- Các ý kiến của Powell hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ lên kỷ lục mới
- Tuy nhiên ông làm ảnh hưởng đến nhà đầu tư USD, tạo ra đà bán tháo mạnh
- Lãi suất trái phiếu chính phủ hoàn thành mô hình đỉnh đầu vai do động thái lãi suất tăng dần dần được đưa vào thị trường
Chỉ số S&P 500, NASDAQ Composite và Russell 2000 đều đạt kỷ lục mới trong phiên ngày thứ 6, trong khi chỉ số Dow chỉ tăng nhẹ 0,52%. Đó là do nhận xét của Chủ tịch Fed Jerome Powell trấn an nhà đầu tư rằng Ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến sẽ bình thường hoá lãi suất dần dần. USD giảm.
Tuy nhiên ảnh hưởng của Powell đến thị trường có thể chỉ là một yếu tố cơ bản tạm thời. Các chỉ số kỹ thuật thị trường cho thấy sẽ có xu hướng giảm trong vài tuần tới. Các chỉ báo kỹ thuật của USD cho thấy USD có thể trở lại xu hướng tăng trong tuần giao dịch này.
Bẫy tăng ?
Đà tăng trong thứ 6 tuần trước kéo dài đà tăng cho thị trường chứng khoán – lần đầu tiên kể từ tháng 1 – với các cổ phiếu đã tăng 7% tính đến nay. Trong bài phát biểu của ông tại Hội nghị thượng đỉnh Jackson Hole, Powell cũng cho rằng ông không kỳ vọng lạm phát sẽ tăng sau khi đạt mục tiêu của Fed.
Chỉ số S&P500 tăng 0,62%lên mức cao kỷ lục với tất cả các ngành ngoại trừ hàng tiêu dùng thiết yếu giảm 0,13%. Ngành dịch vụ viễn thông tăng 1,46%, ngành nguyên vật liệu tăng 1,3% cho thấy tâm lý tích cực của nhà đầu tư về các vấn đề chiến tranh thương mại, ít nhất trong phiên ngày thứ 6. Chỉ số tuần tăng 0,86% nhờ ngành năng lượng tăng 2,66%.
Một cây nến vững chắc cho thấy bên mua đang kiểm soát cung-cầu. Giá chỉ cách 0,05% so với cây nến shooting star ngày thứ 3 cho thấy bên bán giữ giá tăng cao hơn. Do đó, nhà đầu tư nên cẩn trọng về một bẫy tăng.
Những ngày sắp tới có thể rất quan trọng trong việc xác thực xu hướng tăng vì ít nhất một cây nến xanh dài vững chắc sẽ tạo ra các điểm dừng và kéo dài đà tăng. Ngược lại, một cây nến dài màu đỏ cho thấy bên bán đang gia tăng và cố gắng đẩy giá xuống.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 0,52% ngày thứ 6 tuy nhiên trong tuần chỉ tăng 0,47%. Chỉ số này là chỉ số chính duy nhất của Mỹ không đạt mức cao mới trong tuần. Nó vẫn cách 3,24% so với kỷ lục hồi cuối tháng 1.
Chỉ số NASDAQ Composite tăng vọt 0,86% trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần trước lên mức đóng cửa cao kỷ lục lần đầu tiên kể từ ngày 25/7. Chỉ số gồm nhiều công ty công nghệ này đã tăng 1,66% trong tuần.
Russell 2000 tăng 0,5% hôm thứ Sáu tạo thành một kỷ lục kép. Chỉ số cổ phiếu vốn hóa nhỏ có mức tăng ấn tượng trong tuần với 1,93%.
USD giảm 6 lần trong vòng 7 ngày gần đây. Sau khi giảm xuống gần 2% từ mức 97,00 vào đỉnh giữa tháng 8 xuống mức 95,00 vào 22/08, giá đã trở lại mức đáy kênh tăng. Theo đó, mức giá này được dự đoán sẽ nối tiếp đà tăng và thử mốc 97,00. Dấu hiệu của việc đảo chiều sẽ đến khi giá giảm xuống dưới 94,00.
Lãi suất trái phiếu 10 năm cắt dưới đường xu hướng tăng lần thứ 2 trong tuần qua, rớt xuống dưới mức đáy mô hình đỉnh đầu vai kể từ tháng 2. Hiện tại, nó đang được hỗ trợ ở mức đáy tháng 7.
Tuần tiếp theo
Thứ 2
Thị trường Anh đóng cửa Ngày lễ Summer Bank
4:00: Đức – Chỉ số IFO (tháng 8): chỉ số môi trường doanh nghiệp tăng từ 101,7 lên 101,9.
8:30: Mỹ – Chỉ số hoạt động quốc gia Chicago Fed (tháng 7): dự kiến giảm từ 0,43 xuống 0,13. Thị trường cần theo dõi: các chỉ số Mỹ, diễn biến USD
Thứ 3
10:00: Mỹ – Chỉ số niềm tin người tiêu dùng CB (tháng 8): Chỉ số của CB dự kiến giảm từ 127,4 xuống 126,5.
Thứ 4
1:00: Nhật – Niềm tin hộ gia đình (tháng 8): dự kiến giảm từ 43,5 lên 43,4.
Cặp USD/JPY hoàn thành tam giác giảm, cho thấy xu hướng tăng bị phá vỡ kể từ tháng 3, thách thức xu hướng giảm.
2:00: Đức – Niềm tin người tiêu dùng GfK (tháng 9): dự kiến giữ ở mức 10,6.
8:30: Mỹ – Số liệu GDP (Q2, ước tính thứ 2): dự kiến giảm từ 4,1% xuống 4,0%. Chỉ số giá PCE dự kiến giữ nguyên ở mức 1,8, và chỉ số PCE lõi ổn định ở mức 2%.
10:00: Mỹ – Doanh số nhà chờ (tháng 7): dự kiến giảm từ 0,9% xuống 0,4% so với tháng trước.
10:30: Mỹ – EIA Hàng tồn kho dầu mỏ (kết thúc tuần 24/8): hàng tồn kho giảm 1,5 triệu thùng từ ngưỡng 5,8 triệu thùng so với tuần trước.
Giá dầu giảm tuần đầu tiên trong 2 tháng trước trong bối cảnh thắt chặt nguồn cung từ Biển Bắc đến Trung Đông. Về mặt kỹ thuật, giá tăng ngày thứ 6 đã thổi bay cây nến hammer ngày thứ 5, kéo dài phiên bứt phá xu hướng giảm kể từ ngày 10/7.
Thứ 5
3:55: Đức – Thay đổi thất nghiệp (tháng 8): dự kiến giảm từ -6K xuống -8K
Cùng với Chỉ số USD, euro tìm thấy đường hỗ trợ ở đỉnh của kênh giảm.
8:30: Canada – Số liệu GDP (Q2): dự kiến giảm xuống 0,1% theo tháng từ mức 0,5% trong tháng 6; 0,6% theo quý từ mức 0,3%, trong khi lãi suất trung bình hàng năm tăng từ 1,3% lên 3%.
8:30: Mỹ – Thu nhập và Chi tiêu cá nhân (tháng 7), số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu (kết thúc tuần 25/8): thu nhập giảm từ 0,4% xuống 0,3% theo tháng, và chi tiêu giữ nguyên ở mức 0,4%, giữ nguyên so với tháng trước. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng từ 210K lên 214K. Thị trường cần theo dõi: các chỉ số chính của Mỹ, diễn biến USD
19:30: Nhật – Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 7): tỷ lệ thất nghiệp dự kiến ở mức 2,4%.
21:00: Trung Quốc – Chỉ số PMI sản xuất và phi sản xuất (tháng 8): sản xuất PMI sản xuất tăng từ 51 lên 51,2, trong khi chỉ số PMI phi sản xuất tăng từ 53,8 lên 54.
Thứ 6
5:00: Khu vực Châu Âu – Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 7), Lạm phát (tháng 8): tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giảm từ 8,3% xuống 8,2%, trong khi CPI dự kiến giữ nguyên ở mức 2,1% theo năm, lạm phát lõi giữ nguyên ở mức 1,1%.
9:45: Mỹ – Chỉ số PMI Chicago (tháng 8): dự kiến giảm từ 65,5 xuống 63.