- TTCK kết thúc tuần tăng trước rủi ro thị trường mới nổi và chiến tranh thương mại
- USD vẫn là tài sản trú ẩn được ưa chuộng nhưng không dành cho thị trường mới nổi
- Việc làm, tiền lương và tăng trưởng đều ủng hộ thị trường tăng
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ 4 liên tiếp trong ngày thứ 6. Lần này do thông tin cuối cùng của Tổng thống Trump đối với cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, khién cổ phiếu ngành công nghệ và công ty đa quốc gia bị bán mạnh. Cả 4 chỉ số chính của Mỹ kết thúc ngày thứ 6 giảm mặc dù báo cáo việc làm tích cực và tăng trưởng tiền lương ở mức nhanh nhất kể từ năm 2009.
Tâm lý bất ổn lan sang các thị trường mới nổi cũng khiến chúng giảm. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng điều này chỉ là tạm thời. Chúng tôi tin nhà đầu tư sẽ bỏ qua những “tít” giật gân và giao dịch dựa vào các yếu tố cơ bản và kỹ thuật. USD kết thúc chuỗi 3 tuần giảm liên tiếp do lãi suất rtais phiếu tiếp tục suy yếu tuần thứ 2.
Các công ty đa quốc gia diễn biến tốt do rủi ro thị trường mới nổi gia tăng
Chỉ số S&P 500 giảm 0,22% trong ngày thứ 6 với tất cả các ngành đều chìm trong sắc đỏ ngoại trừ ngành Dịch vụ viễn thông tăng 0,21% và Chăm sóc sức khoẻ tăng 0,15%. Phiên giảm ngày thứ 6 chủ yếu do ngành Bất động sản giảm -1.27% và ngành dịch vụ tiện ích giảm -1,22%.
Theo tuần, chỉ số này cũng giảm 1,03%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6 với 8/11 ngành giảm. Ngành Dịch vụ viễn thông giảm -3,05%, ngành công nghệ giảm -2,67% la 2 ngành giảm mạnh nhất. Đà giảm này kết thúc đà tăng trong 3 tuần, tuần tăng thứ 2 trong số 11 tuần vừa qua.
Chỉ số trung bình công nghệ Dow Jones giảm 0,3% trong ngày thứ 6 do Boeing (NYSE:BA) kết thúc 3 ngày tăng điểm. Các chỉ số đa quốc gia là những chỉ số tăng duy nhất do thoả thuận thương mại Mỹ-Mêhico và Mỹ-Canada đang tiến triển tốt trong khi thoả thuận Mỹ-Trung Quốc vẫn căng thẳng.
Cách nhà đầu tư tiếp cận với mỗi chỉ số của Mỹ khác nhau cho thấy rằng cho đến khi Trump đàm phán lại các rủi ro thương mại quốc tế với Trung Quốc, các thị trường này vẫn bị các thị trường mới nổi dẫn dắt. Đó là lý do tại sao Dow Jones có diễn biến vượt trội trong tuần trước do các công ty vốn hoá lớn ổn định nhất khi có đà bán tháo đầu cơ. USD hồi phục trong thứ 6 tuần trước, bù đắp lại những mất mát trong 2 ngày trước.
Chúng tôi thấy tuần trước, USD đã trở thành tài sản trú ẩn trong cuộc chiến thương mại. Đồng thời yen cũng tăng do tâm lý bất ổn trên thị trường mới nổi.
Về mặt kỹ thuật, ngoại trừ Dow, tất cả các chỉ số đều trong xu hướng tăng trong trung và dài hạn sau khi đạt mức kỷ lục mới. Chỉ số Dow Jones vẫn thấp hơn so với mức kỷ lục hồi tháng 1 và vẫn chưa có xu hướng rõ ràng trong dài hạn, tuy nhiên nó vẫn nằm trong xu hướng tăng kể từ mức thấp tháng 2.
Chỉ số NASDAQ Composite giảm bớt thiệt hại ngày thứ 6 xuống từ giảm 0,55% xuống 0,25%. Giống chỉ số S&P500, đây là phiên giảm thứ 4 liên tiếp theo ngày đối với các chỉ số công nghệ. Trên cơ sở tuần, chỉ số này có diễn biến kém hơn so với các chỉ số chính khác của Mỹ, giảm 2,55%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3 khi cuộc chiến thương mại đang là tâm điểm.
Chỉ số Russell 2000 giảm 0,07% phiên thứ 4, tương phản với các chỉ số vốn hoá lớn. Trên cơ sở tuần, chỉ số này giảm 1,29%, kết thúc đà tăng 5 tuần liên tiếp.
Các yếu tố cơ bản vĩ mô, các chỉ số kỹ thuật sẽ hỗ trợ thị trường
Báo cáo việc làm của Mỹ cho thấy có 201.000 việc làm đã được tạo ra trong tháng 8, vượt dự báo 191K với tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi ở mức 3,9%, gần mức thấp nhất đối với chỉ báo này kể từ năm 1969. Tiền lương tăng 2,9% theo năm, vượt kỳ vọng, tăng mạnh nhất kể từ suy thoái kể từ năm 2009.
Trong tháng 8, niềm tin người tiêu dùng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2000 nhờ thị trường lao động khởi sắc. Chỉ số niềm tin tăng cho thấy các vấn đề thương mại không ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng Mỹ, khi chi tiêu vẫn khá mạnh. Chi tiêu tiêu dùng là yếu tố góp phần vào đà tăng trong điều chỉnh tăng sơ bộ đối với số liệu GDP quý 2 Mỹ, tăng từ 4,1% lên 4,2%.
Đôi lúc vẫn có một số lực bán do tình hình địa chính trị, cả yếu tố cơ bản vĩ mô và các chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ giá tăng đối với các cổ phiếu Mỹ từ trung đến dài hạn.
Tuần tiếp theo
Mốc thời gian đều theo giờ EDT
Thứ 2
4:30: Anh – Cán cân thương mại (tháng 7), số liệu GDP (tháng 7): thâm hụt thương mại dự kiến tăng từ £11,38 tỷ lên £11,75 tỷ, GDP tăng 0,1% theo tháng.
21:30: Úc – Niềm tin doanh nghiệp NAB (tháng 8): dự kiến tăng từ 7 lên 10.
Thứ 3
4:30: Anh – Số liệu việc làm: Thu nhập bình quân giảm 6200 trong tháng 8, từ mức tăng 6200 trong tháng trước. Tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 4,0% trong tháng 7, thu nhập trung bình tăng từ 2,4% trong tháng 6 lên 2,5% trong tháng 7.
5:00: Đức – Chỉ số ZEW (tháng 9): chỉ số giảm từ -13,7 xuống -14,1.
Thứ 4
8:30: Mỹ – PPI (tháng 8): Chỉ số PPI tăng từ 0% lên 0,2% theo tháng và chỉ số PPI lõi tăng từ 0,1% lên 0,2% theo tháng.
USD đang nỗ lực quay lại trên đường xu hướng tăng lần thứ 2 sau khi giảm xuống dưới đỉnh 97,00 trong ngày 15/8. Ngược lại, nếu chỉ số này giảm xuống dưới 94,50 có thể dẫn đến sự đảo chiều.
10:30: Mỹ – EIA Dự trữ dầu (kết thúc tuần 7/9): dự trữ dầu dự kiến giảm 3,1 triệu thùng xuống 1,294 triệu thùng từ mức 4,302 triệu thùng trước đó..
Giá dầu giảm do tâm lý từ bỏ rủi ro nhưng giá dầu có thể tăng nếu cung cầu thay đổi. Về mặt kỹ thuật, giá đã nỗ lực vượt ngưỡng đỉnh tháng 7 ở mức $75 nhưng vẫn nằm trên đường xu hướng tăng kể từ tháng 11.
21:30: Úc – Dữ liệu việc làm (tháng 8): số lượng việc làm dự kiến tăng 15.000 trong khi tỷ lệ thất nghiệp dự kiến không đổi ở mức 5,3%.
Thứ 5
7:00: Anh – BoE Quyết định lãi suất và công bố: lãi suất dự kiến ở mức 0,75% nhưng chú ý về tỷ lệ bỏ phiếu.
7:45: khu vực Châu Âu – ECB Quyết định lãi suất (Họp báo 1.30pm): lãi suất dự kiến không đổi ở mức 0%, nhưng sẽ có tín hiệu về định hướng lãi suất và ảnh hưởng đến EUR và các chỉ số Châu Âu.
8:30: Mỹ – Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu (kết thúc tuần 8/9), chỉ số CPI (tháng 8): dự kiến tăng từ 203K lên 210K, chỉ số CPI dự kiến 2,8% theo năm và 0,3% theo tháng, so với tháng trước là 2,9% và 0,2%. Chỉ số CPI lõi dự kiến 2,4% theo năm và 0,2% theo tháng, tương tự tháng 7.
Thứ 6
8:30: Mỹ – Doanh số bán lẻ (tháng 8): dự kiến tăng từ 0,4% lên 0,5% theo tháng, và tăng 0,5% lên 0,6% không bao gồm doanh số bán xe.
10:00: Mỹ – Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Michigan (tháng 9, sơ bộ): dự kiến tăng từ 96,2 tháng trước lên 96,6.