· Thị trường chứng khoản giảm ngày thứ 6 do Bảng lương phi nông nghiệp ủng hộ quyết định tăng lãi suất
· Dữ liệu ổn định, thị trường lao động tốt nhất trong 50 năm cho thấy nền kinh tế có thể chịu được thắt chặt chính sách
· USD lại giảm dưới đường xu hướng tăng
Mặc dù dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục đạt kỷ lục mới trong dài hạn, phiên thứ 6 vừa qua, tất cả các chỉ số lớn như S&P 500, Dow Jones Industrial Average, NASDAQ Composite và Russell 2000 đều giảm. Thị trường chứng khoán Mỹ đã trải qua tuần tồi tệ nhất trong tháng.
Dữ liệu kinh tế ổn định trong tuần gồm chỉ số PMI dịch vụ và Số đơn hàng nhà máy tăng, tỷ lệ thất nghiệp xuống gần mức thấp nhất trong 50 năm khiến giới đầu cơ tin rằng Fed sẽ tiếp tục Fed tăng lãi suất. Đồng thời, lãi suất trái phiếu cũng tăng khiến nhà đầu tư bán các cổ phiếu rủi ro và chuyển hướng sang đầu tư trái phiếu an toàn hơn.
Các sự kiện khác liên quan đến thị trường chứng khoán tuần trước gồm căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, Tuy nhiên, mặc dù thắt chặt chính sách, triển vọng kinh tế khoẻ mạnh cùng thị trường lao động “được cho là tốt nhất” trong vòng 50 năm, theo Gus Faucher, nhà kinh tế trưởng ở PNC, đây là tín hiệu cho thấy thị trường vẫn còn dư địa tăng trưởng.
Trái phiếu Chính phủ bị bán mạnh, TTCK tăng cùng lãi suất trái phiếu
Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế mạnh đi kèm tuyên bố thẳng thắn từ Chủ tịch Fed khiến thị trường bán mạnh Trái phiếu chính phủ, đẩy lãi suất kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất trong 7 năm. Mặc dù báo cáo lao động ngày thứ 6 khiến thị trường thất vọng về khả năng tạo ra việc làm, tỷ lệ thất nghiệp cũng đã đạt mức thấp nhất kể từ năm 1969, củng cố lộ trình tăng lãi suất của Fed và khiến trái phiếu Chính phủ Mỹ bị bán tháo mạnh hơn, đẩy lãi suất trái phiếu lên trên mức 3,2%, mức cao nhất kể từ tháng 5/2011.
Về mặt kỹ thuật, lãi suất trái phiếu 10 năm hình thành đỉnh mô hình đỉnh đầu vai hồi giữa tháng 2 và giữa tháng 8. Tuy nhiên bứt phá đảo chiều toàn bộ áp lực giảm biến nó thành động lực tạo đà tăng, hình thành nên triển vọng kéo dài đà tăng cho lãi suất trái phiếu.
Vào thứ Sáu, S&P 500 giảm 0,55%. Cả sàn chìm trong sắc đỏ mà đứng đầu là cổ phiếu Công nghệ giảm 1,23%. Cổ phiếu tiện ích là ngành duy nhất tăng ở mức 1,53%. Tổng cộng trong tuần, chỉ số đã giảm 0,87%.
Trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm 0,68% trong thứ Sáu, nguyên nhân đến từ sự cố của Intel (NASDAQ:INTC) khi Bloomberg đưa ra báo cáo về việc hacker từ Trung Quốc đã sử dụng chip siêu nhỏ để đánh cắp dữ liệu từ các tập đoàn lớn tại Mỹ. Hậu quả là cổ phiếu Intel giảm hơn 2%. Tuy nhiên, tổng công cả tuần, chỉ số Dow dường như đi ngang với mức giảm chỉ khiêm tốn ở 0,04%.
NASDAQ 100 giảm mạnh 1,21% đóng góp cho mức giảm chính xác của cả tuần lên đến 3%.
Russell 2000 giảm 0,9% vào thứ Sáu, tìm đến ngưỡng hỗ trợ ở trên đường 200 DMA. Tổng mức giảm theo tuần là 3,8% và là mức giảm sâu nhất trong tuần, tìm đến ngưỡng hỗ trợ ở trên đường 50 WMA. Nguyên do đến từ hiệp định NAFTA 2.0 hay còn gọi là USMCA được ký kết vào đầu tuần trước, theo đó, luân chuyển hàng hóa sẽ dễ dàng hơn cho những nhà sản xuất và cung cấp nguyên liệu tại 3 quốc gia Bắc Mỹ. Về mặt kỹ thuật, giá đang ở mức thấp nhất kể từ 29/05 và có thể sẽ có dấu hiệu về đảo chiều.
Chỉ số USD tiếp tục giảm trong ngày thứ 2 khi mà Bảng lương phi nông nghiệp không đạt đủ số việc làm được tạo ra. Đồng tiền dự trữ quốc tế này quay lại dưới đường xu thể tăng bắt đầu từ 14/05.
Dầu thô giảm về ngưỡng $74, sau khi tiến gần ngưỡng $77 vào ngày thứ 4. Thị trường bỏ qua thông tin hàng tồn kho dầu tăng khi dữ liệu cho thấy hàng tồn kho dầu Mỹ đang ở gần ngưỡng 8 triệu thùng trong tuần trước, gấp 4 lần dự kiến của giới phân tích và mức đáng kể nhất kể từ tháng 3/2017.
Nhà đầu tư vẫn khá tích cực trên thị trường hàng hoá ngay cả khi lệnh trừng phạt Mỹ đối với dầu Iran đang đến gần (4/11). Trung Quốc cũng sẽ không tham gia vào câu chuyện này - và bản thân họ cũng đang có cuộc chiến thương mại với Mỹ và đã bỏ qua chính sách của Mỹ từ thời Tổng thống Bush năm 2001, và lần này, họ cũng đã cắt giảm một nửa lượng dầu mua từ Iran. Về mặt kỹ thuật, giá đã đạt đỉnh mới, xác nhận xu hướng tăng, đường 50 DMA cũng đã cắt trên đường 100 DMA.
Tuần tiếp theo
Chủ Nhật
21:45: Trung Quốc – Chỉ số PMI dịch vụ (tháng 9): dự kiến giảm từ 51,5 xuống 51,4.
Thứ 2
Ngày Columbus Day ở Mỹ - thị trường mở cửa nhưng dữ liệu công bố chậm 1 ngày
Canada – Ngày lễ phục sinh
Japan – Ngày thể thao
20:30: Úc – Niềm tin doanh nghiệp NAB (tháng 9): chỉ số tăng từ 4 lên 5.
Thứ 3
2:00: Đức – Cán cân thương mại (tháng 8): thặng dư tăng từ €15,8 tỷ lên €16,4 tỷ.
Thứ 4
4:30: Anh – Cán cân thương mại (tháng 8), GDP (tháng 8): cán cân thương mại thâm hụt từ -£9,97 tỷ xuống -£10,9 tỷ f £10.90, tăng trưởng GDP giảm từ 0,3% xuống 0,1% theo tháng.
8:30: Mỹ – PPI (tháng 9): forecast to be 2.8% YoY and 0.2% MoM, from 2.8% and -0.1% respectively.
Thứ 5
8:30: Mỹ – CPI (tháng 9): giá dự kiến tăng 2,4% theo năm và 0,2% theo tháng, lần lượt từ mức 2,7% và 0,2%. CPI lõi dự kiến tăng từ 2,2% lên 2,4% theo năm và 0,1% lên 0,2% theo tháng.
11:00: Mỹ – EIA Hàng tồn kho dầu (kết thúc tuần 5/10): stockpiles to fall to 5.08 million barrels.
Thứ 6
0:30: Trung Quốc – (dự kiến) Cán cân thanh toán (tháng 9): thặng dư thương mại giảm từ 27,9 tỷ USD xuống $21 tỷ USD.
10:00: Mỹ – Tâm lý người tiêu dùng, Michigan (tháng 10, sơ bộ): dự kiến tăng từ 100,1 lên 100,5.