- Thị trường chứng khoán tăng trước báo cáo Trung Quốc nhằm tăng nhập khẩu Mỹ
- Trái ngược, cổ phiếu vốn hoá nhỏ vẫn tăng vượt trội so với chỉ số NASDAQ
- Dầu tăng lên ngưỡng $54 trước rủi ro toàn cầu và sản lượng cắt giảm
- USD, lãi suất trái phiếu tăng cao hơn
- Nghỉ lễ Martin Luther King Jr.; thị trường Mỹ đóng cửa
- Thủ tướng Anh Theresa May phải đưa ra kế hoạch Brexit mới ngày hôm nay
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng vào phiên thứ Sáu nhờ một số yếu tố cơ bản sau: báo cáo chỉ ra rằng Trung Quốc hứa sẽ tăng nhập khẩu để chấm dứt chiến tranh thương mại; báo cáo kết quả kinh doanh các ngân hàng lớn tích cực vào cuối tuần cũng các hướng dẫn lạc quan từ mỗi tổ chức tài chính, củng cố dự báo mạnh mẽ trước đây của General Motors (NYSE:GM). Tất cả các yếu tố trên giúp cổ phiếu tăng tuần thứ 4 liên tiếp.
Chỉ số S&P 500 tăng phiên thứ 4, tuần thứ 4 liên tiếp
Chỉ số S&P 500 tăng ngày thứ Sáu, tăng 1,32% phiên thứ 4 liên tiếp với tất cả các ngành trong sắc xanh, tăng tổng cộng 3,41% trong tuần. Ngành năng lượng tăng 2,03% nhờ giá dầu tăng trước triển vọng chiến tranh thương mại được giải quyết và kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC.
Công nghiệp tăng 1,9%, đứng thứ 2 nhờ kỳ vọng tăng trưởng tiếp tục tại các công ty đa quốc gia nếu thương mại toàn cầu trở lại bình thường. Tương tự, ngành nguyên vật liệu tăng 1,65%. Ngành tài chính tăng 1,72% sau khi Goldman Sachs (NYSE:GS), Bank of America (NYSE:BAC) và U.S. Bancorp (NYSE:U.S.B) vượt kỳ vọng về cả chỉ số EPS và doanh thu. Ngành dịch vụ tiện ích chỉ tăng nhẹ 0,11% do tâm lý chấp nhận rủi ro đã trở lại.
Theo tuần, chỉ số S&P 500 đã tăng 2,87%, tuần tăng thứ 4 liên tiếp, đà tăng dài nhất kể từ tháng 8/2018 với tổng mức tăng là 10,51%. Dịch vụ tiện ích là ngành duy nhất trong sắc đỏ theo tuần, giảm 0,17%. Tài chính chắc chắn là ngành có diễn biến vượt trội nhất, tăng 6,12%, hơn gấp đôi so với ngành đứng thứ 2 là năng lượng, chỉ tăng 2,95%.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số S&P 500 đã hồi phục từ trước lễ Giáng Sinh, tăng từ đường xu hướng giảm từ mức cao kỷ lục trong tháng 9 và đáy của kênh tích luỹ sau đó. Ý kiến đồng thuận từ các chuyên gia phân tích kỹ thuật là ngưỡng 2600 là quan trọng, sẽ xác định liệu đà tăng sau Giáng Sinh là một phiên điều chỉnh trong xu hướng giảm hay là xu hướng tăng mới lên ngưỡng 2700 - ngưỡng xu hướng giảm, kênh tích luỹ trước đó và đường 100 DMA đường 200 DMA giao nhau.
Từ quan điểm kỹ thuật, chúng tôi luôn cho rằng giải pháp đối với cuộc chiến thương mại, tinh thần Fed mềm mỏng hơn và USD suy yếu là yếu tố cần thiết giúp thị trường chứng khoán trở lại xu hướng tăng. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta sẽ theo dõi liệu các ngưỡng kỹ thuật đã đề cập có giữ được không hay bị phá vỡ - và có đưa ra chỉ báo xu hướng nào không.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có diễn biến vượt trội, tăng 1,38%, cùng với ngành công nghiệp. Trong khi Bộ Tài chính Hoa Kỳ bác bỏ báo cáo rằng Bộ trưởng Mnuchin là người đề xuất nới lỏng thuế quan, các báo cáo về đề nghị của Trung Quốc đối với việc mua sắm trị giá 1 nghìn tỷ Đô la ở Mỹ khiến nhà đầu tư hưng phấn và tăng giá cổ phiếu.
Chỉ số NASDAQ Composite tăng 1,03% và chỉ số Russell 2000 tăng 1,22%. Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi chỉ số vốn hoá nhỏ diễn biến vượt trội trong suốt các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Mặc dù không dẫn đầu trong thứ Sáu, chỉ số Russell vẫn tăng so với chỉ số NASDAQ Composite, chỉ số được coi là đại diện cho cuộc chiến thương mại.
Lãi suất trái phiếu 10 năm cắt trên đường xu hướng giảm kể từ tháng 11, khi nó đạt 3,25%, mức cao nhất kể từ tháng 5/2011 do nhà đầu tư thoát khỏi tài sản an toàn và đầu tư vào tài sản rủi ro.
Đi cùng với lãi suất trái phiếu, USD tăng so với hầu hết các đồng tiền chính khác và Vàng. Tuy nhiên, Đô la Canada là một ngoại lệ do giá dầu tăng làm tăng nhu cầu đối với loonie. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Đô la Mỹ cắt trên đường 100 DMA nhưng đã bị đường kháng cự ngắn hạn của kênh giảm chặn lại. Sau khi USD đạt đỉnh, trách nhiệm thuộc về bên mua nhằm đẩy giá trở lại trên đường xu hướng tăng bị phá vỡ kể từ tháng 4.
Dầu hoàn thành mô hình cờ tăng cũng như đáy mô hình đỉnh đầu vai. Lưu ý, giá có thể đổi chiều do nhà đầu tư ở cả hai phía có thể xuất hiện ở những điểm giao cắt kỹ thuật.
Tuần tiếp theo
Chủ Nhật
21:00: Trung Quốc – GDP (Q4): dự báo tăng trưởng ở mức 6,4%, giảm từ mức 6,5% theo năm và 1,5%, giảm từ 1,6% theo quý.
Thứ Hai
Thứ Ba
4:30: Anh – Số liệu việc làm: số lượng người yêu cầu được nhận các khoản trợ cấp thất nghiệp tháng 12 giảm từ 21.900 xuống 20.100 so với tháng trước, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 ổn định ở mức 4,1%, thu nhập trung bình tháng 11 ổn định ở mức 3,3% (bao gồm cả tiền thưởng).
5:00: Đức – Chỉ số ZEW (tháng 1): chỉ số tâm lý kinh tế giảm từ -17,5 xuống -18,8.
10:00: Mỹ – doanh số nhà hiện tại (tháng 12): dự kiến giảm xuống -0,1% theo tháng từ mức tăng 1,9% trong tháng 11.
18:50: Nhật – Cán cân thương mại (tháng 12): dự kiến thâm hụt giảm từ 738 tỷ yên xuống 300 tỷ yên.
22:00: Nhật – (dự kiến) Quyết định lãi suất của BoJ: dự kiến không thay đổi chính sách.
Thứ Tư
10:00: khu vực Châu Âu – niềm tin người tiêu dùng (tháng 1, dữ liệu sơ bộ): dự kiến tiếp tục giảm từ -6,2 xuống -6,5.
Thứ Năm
3:30: Đức – chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ (tháng 1, sơ bộ): sản xuất tăng từ 51,5 lên 51,6 trong khi dịch vụ tăng từ 51,8 lên 52,2.
7:45: khu vực Châu Âu– Quyết định lãi suất của ECB: dự kiến không thay đổi chính sách, nhưng dữ liệu khu vực Châu Âu suy yếu, nhà đầu tư nên theo dõi quan điểm của ngân hàng đối với tăng trưởng và lạm phát. Thị trường cần theo dõi: các chỉ số khu vực Châu Âu, đồng EUR giao cắt.
9:45: Mỹ– PMI sản xuất: giảm từ 53,8 xuống 53,4 và PMI dịch vụ giảm từ 54,4 xuống 54,2. Thị trường cần theo dõi: các chỉ số Mỹ, USD giao cắt.
11:00: Mỹ – EIA Hàng tồn kho dầu thô (kết thúc tuần 18/1): dự trữ tăng 7,5 triệu thùng.
Thứ Sáu
4:00: Đức – Chỉ số môi trường doanh nghiệp Ifo (tháng 1): dự kiến tăng từ 100,7 lên 101.