S&P 500

    S&P 500 Weekly Chart

    Chỉ số S&P 500 giảm 0,66% ngày thứ 6 với cổ phiếu ngành công nghệ thông tin giảm 1,9%, công nghệ giảm 1,71% do các cổ phiếu Twitter Inc (NYSE:TWTR) và Intel (NASDAQ:INTC). Giống như Facebook (NASDAQ:FB), Twitter công bố tăng tăng trưởng người dùng khá thất vọng và không có nhiều chỉ báo. Twitter đóng cửa giảm 20% ngày thứ 6 ngay cả khi dự báo về EPS đạt kỳ vọng và doanh thu 711 triệu USD vượt mức dự báo 697,9 triệu USD. Các chuyên gia phân tích tập trung vào số liệu người dùng tích cực chỉ đạt 335 triệu người so với dự báo là 338,5 triệu.

    Trong tuần, chỉ số S&P 500 tăng 0,61% với 6 ngành tăng khoảng 1% đến 2,3%, cân bằng với mức thiệt hại do ngành công nghệ thông tin giảm 3,85% và công nghệ giảm 0,95%. Các ngành nhạy cảm nhất với thương mại là công nghệ và nguyên vật liệu lần lượt tăng 2,11% và 1,73%, dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đã bỏ qua những mối quan ngại về thương mại.

    Về mặt kỹ thuật, đợt bán tháo ngày thứ 6 đã hoàn thành mô hình giá giảm với cây nến đầu tiên hình thành nến shooting star. Trên cơ sở hàng tuần, chỉ số này từ bỏ hơn một nửa nỗ lực trong tuần của nó, sau khi thâm nhập vào đỉnh của kênh tăng kể từ giữa tháng 4. Cây nến này cho thấy nguồn cung đã hấp thụ nhu cầu ở mức này và bên bán đã giảm giá để tìm người mua sẵn sàng. Thực tế là điều này trùng hợp khi chỉ số đã cố gắng vượt ra khỏi kênh tăng nhưng thất bại, càng củng cố tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư. Điều này phù hợp với diễn biến trên biểu đồ, sau khi tăng 5,8% từ đáy kênh kể từ ngày 28/6 đến 25/7.

    Chỉ số Dow Jones giảm 0,3% trong ngày thứ 6, ít hơn một nửa so với chỉ số S&P 500. Tuy nhiên, chỉ số này đã tăng 1,57% trong tuần. Điều này nhấn mạnh rằng nhà đầu tư đã không còn quan tâm nhiều đến các vấn đề thương mại do các công ty vốn hoá lớn này vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nay vẫn có diễn biến vượt trội.

    Chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,46% trong phiên ngày thứ 6 và trên cơ sở tuần, chỉ số giảm 1,06%. Chỉ số gồm nhiều cổ phiếu công nghệ này diễn biến kém hơn hai chỉ số còn lại sau khi đã tăng so với các chỉ số chính khác trong đà tăng trước. Chỉ số NASDAQ bắt đầu tăng kể từ ngày 4/4 và đã tăng 16,5% cho đến ngày 25/7, tạo ra lực bán chốt lời ở chỉ số này so với các chỉ số khác.

    Chỉ số Russell 2000 giảm 1,83% trong ngày thứ 6 và giảm 1,95% trong tuần, trở thành chỉ số có diễn biến kém nhất so với các chỉ số chính ở Mỹ do 2 yếu tố. Thứ nhất, giống như NASDAQ, nó đã có diễn biến tốt hơn Dow và S&P, tăng 15,3% kể từ ngày 2/4. Thứ hai, trong hình ảnh phản chiếu của Dow Hones, sự suy giảm của chỉ số này ủng hộ quan điểm rằng nhà đầu tư đã vượt qua các mối quan ngại về rủi ro thương mại toàn cầu trong giai đoạn này.

    Trong khi thoả thuận thuế quan về 0% bất ngờ giữa Trump – Juncker đã hỗ trợ thị trường chứng khoán ngày thứ 4, thực tế rằng chúng đã bắt đầu tăng kể từ ngày thứ 2. Nói cách khác, đó không chỉ là khả năng xảy ra cuộc chiến thương mại với Châu Âu thấp hơn mà nhà đầu tư cũng đã bỏ qua rủi ro thị trường, miễn là nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và các công ty vẫn đạt lợi nhuận tốt.

    Số liệu GDP tăng 4,1% quý thứ 2, diễn biến tốt nhất trong 4 năm. Chỉ số về chi tiêu tiêu dùng và doanh nghiệp tăng, cũng như sự gia tăng về xuất khẩu trước các đòn trả đũa về thuế quan của Trung Quốc, đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Câu hỏi ở đây là liệu các cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc có thay đổi không? Về mặt vĩ mô, nền kinh tế đang vươn theo đó; về các yếu tố cơ bản, các công ty nhìn chung báo cáo tăng trưởng khá ổn định và về mặt kỹ thuật, xu hướng vẫn tăng. Chúng tôi sẽ không đưa ra nhận định gì về điều này nhưng khi có dấu hiệu rõ ràng hơn, chúng tôi sẽ cân nhắc.

    Biểu đồ ngày Chỉ số USD US Dollar Index Daily Chart

    Mặt khác, các nhà đầu tư tiền tệ vẫn thận trọng đối với rủi ro chiến tranh thương mại, bằng chứng là sự sụt giảm của phiên ngày thứ 6, ngay sau khi Mỹ công bố kết quả nền kinh tế Mỹ đạt tăng trưởng mạnh nhất kể từ quý 3 năm 2014. USD đã thất bại 2 lần trong nỗ lực tăng lên đỉnh của ngày 21/6 và cố gắng nằm trên đường xu hướng tăng kể từ ngày 14/5. Nếu đồng bạc xanh không thể tăng trên ngưỡng 95,50 nhưng thay vì giảm dưới đường xu hướng tăng, nó đã tăng khả năng đảo chiều, yêu cầu hình thành 2 đỉnh và 2 đáy giảm.

    Morgan Stanley nói rằng USD hiện đang đạt đỉnh khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc Trung Quốc và Châu Âu về việc thao túng đồng tiền, chỉ báo khảo sát kinh tế Mỹ giảm, gói kích thích kinh tế của Trung Quốc và những điều chỉnh đối với chính sách của Ngân hàng Nhật Bản.

    Biểu đồ tuần giá dầu WTI WTI Weekly Chart

    Nhà đầu tư dầu cũng đã quan tâm tới rủi ro thương mại đối với tăng trưởng kinh tế. Giá đã giảm ngay cả khi hàng tồn kho giảm thứ 4 tuần trước, thường là một lý do cơ bản đến tăng giá. Các chuyên gia phân tích hiện nay tập trung vào các khoản đầu tư rải rác vào các dự án dầu mỏ với một số dự báo giá dầu tăng đột biến lên trên ngưỡng 100 USD vào cuối năm sau. Về mặt kỹ thuật, giá dầu giao dịch trong một kênh tăng.

    Tuần tiếp theo – Các mốc thời gian đều theo EDT

    Thứ 2

    5:00 – Khu vực Châu Âu Môi trường doanh nghiệp (tháng 7): dự báo giảm từ 1,39 xuống 1,35.

    8:00 – Chỉ số CPI của Đức (tháng 7, sơ bộ): dự kiến ổn định ở mức 2,1% theo năm và tăng từ 0,1% lên 0,4% theo tháng.

    10:00– Mỹ Doanh số bán nhà chờ (tháng 6): dự báo tăng từ -0,5% lên 0,4%.

    19:30 – Nhật Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 6): dự kiến tăng từ 2,2% lên 2,3%.

    21:00 – Trung Quốc Chỉ số PMI sản xuất, phi sản xuất (tháng 7): dự kiến PMI sản xuất giảm từ 51,5 xuống 51,4, chỉ số PMI phi sản xuất giữ ổn định ở mức 55.

    23:00– Ngân hàng Nhật Quyết định lãi suất: dự kiến ở mức -0,1%.

    Thứ 3

    1:00– Nhật Chỉ số niềm tin hộ gia đình (tháng 7): dự kiến tăng từ 43,7 lên 43,9.

    3:55 – Đức Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 7): Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,2%.

    5:00 – Chỉ số CPI khu vực Châu Âu (tháng 7, sơ bộ), Tỷ lệ việc làm (tháng 6), chỉ số GDP (Quý 2, sơ bộ): Chỉ số CPI dự kiến 2% theo năm, không đổi so với tháng trước, chỉ số CPI lõi tăng từ 0,9% lên 1,0% theo năm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 8,4% xuống 8,3%, chỉ số GDP giảm từ 2,5% xuống 2,2% theo năm và giữ ổn định ở mức 0,4% theo quý.

    8:30 – Mỹ Thu nhập cá nhânChỉ tiêu (tháng 6): thu nhập và chi tiêu đều ở mức 0,4%, lần lượt ở mức 0,4% và 0,2% trong tháng trước. Giá PCE tăng, thước đo lạm phát của Fed giảm từ 0,2% xuống 0,1% theo tháng.

    9:45 – Chỉ số PMI Chicago (tháng 7): dự báo giảm từ 64,1 xuống 61,9.

    10:00– Hội đồng hội nghị Mỹ Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (tháng 7): dự kiến tăng từ 126,4 lên 126,5.

    Thứ 4

    4:30 – Anh Chỉ số PMI sản xuất (tháng 7): dự báo giảm từ 54,4 xuống 54,2.

    8:15 – Mỹ Báo cáo việc làm ADP (tháng 7): dự kiến 186.000 việc làm mới được tạo ra từ mức 177.000.

    10:00 – Mỹ Chỉ số PMI sản xuất ISM (tháng 7): dự báo giảm từ 60,2 xuống 59,4.

    10:30 – Mỹ EIA Tồn kho dầu mỏ: dự kiến tăng từ -6,1M lên -0,189M

    13:00 – FOMC Quyết định lãi suất: dự kiến sẽ không có thay đổi và sẽ không có cuộc họp báo, thị trường sẽ không phản ứng với điều này.

    Thứ 5

    4:30 – Anh Chỉ số PMI xây dựng (tháng 7): dự kiến giảm từ 53,1 xuống 52,9.

    7:00– Ngân hàng Anh quyết định lãi suất: dự kiến lãi suất tăng từ 0,5% lên 0,75%, tuy nhiên, dữ liệu Anh suy yếu, ngân hàng có thể trì hoãn việc này thêm một lần nữa.

    8:30Mỹ số đơn xin thất nghiệp ban đầu: dự kiến tăng từ 217K lên 220K.

    19:50 – Ngân hàng Nhật Bản Biên bản họp: Trong khi các chuyên gia phân tích tranh cãi liệu ngân hàng trung ương có điều chỉnh mục tiêu của họ khi giữ lãi suất kỳ hạn 10 năm ở mức gần 0%, kế hoạch giảm mua trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài và các chi phí bão lãnh đắt đỏ hơn cho thấy các quỹ Nhật Bản đang dần rút vốn, đẩy mạnh nhu cầu về yên. Mang tiền về quốc gia của mình là một lý do chính đối với trạng thái trú ẩn an toàn của đồng yên.

    Thứ 6

    5:00 – Khu vực Châu Âu Doanh số bán lẻ (tháng 6): dự kiến giảm từ 1,4% xuống 1,3% theo năm.

    8:30 – Canada Cán cân thương mại (tháng 6): dự kiến thâm hụt thương mại giảm từ 2,77 tỷ USD Canada xuống 2,30 tỷ USD Canada.

    8:30 – Mỹ Bảng lương phi nông nghiệp (tháng 7): bảng lương phi nông nghiệp dự báo giảm từ 213K xuống 190K, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4% xuống 3,9%. Thu nhập theo giờ trung bình tăng từ 0,2% lên 0,3% theo tháng.

    10:00 – Mỹ Chỉ số PMI phi sản xuất ISM (tháng 7): dự kiến giảm từ 59,1 xuống 58,7.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.